Trung Quốc lo lắng chuyện Mỹ, Nhật sửa đổi hợp tác quốc phòng
Bắc Kinh đã bày tỏ thái độ không hài lòng về việc Nhật Bản và Mỹ sửa đổi hợp tác quốc phòng giữa hai nước để đối phó với sự bành trướng quân sự của Trung Quốc.
Giới chức Mỹ, Nhật bắt tay tại một cuộc gặp ở Tokyo hồi tháng 10/2013.
Trung Quốc ngày 9/10 đã hối thúc Mỹ và Nhật Bản hành động thận trọng trong việc điều chỉnh hợp tác quốc phòng, khuyên họ nên đóng một vai trò xây dựng trong việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã đưa ra các bình luận trên trong cuộc họp báo hôm qua, sau khi các nguồn tin báo chí nói rằng Mỹ và Nhật đặt ưu tiên đối với quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trong báo cáo báo cáo tạm thời về việc sửa đổi các nguyên tắc hướng dẫn hợp tác quốc phòng giữa hai nước.
Ông Hồng khẳng định rằng quần đảo Điếu Ngư là một phần lãnh thổ của không thể tách rời của Trung Quốc. “Sức ép quốc tế không làm lung lay quyết tâm của Trung Quốc nhằm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”, ông này nói.
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc cho rằng các nguyên tắc mới “không nên vượt quá phạm vi song phương hoặc làm tổn lại tới lợi ích của các bên thứ 3, trong đó có Trung Quốc”.
Ông Hồng Lỗi nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẽ theo dõi sát sao việc sửa đổi các nguyên tắc hướng dẫn hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật.
Trước đó, hôm 8/10, Bộ quốc phòng Nhật đã công bố một báo cáo tạm thời về việc xem lại các nguyên tắc. Báo cáo nói rằng Washington và Tokyo có kế hoạch mở rộng phạm vi hợp tác quốc phòng.
Video đang HOT
Lần đầu tiên kể từ năm 1997, Mỹ và Nhật xét lại hợp tác quốc phòng giữa hai nước để đối phó với sự bành trướng quân sự của Trung Quốc, đồng thời để thích ứng với vai trò ngày càng lớn của Nhật trong phòng thủ khu vực.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh quan hệ Trung-Nhật đang căng thẳng do cuộc tranh chấp lãnh thổ liên quan tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông.
Nhật báo quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc ngày 9/10 cũng đăng tải trong đó cảnh báo rằng kế hoạch của Mỹ và Nhật Bản nhằm mở rộng phạm vi hợp tác quốc phòng và cho phép lực lượng Nhật tham gia rộng hơn vào các chiến dịch chung sẽ khiến Tokyo mở rộng quân sự và tạo cơ hội để Nhật trở thành “một kẻ phá hoại hòa bình”.
Các chuyên gia về quan hệ quốc tế và quân sự Trung Quốc cho hay thỏa thuận hợp tác quốc phòng mới giữa Washington và Tokyo nhằm kiềm chế ảnh hưởng ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc, nhưng cũng gây ra nguy cơ về xung đột quân sự giữa Trung Quốc, Mỹ và Nhật ở Hoa Đông, Biển Đông và eo biển Đài Loan.
“Nếu các quy định mới được thực thi… chúng sẽ thay đổi to lớn tình thế chiến lược tại châu Á Thái Bình Dương và gây ra các thách thức đối với an ninh khu vực”, Liu Qiang, từ Viện quan hệ quốc tế của quân đội Trung Quốc, viết trên nhật báo quân đội hôm qua.
“Động cơ của Nhật có thể thay đổi và mang tính chiến thuật… Nước này có thể tìm kiếm một cơ hội để trở thành kẻ phá hoại hòa bình trong một thế giới đang đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng”, ông Liu nói.
Shi Yinhong, một giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Renmin, cho hay sự đối đầu quân sự giữa Trung Quốc, Mỹ và Nhật chắc chắn sẽ gia tăng nếu các hạn chế địa lý đối với lực lượng phòng vệ Nhật được dỡ bỏ sau việc điều chỉnh hợp tác quốc phòng.
Theo chuyên gia quân sự Ni Lexiong tại Thượng Hải, các kế hoạch nhằm dỡ bỏ những hạn chế địa lý đối với các lực lượng Nhật đã cho thấy Mỹ hi vọng Nhật có thể chia sẻ trách nhiệm quốc phòng lớn hơn tại châu Á.
An Bình
Tổng hợp
TQ, Nga, Mỹ "giành giật" không phận quốc tế
Nga hồi sinh, TQ trỗi dậy, cả hai đang nỗ lực phô diễn sức mạnh khiến Mỹ phản ứng và dẫn đến những vụ chạm trán trên không.
Theo chỉ huy Không quân Mỹ tại khu vực, hàng loạt vụ đụng độ trên không gần đây giữa máy bay quân sự Mỹ và các máy bay TQ, Nga ở Thái Bình Dương là kết quả của chiến lược ngày một quả quyết hơn từ hai đối thủ của Mỹ khi họ nỗ lực phô diễn sức mạnh vượt khỏi biên giới đất nước.
Tướng Herbert Hawk Carlisle, phụ trách không quân Mỹ ở Thái Bình Dương cho biết, hải quân và không quân TQ "đang tiếp tục hoạt động rất mạnh mẽ và trở nên tích cực hơn tại các vùng biển, không phận quốc tế ở châu Á.
