Trung Quốc liệu có đền đáp Campuchia hậu hĩnh?
Liệu sau khi công khai ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông và phản bác lại phán quyết của Toà Trọng tài về vụ kiện Biển Đông, Campuchia có được Trung Quốc đền đáp hậu hĩnh?
Có hay không sự đền đáp hậu hĩnh từ Trung Quốc dành cho Campuchia vẫn còn là vấn đề tồn tại nhiều tranh cãi. Trong 20 năm qua, Trung Quốc đã cung cấp khoảng 15 tỷ USD vốn vay ưu đãi và viện trợ cho Campuchia. Những năm gần đây, các khoản viện trợ nước ngoài mà Trung Quốc cung cấp cho Campuchia dường như đã ngang bằng với các khoản viện trợ mà phương Tây cung cấp cho Campuchia về định mức USD.
Dường như sau khi Tòa Trọng tài đưa ra phán quyết, Bắc Kinh đã tuyên bố dự án viện trợ cho Campuchia trị giá 600 triệu USD để bày tỏ cảm ơn đối với sự ủng hộ của Chính quyền của Thủ tướng Hunsen.
Một tuần sau đó, Trung Quốc bày tỏ sẽ viện trợ xây dựng một tòa nhà hành chính cao 12 tầng cho Quốc hội Campuchia mà nước này đã đề nghị Trung Quốc giúp đỡ.
Campuchia cũng đang bắt tay vào dự án xây dựng đường cao tốc, trong đó có nguồn vốn hỗ trợ lớn từ Trung Quốc. Quy hoạch tổng thể giao thông vận tải do Bộ Công chính và Vận tải ước tính rằng Campuchia sẽ cần 850km đường cao tốc vào năm 2020 với tổng kinh phí 9 tỷ USD.
Video đang HOT
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Thủ tướng Campuchia Hun Sen.
Thủ tướng Campuchia Hunsen quả quyết rằng sự viện trợ vô tư của Trung Quốc không có điều kiện kèm theo, không giống như viện trợ mà các nước phương Tây cung cấp thường sẽ móc nối đến vấn đề nhân quyền của Campuchia.
Người phát ngôn Văn phòng nội các Chính phủ Campuchia Phay Siphan bày tỏ Campuchia vẫn giữ lập trường mà họ lựa chọn từ năm 2002 sau khi đã tiến hành điều chỉnh lớn đối với chính sách ngoại giao quốc gia. Campuchia sau khi được Trung Quốc xóa nợ hoàn toàn đã phát triển quan hệ với nước này. Phay Siphan còn cho biết Campuchia là nước nghèo, hoàn toàn có quyền tiếp nhận sự giúp đỡ vô tư của Trung Quốc. Thời gian gần đây trong một cuộc tranh luận diễn ra ở Học viện Goethe có trụ sở tại Phnompenh, ông Phay nói rằng “không ai có thù oán với tiền bạc”.
Trở lại với câu chuyện sự phản đối lạc lõng của Camuchia đối với phán quyết của Toà Trọng tài có giúp được Trung Quốc những gì? Giới chuyên gia cho rằng, không những điều đó không giúp cho Bắc Kinh củng cố được tham vọng bá chủ trên Biển Đông, mà còn dấy thêm nhiều nghi vấn cho động cơ của Campuchia.
Một tháng sau khi Toà Trọng tài ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông, Trung Quốc vẫn làm lơ phán quyết và tỏ ý coi thường luật pháp quốc tế. Không những vậy, Bắc Kinh còn tăng cường các hoạt động quân sự như hoàn tất nhà kho chứa máy bay chiến đấu trên Biển Đông…làm gia tăng sự bất ổn đối với vùng biển này.
Chuyên gia Bernd Schaefer đến từ Trung tâm học giả quốc tế Woodrow Wilson cho biết: “Tôi cho rằng Trung Quốc cần phải nghĩ nhiều hơn đến uy tín quốc tế của mình, bởi những phán quyết mà Tòa Trọng tài đưa ra này trên thực tế thực sự đã gây tổn hại đến hình ảnh quốc tế của Trung Quốc”.
