Trung Quốc: Lộ diện ‘ma cà rồng kỷ Jura’ siêu kinh dị
Phiên bản 160 triệu tuổi của sinh vật được mệnh danh là ma cà rồng thời hiện đại vừa xuất hiện dưới dạng hóa thạch ở Đông Bắc Trung Quốc, được đặt tên là Sát thủ.
Hóa thạch của 2 con cá mút đá sống cùng thời với khủng long đã được các nhà khoa học Trung Quốc tìm thấy trong tình trạng bảo tồn tuyệt vời. Một trong hai mẫu vật dài tới 64,2 cm, là hóa thạch cá mút đá lớn nhất từng được tìm thấy.
Con cá có vẻ ngoài trông như quái vật ngoài hành tinh này còn bị gọi là “ma cà rồng” trong hiện tại. Chúng hút máu các động vật dưới nước khác, tàn sát từ cá tự nhiên ở đại dương cho đến phá hoại các vùng nuôi trồng thủy sản.
Hai con cá mút đá cổ đại được tái hiện từ hóa thạch – Ảnh: Heming Zhang
Theo Live Science, cá mút đá là một trong hai nhóm động vật có xương sống không hàm xuất hiện đầu tiên trong hồ sơ hóa thạch tận 360 triệu năm trước trong kỷ Devon. 31 loài còn sống cho đến ngày nay, tiếp tục gây ám ảnh.
Video đang HOT
Hai hóa thạch mới được xác định là khoảng 160 triệu tuổi, tức tồn tại từ kỷ Jura, là thời đại khủng long bắt đầu bùng nổ.
Các hóa thạch được khai quật tại Trung Quốc – Ảnh: NATURE COMMUNICATION
Nhóm nghiên cứu gồm TS Feixiang Wu từ Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc, TS Chi Zhang từ Học viện Khoa học Trung Quốc và TS Philippe Janvier từ Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Pháp cho biết các hóa thạch này là mối liên kết quan trọng giữa những mẫu vật cổ xưa hơn và cá mút đá hiện đại.
Điều này có ý nghĩa rất lớn vì loài vật có vẻ ngoài nguyên thủy kinh dị này có tầm quan trọng lớn trong việc nghiên cứu về cách động vật có xương sống đã ra đời và tiến hóa.
Hai loài mới vừa được phát hiện được đặt tên là Yanliaomyzon occisor và Yanliaomyzon ingensdentes, bao gồm phần đầu của cái tên đánh dấu vùng hóa thạch nổi tiếng Yanliao Biota của Trung Quốc, nơi chúng được phát hiện; phần sau trong tiếng Latin có nghĩa là “Sát thủ” và “Răng lớn”.
Các hóa thạch cũng đại diện cho giai đoạn cá mút đá chính thức phát triển thành “ma cà rồng” như thời hiện đại.
Các hóa thạch cổ xưa hơn của giống loài kinh dị này đa phần đều quá nhỏ và yếu ớt, khiến các nhà cổ sinh vật học cho rằng chúng chỉ là các loài ăn tảo chứ không đủ sức tấn công các loài khác trong “vùng biển quái vật” thời cổ đại.
Trái ngược với những nỗ lực trước đây, nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature Communications này cũng chỉ ra Nam bán cầu mới là “lãnh địa” thực sự của giống loài này.
Lộ diện 'chúa tể đại dương' kỷ Jura có thân hình dài 6 m
Chỉ riêng bộ hàm của con quái vật đã dài tới 1,3 m. Nó là một loài hoàn toàn mới, được mô tả là siêu ăn thịt, đứng đầu chuỗi thức ăn của các đại dương kỷ Jura.
Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Scientific Reports, loài mới phát hiện được đặt tên là Lorrainosaurus. Nó là thành viên mới của "triều đại động vật ăn thịt" pilosaur - họ hàng xa của thằn lằn ngày nay và đã đứng đầu chuỗi thức ăn ở các đại dương trong suốt 80 triệu năm.
Đầu của Lorrainosaurus được phục dựng từ phần xương hàm bên dưới - Ảnh: BẢO TÀNG LỊCH SỬ TỰ NHIÊN LUXEMBOURG
Theo Live Science, các phần cơ thể quái dị đầu tiên của con quái vật đã được khai quật từ năm 1983 ở vùng Lorraine phía Đông Bắc nước Pháp, nhưng không ai có thể xác định nó là gì cho đến tận nửa thế kỷ sau.
Một nghiên cứu năm 1994 đã nhầm lẫn nó thuộc về một chi pilosaur đã biết khác là Simolestes, do đó họ đặt tên mẫu vật là Simolestes Keileni. Mãi đến gần đây, các kỹ thuật phân tích hóa thạch mới đã giúp chứng minh nó hoàn toàn khác biệt so với các loài Simolestes khác.
Con quái vật biểu của nước Pháp được cho là kinh khủng hơn bất cứ thứ gì được tìm thấy từ các đại dương kỷ Jura với bộ hàm dài tới 1,3 m - hơn các con Simolestes tới 0,36 m; thân hình ước tính dài khoảng 6 m.
Nó được xác định là một nhánh pilosaur hoàn toàn khác biệt và có độ nguy hiểm ngoài sức tưởng tượng.
"Nó ăn tất cả những gì nó muốn" - đồng tác giả Daniel Madzia từ Viện Cổ sinh vật học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Ba Lan, cho biết.
Con quái vật này săn cá mập cổ đại, rùa biển khổng lồ, các con thằn lằn đầu rắn và nhiều loài khác không may chung sống với chúng trong đại dương kỷ Jura.
Việc xác định được nó và niên đại chính xác đã giúp đẩy lùi mốc xuất hiện của bò sát biển khổng lồ xa hơn 5 triệu năm. Rõ ràng, các quái vật này đã bắt đầu ra đời ngay khi chuỗi thức ăn kỷ Jura có sự chuyển đổi mạnh mẽ 175-171 triệu năm trước, sau khi các loài săn mồi đỉnh cao khác bị suy giảm.
Nghĩa trang 'ma cà rồng' khổng lồ lộ diện ở Ba Lan Bộ hài cốt 400 tuổi bị phong ấn theo thủ tục dành cho ma cà rồng đã giúp các nhà khoa học xác định nghĩa trang bí ẩn ở làng Pień - Ba Lan đích thị là nơi dành cho những linh hồn bị bỏ rơi trong truyền thuyết. Theo Ancient Origins, truyền thuyết Ba Lan về ma cà rồng cổ đại từng...