Trung Quốc lộ diện tên lửa “thần bí” phóng từ tàu ngầm
Tại triển lãm hàng không, vũ trụ Chu Hải 2014, Trung Quốc đã trình làng tên lửa phóng từ tàu ngầm CM-708N, có khả năng công phá tàu chiến hạng trung trở lên.
Tại Chu Hải Airshow 2014, tên lửa phóng từ tàu ngầm dòng CM-708 UN do Trung Quốc sản xuất lần đầu tiên đã ra mắt công chúng. Dòng tên lửa này sử dụng ống phóng ngư lôi tàu ngầm, tầm bắn tối đa hơn 100km, có thể tấn công tàu chiến hạng trung, hạng lớn.
Theo nhân viên của tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc giới thiệu, đây là lần đầu tiên tập đoàn cùng lúc “trình làng” hai loại tên lửa phóng từ tàu ngầm do Trung Quốc sản xuất, đó là: tên lửa CM-708UN và CM-708UNA.
Mô hình tên lửa phóng từ tàu ngầm CM-708UN
Trong đó, tên lửa CM-708UN sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn, tầm bắn tối đa 55km, còn tên lửa “anh em” CM-708UNA lại sử dụng động cơ phản lực, tầm bắn tối đa đạt 128km.
Tên lửa dòng CM-708UN có khả năng cơ động tốt, được áp dụng các công nghệ mới như hệ thống dẫn đường quán tính kết hợp với hệ thống dẫn đường vệ tinh, đầu đạn có radar tự dẫn độ chính xác cao, hệ thống điều khiển kỹ thuật số…
Video đang HOT
Tên lửa này sau khi phóng đạt đến độ cao nhất định, sẽ giảm dần độ cao, và hướng tới mục tiêu. Khi bay, nó cách mực nước biển tương đối thấp, khoảng 20m, nên radar rất khó phát hiện ra.
CM-708UN có những đặc điểm nổi bật như: khả năng che giấu tốt, tấn công bất ngờ, năng lực đột phá phòng không cao và có năng lực nhất định tấn công mục tiêu ven bờ.
Điều đặc biệt chú ý ở dòng tên lửa này là năng lực thích ứng tốt, có thể lắp đặt trên tàu ngầm thông thường và cũng có thể trang bị trên tàu ngầm động cơ hạt nhân.
Triển vọng của CM-708UN tương đối rộng mở trong thị trường vũ khí tương lai.
Theo An Ninh Thủ Đô
Ấn Độ tìm cách ngăn chặn tàu ngầm Trung Quốc "vu hồi" vào sân sau
Thời báo Hoàn Cầu cho biết, vào đầu tháng 9, một chiếc tàu ngầm Trung Quốc đã cập cảng Colombo của Sri Lanca. Ấn Độ cho rằng đây là bước đi đầu tiên để hải quân Trung Quốc tiến quân vào Ấn Độ Dương.
Bài viết cho rằng, các quan chức trong quân đội Ấn Độ lo ngại rằng sự mất cân bằng giữa quân đội Trung - Ấn sẽ ngày một rõ. Hải quân Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đang nhanh chóng chuyển mình từ một lực lượng tác chiến ven bờ trở thành lực lượng hải quân biển xa.
Hiện trong biên chế của hải quân Trung Quốc có 51 tàu ngầm thông thường và 5 tàu ngầm hạt nhân, ngoài ra còn 5 tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn được trang bị tên lửa JL-2 tầm bắn 7400 km sẽ rất nhanh được đưa vào sử dụng, còn Ấn Độ vẫn đang thiếu quy hoạch chiến lược.
Bài báo cũng chỉ ra, Ấn Độ cần tăng cường sức mạnh quân sự ở khu vực Andaman và quần đảo Nicobar để đối phó có hiệu quả với những bước đi chiến lược của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương.
Hải quân Ấn Độ vẫn luôn theo dõi nhất cử nhất động của lực lượng hải quân PLA trên Ấn Độ Dương, việc tàu ngầm Trung Quốc bí mật hoạt động ở vịnh Bengal không còn là lạ nhưng chuyện mước này công khai hoạt động của tàu ngầm ở khu vực Ấn Độ Dương quả là rất hiếm.