Theo Danviet
Sau phán quyết, Trung Quốc bơm hơn nửa tỷ USD cho Campuchia
Trung Quốc sẽ rót thêm cho Campuchia hơn nửa tỷ USD tiền viện trợ, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã tuyên bố như vậy trên trang facebook cá nhân của mình vào ngày 15.7, chỉ ít ngày sau khi Toà Trọng tài ra phán quyết vụ kiện Biển Đông.
Ông Hun Sen nói trên trang Facebook của mình rằng Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đưa ra khoản viện trợ trong cuộc gặp ở Ulaanbaatar, Mông Cổ, nơi họ đang tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Á-Âu (ASEM). "Thủ tướng Trung Quốc đã tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ cung cấp 3.600 triệu Nhân dân tệ, khoảng 600 triệu USD cho Campuchia, trong giai đoạn từ 2016-2018. Theo yêu cầu của tôi, những người bạn Trung Quốc đã đồng ý cung cấp viện trợ cho tiến trình bầu cử, y tế, giáo dục và chương trình nước sạch, như đào giếng, những dự án đem lại lợi ích cho nhân dân chúng ta".
Giới chức Campuchia cho rằng, khoản viện trợ đến với Campuchia ở thời điểm này là "hoàn toàn ngẫu nhiên".
Cuộc gặp giữa Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Mông Cổ được đăng kèm thông báo Trung Quốc viện trợ cho Campuchia trên facebook của ông Hun Sen ngày 15.7.
Tuyên bố về việc rót viện trợ được đưa ra chỉ chưa đầy một tuần sau khi Bộ Ngoại giao Campuchia ra tuyên bố tái khẳng định quan điểm của Chính phủ Hoàng gia nước này rằng Trung Quốc và Phillipines nên giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng đàm phán song phương.
Trong tuyên bố ngày 9.7, Bộ Ngoại giao Campuchia cũng ra tuyên bố cho rằng phán quyết của PCA "không liên quan đến tất cả các thành viên ASEAN" nên Campuchia sẽ không tham gia vào "bất kỳ việc bày tỏ quan điểm chung nào khi phán quyết được đưa ra".
Trước đó, Toà Trọng tài được thành lập dưới sự bảo hộ của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), đã ra phán quyết bác bỏ đường lưỡi bò phi lý của Trung Quốc.
Trung Quốc từ chối công nhận thẩm quyền của Tòa án Trọng tài. Tuy nhiên, theo Điều 296 cũng như Điều 11 của Phụ lục VII của UNCLOS, phán quyết của Toà Trọng tài là cuối cùng và có tính ràng buộc.
Trước ngày phán xét, Trung Quốc sử dụng tất cả các loại chiến thuật để làm cho Philippines thất bại. Bắc Kinh cố gắng để đe dọa Tòa án Trọng tài bằng cách thông báo, Bắc Kinh sẽ thành lập cơ quan trọng tài quốc tế riêng của Trung Quốc như là một thay thế cho chế độ pháp lý toàn cầu hiện có. Trung Quốc cũng tìm cách bôi nhọ các thủ tục tố tụng pháp lý, vận động cán bộ tòa án quốc tế để bỏ qua những trường hợp, và xa hơn nữa là đe dọa rút khỏi UNCLOS.
Nhưng những tính toán của Bắc Kinh đã không thể làm thay đổi luật pháp quốc tế. Công lý đã được thực thi và phán quyết cuối cùng của Tòa Trọng tài là cơ sở pháp lý để giải quyết những tranh chấp về biển một cách hoà bình.
Theo Danviet
Vì sao Nga- Trung Quốc bí mật vị trí tập trận trên Biển Đông? Cho đến thời điểm hiện tại, vị trí cuộc tập chung giữa Nga và Trung Quốc trên Biển Đông vẫn không được tiết lộ. Giới chuyên gia cho rằng, phải chờ xem Nga và Trung Quốc tập trận ở khu vực nào trên Biển Đông thì mới rõ được ý nghĩa thực về sự can dự của Moscow vào hồ sơ Biển Đông....