Trung Quốc lộ ảnh máy bay chiến đấu siêu thanh khiến Mỹ lo ngay ngáy?
Truyền thông Trung Quốc gần đây đưa tin về phiên bản mới của máy bay chiến đấu JH-7A, được gọi là JH-7AII.Mặc dù JH-7AII gần giống với phiên bản trước nhưng nó cũ
ng có những thanh đổi lớn được cho là liên quan đến hệ thống điện tử và radar của máy bay khiến hiệu năng và hỏa lực của máy bay vượt trội hơn hẳn. JH-7AII cũng được cho là có thể mang được thêm nhiều vũ khí hơn phiên bản cũ và thậm chí, được áp dụng công nghệ siêu thanh, theo Fort-russ.
Phiên bản cập nhật trước đây của máy bay chiến đấu cường kích JH-7 được gọi là JH-7A.
JH-7A là máy bay hai động cơ hai chỗ ngồi được đưa vào phục vụ trong Không quân và Hải quân Trung Quốc năm 2004, với bản đời đầu bay lần đầu tiên vào năm 1988. JH-7 được đánh giá là đơn giản và nhẹ hơn so với cường kích Su-24 hay F-111 cánh cụp cánh xòe, và rẻ hơn rất nhiều so với tiêm kích đa năng Su-30 có hiệu suất chiến đấu cao.
Tiêm kích bom có khả năng mang theo 4 tên lửa chống hạm cũng như các vũ khí bên ngoài khác – trở thành một vũ khí lợi hại trong cuộc tấn công trên biển.
Trong số 270 chiếc JH-7 đã được chế tạo, hiện khoảng 240 chiếc vẫn còn đang hoạt động, chia đều trong biên chế Hàng không và Hải quân Trung Quốc, theo tạp chí The National Interest.
Những chiếc JH-7 đầu tiên sử dụng động cơ nhập khẩu Rolls-Royce Spey Mk.202, sau đó loại động cơ này được Trung Quốc chế tạo theo giấy phép dưới tên gọi WoShan-9 (WS-9).
Video đang HOT
Động cơ WS-9 có lực đẩy khô 54,29 kN mỗi chiếc và lên tới 91,26 kN khi đốt nhiên liệu lần 2, cho tốc độ tối đa 1.808 km/h; bán kính chiến đấu 1.759 km; tầm bay 3.700 km; trần bay 16.000 m.
Ban đầu JH-7 được trang bị radar Type 243H, loại radar này phát hiện được mục tiêu là tàu chiến từ cự ly 175 km hoặc 75 km đối với tiêm kích cỡ nhỏ như MiG-21.
Đến phiên bản JH-7A thì máy bay được lắp đặt radar JL-10A hoạt động trên băng tần X, JL-10A có tầm phát hiện tối đa chỉ là 104 km nhưng chính xác hơn, tầm theo dõi là 80 km, theo dõi được 15 mục tiêu và bám sát 6 trong số đó.
Vũ khí JH-7 mang được rất đa dạng, tải trọng tối đa 6.500 kg, phân bổ trên 9 giá treo gồm: tên lửa đối hạm C-802; tên lửa đối đất C-704/705, Kh-31A/P; bom có điều khiển GB1/5, LS-6, FT-2/3/6; tên lửa không đối không tầm ngắn PL-5 và cả loại tiên tiến hơn là PL-8/9.
JH-7A là một phiên bản nâng cấp với radar JL-10A PD, hệ thống fly-by-wire mới, thêm các giá treo vũ khí, và khả năng mang được tên lửa chống bức xạ của Nga Kh-31 và bom điều khiển bằng laser. JH-7A cũng bắt đầu được trang bị tính năng tiếp dầu trên không. JH-7 chính là đại diện tiêu biểu cho xu hướng vũ khí của Trung Quốc “hàng rẻ, số lượng nhiều để bù chất lượng”.
Theo danviet
Hành động bất thường, máy bay ném bom mạnh nhất của Nga khiến Mỹ "thất kinh"
Nga tuần vừa rồi đã cho hai chiếc máy bay ném bom hạt nhân uy lực Tu-160 bay đến tận khu vực vùng viễn đông của Nga, đối diện với vùng Alaska của Mỹ.
Đây là một phần của cuộc tập trận huấn luyện mà báo chí Nga miêu tả là để thể hiện năng lực của Moscow trong việc triển khai vũ khí hạt nhân ngay trước cửa ngõ của Mỹ. Diễn biến này không khỏi khiến Mỹ giật mình lo sợ.
