Trung Quốc liệu có thay đổi trong vấn đề Biển Đông?
Ngoại trưởng Singapore Singapore K. Shanmugam cho rằng lập trường của Bắc Kinh về Biển Đông đã có một “thay đổi quan trọng”, căn cứ vào nội dung thông cáo Trung Quốc gửi lên Liên Hợp Quốc ngày 10/6 mới đây, thừa nhận vấn đề Biển Đông với Việt Nam phải được giải quyết theo UNCLOS.
Theo hãng tin Channel News Asia, Ngoại trưởng Shanmugam vừa có chuyến công du ba ngày tại Trung Quốc (từ 12-14/6) nhằm thúc đẩy các hợp tác về pháp lý, khoa học, công nghệ và đô thị. Vấn đề tại Biển Đông với một số nước ASEAN, đặc biệt là với Việt Nam, là một trong các chủ đề của cuộc hội đàm giữa lãnh đạo Singapore với các lãnh đạo Trung Quốc.
Theo Ngoại trưởng Singapore, trong các cuộc tiếp xúc, phía Trung Quốc luôn khẳng định địa điểm thăm dò dầu khí do giàn khoan Hải Dương 981 tiến hành là “nằm trong khu vực thuộc chủ quyền của Trung Quốc”. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng thừa nhận rằng Trung Quốc “chưa tiến hành xác định giới hạn của khu vực đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa của mỗi bên, (về việc này) cả hai bên được phép đưa ra các yêu sách phù hợp với UNCLOS”. Ngoại trưởng Singapore nhận định thông cáo này là một “thay đổi tích cực” trong lập trường của Trung Quốc, bởi vì một mặt, nó công nhận tầm quan trọng của luật pháp quốc tế và mặt khác, thừa nhận các vùng biển mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền nói trên vẫn còn chưa được phân định thuộc về họ.
Ngoại trưởng K. Shanmugam tuyên bố Singapore không đưa ra nhận định về những hay, dở cụ thể trong thông cáo nói trên, nhưng việc thừa nhận đòi hỏi chủ quyền phải phù hợp với luật pháp quốc tế trong bản thông cáo gửi Liên Hợp Quốc cho thấy đang có một “chuyển biến quan trọng” của Trung Quốc.
Video đang HOT
Trong khi đó, nhiều chuyên gia, nhà quan sát lại cho rằng Trung Quốc đang có nhiều dấu hiệu gây ra xung đột ở Biển Đông thông qua các hành động khiêu khích có chủ ý.
Nhà báo Pluno Laymond Phillip (báo Le Monde của Pháp) có mặt trên tàu CSB 4033 trong mấy ngày qua đã chứng kiến những hành động hung hãn của tàu Trung Quốc, nhận xét: “Chúng tôi có thể thấy rất rõ những gì xảy ra hôm nay và cả hôm qua nữa. Khi tàu của Việt Nam đến gần giàn khoan để tuyên truyền thì Trung Quốc cử các tàu hải cảnh lao đến với tốc độ rất lớn. Đó là việc làm không tuân thủ pháp luật quốc tế và chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Tình huống trên, với tôi không phải là một ván cờ bình thường, một ván cờ vây thì đúng hơn”.
Việc tờ Thời báo Hoàn Cầu, một phụ bản của tờ Nhân dân Nhật báo do Đảng Cộng sản Trung Quốc quản lý, ngày 10/6 đăng bài “Trôi dây hoa binh không mâu thuẫn với sử dụng vũ lực, bảo vệ chủ quyền có thể nổ súng” của tác giả Trương Kiến Cương, Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu chiến lược chính trị biển, Đại học Hải Dương Quảng Đông; cũng như việc hôm 14/6 đã xuất hiện tàu pháo của Trung Quốc giả dạng tàu hải cảnh mang số hiệu 13 có trang bị 4 ụ pháo 72 ly áp sát tàu thực thi pháp luật Việt Nam, thì khả năng Trung Quốc nổ súng là rất khó lường. Đây có khả năng là Trung Quốc dùng “xung đột nhỏ, xung đột hạn chế” để tranh chấp chủ quyền của giới diều hâu Trung Quốc, là một âm mưu cực kỳ nguy hiểm.
