Trung Quốc lo “điều tồi tệ hơn” giữa lũ lụt lịch sử
Mưa lớn liên tiếp trút xuống trên diện rộng, khiến tình hình lũ lụt ở Trung Quốc chưa có dấu hiệu khả quan. Dự báo sông Dương Tử sẽ đối mặt nguy cơ tồi tệ khi trong 3 ngày tới khi mưa lớn không ngừng.
Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc cho biết từ tối 19-7 cho đến tối 20-7, mưa lớn và bão vẫn liên tục đổ bộ vào các vùng Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh, Quý Châu, Quảng Tây, Vân Nam và Tây Tạng, trải dài từ phía Đông Bắc xuống phía Nam và Tây Nam cũng như khu vực phía Nam sông Dương Tử.
Mưa lớn liên tiếp trút xuống trên diện rộng, khiến tình hình lũ lụt ở Trung Quốc chưa có dấu hiệu khả quan
Tỉnh An Huy là một trong những nơi tình hình lũ lụt nghiêm trọng nhất. Mưa lớn kể từ ngày 2-7 đến nay gây ra lũ lụt tại 80 quận tại 14 thành phố trực thuộc tỉnh này, ảnh hưởng cuộc sống của 4 triệu người dân, 664.000 người phải sơ tán, và khoảng 480.000 ha cây trồng bị phá hủy. Thiệt hại kinh tế trực tiếp do mưa lớn gây ra lên tới 15,27 tỉ nhân dân tệ (tương đương 2,18 tỉ USD).
Kể từ ngày 2-7, những trận mưa to liên tiếp đã ảnh hưởng đến cuộc sống của 3,64 triệu dân tại tỉnh An Huy, buộc hơn 600.000 người phải sơ tán. Ảnh: Tân Hoa Xã
Do tình hình mưa lớn nguy cấp, chính quyền địa phương hôm 20-7 quyết định cho mở các cửa xả ở nhiều đập phía Đông tỉnh An Huy để xả lũ. Hiện mực nước ở một số sông và hồ ở tỉnh này đã vượt quá mức cảnh báo, ghi nhận tại các trạm thủy văn Vương Gia Bối trên sông Hoài Hà và trạm thủy văn trên hồ Sào – hồ nước lớn nhất An Huy.
Tại thành phố Hợp Phì, thủ phủ An Huy, chính quyền đã nâng mức ứng phó khẩn cấp lũ lụt lên cấp cao nhất từ tuần trước. Từ tối ngày 19-7 đến sáng ngày 20-7, hơn 2.000 cư dân huyện Phù Nam, TP Phụ Dương, tỉnh An Huy, đã được sơ tán.
Video đang HOT
Sào Hồ, hồ nước ngọt lớn thứ 5 của Trung Quốc và thuộc tỉnh An Huy, ghi nhận mực nước dâng cao kỷ lục vào ngày 19-7 sau những trận mưa to liên tiếp. Ảnh: Tân Hoa Xã
Trong khi đó, Bộ Thuỷ lợi Trung Quốc thông báo từ ngày 21 đến ngày 23-7, mưa lớn sẽ giáng xuống các khu vực phía Tây Nam, Bắc và Tây Bắc, cũng như dọc theo sông Hoàng Hà và sông Hoài Hà.
Mưa sẽ làm tăng mực nước ở thượng nguồn sông Dương Tử, cũng như các hai nhánh chính của nó, đó là sông Gia Lăng và sông Hán Giang. Sông Hoàng Hà và sông Hoài Hà mực nước cũng sẽ dâng cao, trong khi lũ lụt ở một số dòng sông nhỏ sẽ trên mức báo động.
Bộ Quản lý khẩn cấp cho biết: “Điều tồi tệ hơn có thể chưa đến. Toàn bộ lưu vực sông Dương Tử chỉ mới bắt đầu đỉnh điểm của mùa lũ hàng năm, thường kéo dài nửa cuối tháng 7 và nửa đầu tháng 8″.