Chiếc Su-27 của TQ đánh chặn máy bay tuần tra của Mỹ. Ảnh: AP
"Họ vẫn nói về thời gian nhịn nhục trong thế kỷ trước. Họ vẫn nói đây là một TQ trỗi dậy. Họ vẫn nói đó là thể hiện quốc gia vĩ đại và họ muốn tiếp tục duy trì điều đó", ông Carlisle nói trong một cuộc phỏng vấn.
Carlisle nói, các lực lượng Mỹ và TQ thường xuyên 'đụng' nhau ở các phần của Biển Đông và Hoa Đông - nơi họ hiếm khi chạm trán trong quá khứ. Kể từ khi đưa tàu sân bay đầu tiên vào hoạt động hai năm trước đây, hải quân TQ đã tiến hành nhiều hoạt động xa bờ và tuần tra chặt chẽ các khu vực ở vùng biển tranh chấp, nơi các công ty dầu khí TQ cũng đang hoạt động thăm dò khai thác.
Những động thái này khiến quân đội Mỹ phải triển khai các tàu và máy bay trinh sát nhằm theo dõi diễn biến. Quân đội TQ thường phản ứng bằng cách tiến hành chặn máy bay Mỹ khi cả hai hoạt động ở vị trí khá gần, Carlisle nói. "Tất cả đã khiến căng thẳng gia tăng", ông nhấn mạnh.
Theo các quan chức Mỹ, một trong những lần chạm trán ấy thậm chí đã vượt khỏi tầm kiểm soát vào tháng 8, khi một máy bay chiến đấu TQ J-11 bay áp sát máy bay tuần tra Poseidon P-8 của hải quân Mỹ. Phó đô đốc John Kirby, thư ký báo chí Lầu Năm Góc, cho biết máy bay TQ bay sượt ngang dưới bụng chiếc P-8, sau đó làm một cú dựng đứng, cắt mặt một góc 90 độ ngay trước mũi phi cơ đối phương. Sự việc diễn ra khi P-8 thực hiện chuyến bay thường lệ phía trên hải phận quốc tế cách đảo Hải Nam khoảng 220km về phía đông.
Vào thời điểm đó, quan chức Lầu Năm Góc đã phản đối công khai và đưa ra các hình ảnh chụp được vụ việc, coi đó là bằng chứng cho thấy hành xử vô trách nhiệm của phi công TQ. Họ nói, phía TQ cũng đã thực hiện ba vụ chặn nguy hiểm khác với các máy bay Mỹ hồi đầu năm nay.
Về phần mình, ông Carlisle tỏ ra thận trọng hơn khi nói rằng, ông không cho là các nhà lãnh đạo quân sự TQ đang tìm cách khiêu khích, để kích động một cuộc xung đột. "Cá nhân tôi không cho rằng cần thiết phải phóng đại sự việc", ông nói. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận "cơ hội cho điều gì đó có thể diễn ra sai lầm" sẽ gia tăng khi TQ tập trung vào sức mạnh quân sự và hành động ở phạm vi xa hơn biên giới quốc gia.
Để ngăn chặn việc này, Lầu Năm Góc đã cố gắng tăng cường kênh thông tin liên lạc và mở rộng quan hệ chính thức với quân đội TQ. Song họ cũng thừa nhận rằng, vấn đề không thể giải quyết ngay trong một sớm một chiều.
Trong khi Lầu Năm Góc đối mặt với hoạt động quân sự gia tăng của TQ ở Thái Bình Dương, thì họ cũng gặp thách thức từ một nước Nga trỗi dậy, đang thực hiện các sứ mệnh trinh sát và ném bom tầm xa hơn trong khu vực và thậm chí còn tiếp cận lãnh thổ Mỹ.
Ngày 17/9, các máy bay chiến đấu Mỹ đã phải ngăn chặn một số máy bay quân sự Nga gồm: 2 máy bay chiến đấu, 2 máy bay ném bom tầm xa và 2 máy bay tiếp dầu - khi chúng bay ở không phận quốc tế gần bờ biển Alaska. Quan chức Mỹ cho biết, họ cũng chứng kiến ngày càng có nhiều máy bay ném bom Nga bay gần Guam, lãnh thổ của Mỹ ở Thái Bình Dương.
Theo Carlisle, hoạt động của máy bay Nga là một phần chiến lược của Tổng thống Vladimir Putin "nhằm đưa Nga vào một vị trí thích hợp và đúng đắn trong trật tự quốc tế". Nga cũng không ngại ngần thách thức các chuyến bay trinh sát của Mỹ hoạt động ở gần lãnh thổ. Hồi tháng 4, một máy bay chiến đấu Su-27 của Nga đã bay cách máy bay RC-135U của không quân Mỹ khoảng 30m khi máy bay Mỹ hoạt động ở không phận quốc tế phía trên biển Okhotsk.
Theo Thái An
Vietnamnet/Guardian
Trung Quốc bắt 40 người hỗ trợ biểu tình tại Hồng Kông Trung Quốc đã bắt giữ 40 người đại lục trong 2 tuần qua vì hỗ trợ phong trào biểu tình tại Hồng Kông, theo các báo cáo của các luật sư và nhà hoạt động nhân quyền. Phe biểu tình và phản đối biểu tình xô xát tại Hồng Kông. Những người bị bắt đến từ các lĩnh vực khác nhau trong xã...