Khi đưa tin về vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam, tờ Wall Street Journal (Mỹ) bình luận: Vụ đâm va mới nhất… cho thấy Trung Quốc sẽ không giảm bớt các hành động tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, bất chấp sự chỉ trích mạnh mẽ tại Đối thoại Shangri-La gần đây.
Đã đến lúc phải chấp nhận rằng điều mà Trung Quốc đang làm là một lời giải thích chính thức và đầy đủ cho chính sách của Trung Quốc. Chúng ta hãy xem những gì Bắc Kinh nói. Trung Quốc tự nhận là một cường quốc lớn và quan trọng, nhưng những cường quốc như vậy phải có trách nhiệm với những gì mà quân đội, lực lượng bảo vệ bờ biển và các cơ quan năng lượng của họ làm trên danh nghĩa nhà nước.
Theo Nguyễn Chiến
Chính phủ
Tàu hộ tống Trung Quốc thay đổi đội hình liên tiếp
Ngày 17/6, biên đội Kiểm ngư Việt Nam làm nhiệm vụ thực thi pháp luật trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam triển khai nhiều biện pháp tăng cường giám sát, xác định dấu hiệu dịch chuyển của giàn khoan Hải Dương - 981.
Theo tin từ phóng viên TTXVN đang có mặt tại khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, ngày 17/6, biên đội Kiểm ngư Việt Nam làm nhiệm vụ thực thi pháp luật trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam triển khai nhiều biện pháp tăng cường giám sát, xác định dấu hiệu dịch chuyển của giàn khoan Hải Dương - 981.
Tàu Trung Quốc (phía sau) áp sát, ngăn cản, sẵn sàng đâm va, uy hiếp tàu Việt Nam. Ảnh: Khánh Hiếu-Quang Vũ/TTXVN
Theo thông tin ghi nhận trên màn hình radar của một đơn vị tàu thuộc lực lượng làm nhiệm vụ thực thi pháp luật trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, ngày 17/6, giàn khoan Hải Dương - 981 có dấu hiệu dịch chuyển ở biên độ 0,7 hải lý so với vị trí ban đầu. Tuy nhiên, thông tin này chưa được khẳng định, bởi các phương tiện kỹ thuật và các biện pháp quan sát khác và theo ý kiến chuyên môn, cũng có thể là sai số kỹ thuật cho phép.
Đáng chú ý, qua tăng cường quan sát, biên đội Kiểm ngư Việt Nam phát hiện giàn khoan Hải Dương - 981 đã hạ thấp hai cẩu, đây là dấu hiệu giống với công tác chuẩn bị cho việc di chuyển.
Trước thông tin trên, biên đội Kiểm ngư Việt Nam đã tăng cường quan sát khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 và đã ghi nhận những biến đổi khác thường. Khác với thường lệ, diễn biến hôm nay ghi nhận nhiều thay đổi liên tiếp trong triển khai đội hình của các tàu hộ tống Trung Quốc: Hải cảnh, hải giám, ngư chính, tàu dịch vụ dầu khí tiến ra ngăn cản theo hướng không cố định tác chiến mà có lúc co cụm sát khu vực giàn khoan, có lúc phân tán ra xa thay vì các hoạt động tuần lưu thường nhật. Thay vì việc chốt vị trí, các tàu Trung Quốc chủ động ngăn chặn từ xa, không để các tàu của lực lượng làm nhiệm vụ thực thi pháp luật của Việt Nam tiếp cận khu vực giàn khoan.
Lợi dụng gió dòng và hải lưu, sáng 17/6, lực lượng Kiểm ngư Việt Nam vẫn kiên trì tăng cường cơ động đội hình tiếp cận giàn khoan ở cự ly 9,9 hải lý; chiều 17/6, khoảng cách còn 9 hải lý, để tăng cường quan sát, xác định có hay sự dịch chuyển trên của giàn khoan Hải Dương - 981.
Theo Quang Vũ
Baotintuc.vn
Đài Pháp: Khó xảy ra xung đột quân sự tại Biển Đông Bất chấp căng thẳng do tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và một số nước láng giềng, khu vực Biển Đông vẫn được coi là nơi an toàn, khó xẩy ra xung đột quân sự, bởi vì, theo giới chuyên gia, chính phủ các nước liên quan đều hiểu được tầm quan trọng của các tuyến đường hàng hải thương mại đối...