Người dân được hỗ trợ sơ tán khỏi nơi cư trú. Ảnh: Tân Hoa Xã
Bộ Quản lý khẩn cấp hôm 19-7 đưa ra bản cập nhật tóm tắt về tình hình lũ lụt ở sông Dương Tử. Theo đó, khoảng 23,86 triệu cư dân bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ở 24 khu vực cấp tỉnh trên khắp đại lục kể từ đầu tháng 7, khiến 31 người thiệt mạng hoặc mất tích và hơn 2 triệu người phải di dời. Dân số sơ tán tăng 53,6% so với mức trung bình so với cùng kỳ trong 5 năm qua.
Tính từ đầu tháng 7, trên toàn Trung Quốc, lũ lụt đã làm 31 người chết và mất tích, 16.000 ngôi nhà bị phá hủy. Thiệt hại kinh tế trực tiếp lên tới 64,39 tỉ nhân dân tệ (tương đương 9,21 tỉ USD). Tổng số hơn 24 triệu người bị ảnh hưởng do lũ lụt và lở đất chưa từng thấy ở 24 khu vực cấp tỉnh ở Trung Quốc.
Ảnh: Lũ lụt khủng khiếp, nước bao vây tứ phía ở Trung Quốc
Nhiều địa phương tại Trung Quốc vẫn đang tiếp tục phải hứng chịu những thiệt hại nghiêm trọng về người và của do đợt mưa lũ kéo dài hơn một tháng qua.
Kể từ đầu tháng 6, mực nước của 433 con sông cũng như các hồ lớn ở Trung Quốc như Động Đình, Bà Dương, Thái Hồ vượt mức cảnh báo. Mực nước của 33 con sông trong số này tăng lên mức cao kỷ lục trong lịch sử. (Ảnh: Tân Hoa xã)
Từ sáng 17/7, sông Dương Tử phải hứng chịu đợt lũ thứ 2 trong năm khiến lượng nước đổ về hồ chứa đập Tam Hiệp tăng lên 157,11m, vượt quá cảnh báo lũ hơn 12m.
Lũ lụt gây hậu quả nặng nề với hệ thống đê điều trên sông Trường Giang ở phía Nam và đe dọa hệ thống sông Hoàng Hà và các tỉnh thành miền bắc. (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Ở thành phố Vu Hồ, tỉnh An Huy, 120 chiến sĩ từ lực lượng cảnh sát vũ trang hôm 16/7 được điều động để gia cố khu vực đê ở thị trấn Bách Mạo khi mực nước trên sông Dương Tử dâng lên cao. (Ảnh: Tân Hoa xã)
Tình nguyện viên và các cán bộ địa phương đi kiểm tra dọc con sông ở thành phố Gia Hưng, phía đông tỉnh Chiết Giang hôm 17/7.
Nước dâng cao trên con kênh Bắc Kinh - Hàng Châu, ở thành phố Hàng Châu. Con kênh này bắt nguồn Bắc Kinh, đi qua các tỉnh Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Đông, Giang Tô và Chiết Giang. Nó nối liền hai con sông dài nhất của Trung Quốc là Hoàng Hà và Dương Tử. Con kênh có tổng chiều dài 1.794 km. (Ảnh: Tân Hoa xã)
Ngôi đền 700 năm tuổi Guanyin Pavilion ở thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang bị bao vây bởi dòng nước lũ. (Ảnh: China News)
Từ đầu tháng 6, lượng mưa trung bình ở Trung Quốc vượt mức kỷ lục năm 1961. Mưa lớn bất thường dẫn tới lũ lụt, lở đất khiến 141 người chết và mất tích, gây thiệt hại khoảng 60 tỷ NDT (8,57 tỷ USD).
Trước tình hình mưa lũ phức tạp, Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 17/7 triệu tập Thường vụ Bộ Chính trị họp khẩn cấp về công tác phòng chống mưa lũ và thiên tai. (Ảnh: China News)
Trung Quốc: Mưa lớn không dứt, lũ lụt dồn dập, người chết gia tăng Khu vực miền Nam Trung Quốc hôm 5-7 tiếp tục chờ đón những trận mưa lớn và lũ lụt. Truyền thông nhà nước cho biết 121 người đã thiệt mạng hoặc mất tích. Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc (NMC) sáng 5-7 nâng cảnh báo thời tiết lên mức vàng, cao thứ 3 trong 4 mức cảnh báo, đối với 6...