Một báo cáo năm 2013 của hải quân Ấn Độ đã chỉ ra rằng, trong năm 2012, tàu ngầm của nước này đã chạm mặt "tàu ngầm lạ" tới 22 lần, nhiều phần đó là tàu ngầm Trung Quốc. Suy cho đến cùng, New Dehli vẫn coi Ấn Độ Dương là "sân sau của mình" nên việc tàu ngầm của PLA công khai hiện diện trên đại dương này quả thực là tín hiệu đáng lo ngại.
Đáp lại, Bắc Kinh tuyên bố, tàu ngầm của hải quân Trung Quốc trên đường đi làm nhiệm vụ hộ tống ở vịnh Aden đã vào cảng Colombo để bổ sung nhu yếu phẩm và nghỉ ngơi. Đây là vấn đề bình thường đối với hải quân các nước trên thế giới, khi hoạt động ở các vùng biển xa nước mình.
Trung Quốc đang nỗ lực xây dựng hạm đội tàu ngầm hùng mạnh
Tuy nhiên, bài viết chỉ ra rằng, ông Tập muốn "nắn gân" ông Modi về vấn đề biên giới Trung-Ấn. Sự kiện binh lính 2 nước đối đầu với nhau liên tục 16 ngày ở khu vực Chumar, nằm ở phía đông của Ladakh là sự minh chứng rõ ràng cho quyết tâm chinh phục Ấn Độ Dương của Bắc Kinh.
Trung Quốc đã liên kết với một số quốc gia và vùng lãnh thổ để thiết lập "chuỗi ngọc trai" chạy dài từ miền đông châu Phi, Seychelles, Mauritius, Maldives, Sri Lanka, Bangladesh, Myanmar đến Campuchia, chủ yếu là để bảo vệ các tuyến đường hàng hải của mình, nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng quan trọng, dần dần hình thành thế "bao vây chiến lược" Ấn Độ.
Tham mưu trưởng hải quân Ấn Độ Robin Dhowan thừa nhận rằng, tần suất hiện diện của chiến hạm Trung Quốc ngày càng tăng ở Ấn Độ Dương.
"Chúng tôi vẫn không ngừng giám sát Trung Quốc, quan sát việc triển khai của họ để xem họ sẽ mang lại những thách thức gì đối với chúng ta ... Ấn Độ Dương là khu vực hoạt động của chúng ta, tàu mặt nước, tàu ngầm và cả máy bay của quân đội đã chuẩn bị sẵn sằng đối phó với bất cứ thách thức nào" - ông Dhowan nói.
Điều này có thể là đúng nhưng các nhà lãnh đạo Quân đội Ấn Độ lo ngại, sự mất cân bằng giữa quân đội hai nước ngày một cách xa. Ví dụ, Ấn Độ hiện chỉ có 13 chiếc tàu ngầm diezen, trong đó chỉ có một nửa là có thể hoạt động ở bất kỳ thời điểm nào, ngoài ra chỉ có 1 chiếc tàu ngầm hạt nhân thuê của Nga nhưng không có tên lửa chiến lược.
Báo cáo lưu ý rằng, điểm yếu chết người của Ấn Độ là cho dù đã có 1 kế hoạch chiến lược nhằm đảm bảo nâng cao sức mạnh cho Bộ tư lệnh Hạm đội phía đông nhưng Bộ tư lệnh khu vực phụ trách khu vực yếu điểm là quần đảo Andaman và Nicobar vẫn bị xem nhẹ.
Quần đảo Andaman và Nicobar do 572 hòn đảo hợp thành nếu tăng cường sức mạnh cho các căn cứ quân sự ở đây, Ấn Độ sẽ có thể đối phó hiệu quả với những bước đi chiến lược của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.
Theo An Ninh Thủ Đô
Quân đội Nga phóng tên lửa hạt nhân như thế nào? Khi một quả tên lửa đạn đạo của Nga được phép rời bệ phóng, đầu tiên phải chuyển động lỗ khóa ở Sở chỉ huy, sau đó đúng 1 phút phải nhấn vào nút phóng. Mới đây, Tổng thống Nga đã xa gần cảnh cáo các nước không nên can thiệp vào Nga vì nước Nga là cường quốc hạt nhân, đủ sức...