Máy bay ném bom chiến lược Tupolev Tu-160
Hai chiếc máy bay ném bom chiến lược Tupolev Tu-160 còn được gọi là Thiên nga trắng của Nga là máy bay siêu thanh được phát triển thời Xô-viết với khả năng mang tới 12 tên lửa hạt nhân tầm ngắn và bay 12.000km liên tục mà không cần tiếp nhiên liệu.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố rằng, các máy bay của Nga đã bay một khoảng cách hơn 6.000km trong hơn 8 giờ đồng hồ liên tục từ căn cứ của nó ở phía tây nước Nga đến triển khai ở vùng Anadyr thuộc khu vực Chukotka, đối mặt với khu vực Alaska của Mỹ.
Chuyến bay của Tu-160 là một phần của cuộc tập trận chiến thuật kéo dài đến cuối tuần này. Cuộc diễn tập được thiết kế nhằm giúp Không quân Nga tập luyện khả năng tái triển khai đến các sân bay tác chiến khác và huấn luyện bài tập tiếp nhiên liệu trên không.
Đoạn clip được Bộ Quốc phòng Nga công bố cho thấy những chiếc máy bay của Nga cất cánh trong bóng đêm và hạ cánh vào ban ngày tại một sân bay được thiết lập trên một vùng đất bằng phẳng nhiều cỏ ở vùng viễn đông Nga.
Tờ Rossiiskaya Gazeta của chính phủ Nga cho biết trên website của cơ quan này rằng, chuyến bay của hai chiếc máy bay ném bom Tu-160 thể hiện khả năng của Moscow trong việc điều máy bay ném bom trong vòng 20 phút là có thể đến được lãnh thổ của Mỹ.
"Khoảng cách từ Anadyr đến Alaska chưa đầy 600km và đối với những chiếc máy bay ném bom Tu-160 sẽ chỉ cần đến 20 phút, trong đó có cả thời gian cất cánh và lấy độ cao, để đến được Alaska", báo báo trên Rossiiskaya Gazeta cho hay.
"Hơn nữa, khả năng của các tên lửa mà máy bay ném bom mang theo cho phép nó có thể được phóng về phía Mỹ mà không cần rời không phận của Nga. Nếu cần, mục tiêu đầu tiên của các máy bay ném bom của Nga có thể là những hệ thống radar và các cứ điểm đặt tên lửa đánh chặn nằm trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ", phía Nga cho hay.
Chuyến bay của Tu-160 diễn ra vào thời điểm quan hệ Nga và Mỹ đang leo thang căng thẳng về vấn đề kiểm soát vũ khí hạt nhân. Mỹ rút ra khỏi một hiệp ước tên lửa hạt nhân chiến lược và điều này đang gây lo ngại về viễn cảnh bùng nổ một cuộc chạy đua vũ trang.
Máy bay Tu-160 Blackjack (Tupolev Tu-160) là máy bay lớn nhất và mạnh nhất trong lịch sử máy bay quân sự siêu thanh cũng là chiến đấu cơ nặng nhất thế giới với trọng lượng cất cánh tối đa lớn nhất trong số các máy bay ném bom hiện có. Tu-160 còn là máy bay ném bom có tốc độ cao nhất. Không quân Nga gọi Tu-160 là Thiên nga trắng.
Máy bay Tu-160 được giới quân sự phương Tây mệnh danh là "chiếc dùi cui". Đây là mẫu chiến đấu cơ siêu âm đa năng, được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.
Bề ngoài, máy bay ném bom chiến lược Tu-160 Blackjack có dáng gần giống với máy bay ném bom B-1B Lancer của Không quân Mỹ. Tuy nhiên, khả năng bay của Tu-160 Blackjack khác với B-1B Lancer. Tu-160 có thể bay tác chiến, thâm nhập ở tầm thấp và tầm cao với tốc độ 1,9 Mach (tương đương 2018 km/giờ).
Sức mạnh của TU-160 được thể hiện trong 2 khoang chứa vũ khí khổng lồ có thể mang các loại tên lửa hành trình chiến lược, tên lửa có hướng dẫn tầm ngắn, bom hạt nhân, bom thông thường, địa lôi và thuỷ lôi, với tổng trọng lượng tối đa 40 tấn. Máy bay ném bom hạng nặng này có khả năng thực hiện các chiến dịch tầm xa vì nó có thể tiếp nhận dầu trên không bằng loại máy bay chuyên dụng do Nga chế tạo IL-78 hay ZMS-2.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo vnmedia
Nga sắp ra mắt phiên bản xuất khẩu của tiêm kích Su-57 Phiên bản chiến đấu cơ Su-57E sẽ được trưng bày lần đầu tại triển lãm hàng không MAKS, diễn ra ở ngoại ô thủ đô Moscow vào cuối tháng 8 này. Chiến đấu cơ tàng hình Su-57 Theo đó, sự kiện triển lãm hàng không lớn bậc nhất thế giới, nơi Nga phô diễn các loại vũ khí và sản phẩm hàng không...