Trung Quốc liên tục gây rối khắp Biển Đông
Việc các loại tàu Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông không phải là hiếm, nhưng số lần chúng gây rối và xâm phạm chủ quyền các nước khu vực trong nửa tháng qua đang tăng lên đột ngột với mức độ ngày càng trắng trợn.
Trung Quốc huy động nhiều loại tàu để xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam cũng như một nước ASEAN khác là Philippines, từ tàu đánh cá có tàu ngư chính yểm trợ đằng sau cho đến các loại tàu hải giám và cả tàu quân sự. Ngoài việc ngang nhiên tiến vào chủ quyền nước khác, chúng còn tiến hành các hoạt động phá hoại tại đây.
Các sự kiện gần đây trên Biển Đông được coi là hành động leo thang trong chuỗi các động thái xâm phạm của Trung Quốc đối với Việt Nam và Philippines, từ bắt giữ, đánh đập, đòi tiền chuộc các ngư dân Việt Nam đánh bắt xa bờ tại Hoàng Sa, Trường Sa, đến tấn công tàu khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tàu Bình Minh 02 bị một trong 3 tàu hải giám Trung Quốc (ảnh dưới) phá hoại.
Dưới đây là nhật ký những ngày căng thẳng về Biển Đông vừa qua:
Ngày 21 và 24/5: Tàu chiến và tàu hải giám Trung Quốc liên tục có hoạt động trong vùng biển thuộc chủ quyền của Philippines. Bộ Ngoại giao Philippines dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng nước này cho biết, các tàu Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động xây dựng và thả phao gần một bãi cạn tại nơi chỉ cách đảo chính Palawan 125 hải lý, tức nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines.
Ngoại trưởng Philippines Albert Rosario cho rằng bất cứ việc xây cất nào của Trung Quốc tại khu vực trên đều “vi phạm rõ ràng” Tuyên bố chung về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc ký với ASEAN năm 2002. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin thì nhấn mạnh mối lo ngại số vụ Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của nước này đang ngày càng tăng lên.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra thông báo chối bỏ cáo buộc các tàu hải quân của họ xâm phạm chủ quyền Philippines. Bắc Kinh cho rằng một tàu nghiên cứu hải dương học của họ chỉ đang tiến hành các nghiên cứu bình thường tại Biển Đông.
Ngày 26/5: Sự kiện gây chấn động dư luận Việt Nam và khiến khu vực chú ý xảy ra lúc 5h5 sáng, khi nhóm 3 tàu hải giám của Trung Quốc bất ngờ xuất hiện tấn công tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), đang làm việc tại lô 148 trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, chỉ cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý.
Chúng chạy thẳng vào khu vực khảo sát của tàu Bình Minh 02 mà không hề có cảnh báo, sau đó chủ động chạy qua khu vực thả dây cáp nhằm cắt cáp thăm dò của tàu Việt Nam. Các tàu Trung Quốc sau đó liên tiếp có hành động uy hiếp tàu Bình Minh 02 và quấy nhiễu liên tục trong vài tiếng mới chịu rút đi lúc 9h sáng cùng ngày. Tàu Bình Minh 02 sau khi khắc phục các thiệt hại đã trở lại hoạt động bình thường.
Ngày 27/5: Bộ Ngoại giao Việt Nam trao công hàm cho sứ quán Trung Quốc, trong đó yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt ngay những hành động vi phạm chủ quyền đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đồng thời Việt Nam yêu cầu Trung Quốc phải bồi thường thiệt hại cho tàu Bình Minh 02. Nội dung công hàm nêu rõ Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền Việt Nam đối với thềm lục địa của mình.
Ngày 27/5: Báo chí Trung Quốc đưa tin nước này sẽ xây dựng một giàn khoan hiện đại và khổng lồ tại Biển Đông vào tháng 6. Ngay lập tức Philippines triệu tập đại sứ Trung Quốc tới để yêu cầu giải thích về việc này. Đây là lần thứ hai liên tiếp đại sứ Trung Quốc tại Manila bị triệu tập, lần trước là vì các vụ tàu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Philippines.
Ngày 28/5: Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du đưa ra tuyên bố vô căn cứ về pháp lý khi cho rằng, Việt Nam thăm dò dầu khí tại vùng biển do Trung Quốc quản lý và việc các cơ quan hữu quan nước này thực hiện là tuân thủ luật biển và hoạt động giám sát trên vùng biển thuộc chủ quyền Trung Quốc. Bắc Kinh còn khẳng định họ luôn nỗ lực duy trì hoà bình trên Biển Đông.
Ngày 29/5: Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức cuộc họp báo về sự kiện Trung Quốc phá hoại tàu Bình Minh 02, trong đó người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga tuyên bố Việt Nam kiên quyết phản đối hành động của phía Trung Quốc phá hoại, cản trở hoạt động thăm dò bình thường của Việt Nam trong vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế.
Bà Nga cũng nhắc lại những yêu cầu đối với phía Trung Quốc như trong công hàm đã trao cho đại diện ngoại giao của Bắc Kinh, đồng thời bác bỏ tuyên bố ngày 28/5 của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng Trung Quốc đang cố tình đánh lừa dư luận bằng cách làm cho dư luận hiểu nhầm khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp.
Video đang HOT
Vị trí các tàu hải giám Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam và cắt cáp của tàu Bình Minh 02. Ảnh: TTXVN.
Ngày 31/5: Một lần nữa người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du đưa ra tuyên bố ngang ngược khi cho rằng tàu hải giám Trung Quốc đã thực thi hành động chấp pháp đối với tàu Việt Nam đang hoạt động phi pháp trên vùng biển của Trung Quốc. Bắc Kinh còn ngang nghiên cho rằng hành động của Trung Quốc đối với tàu Bình Minh 02 là hoàn toàn chính đáng.
Cũng trong ngày 31/5, hội thảo quốc tế về Biển Đông bế mạc tại Indonesia và ra Tuyên bố Jakarta, trong đó nhấn mạnh Biển Đông là vấn đề đa phương. Các đại biểu dự hội thảo cho rằng duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông là cần thiết cho toàn bộ khu vực và việc sử dụng vũ lực để giải quyết các vấn đề là rất nguy hiểm.
Ngày 31/5: Trong lúc 4 tàu đánh cá của ngư dân TP Tuy Hòa đang hanh nghê đanh băt ca ngư đai dương ơ vi tri 8 đô 56′ vi đô băc, 112 đô 45′ kinh đô đông, cach đao Đa Đông, quần đao Trương Sa, tinh Khanh Hoa khoang 5 hai ly về phía đông nam, thi 3 chiêc tau Hải quân Trung Quôc đã nổ súng bắn xuống nước uy hiếp, đe dọa không cho ngư dân Việt Nam hành nghề.
Theo Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh Phú Yên, tình trạng ngư dân Phú Yên đánh bắt cá ngừ đại dương quanh khu vực quần đảo Trường Sa, trong phạm vi vùng biển chủ quyền Việt Nam bị tàu quân sự Trung Quốc quấy nhiễu, dùng vũ lực, súng để bắn, dọa và chèn ép đã từng nhiều lần xảy ra. Cùng ngày, một tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam là Viking II đang làm việc trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam lại bị tàu Trung Quốc tới gây rối.
Ngày 2/6: Bộ Ngoại giao Việt Nam trao công hàm cho đại diện đại sứ quán Trung Quốc phản đối việc hải quân nước này dùng súng uy hiếp ngư dân Việt Nam khi đang đánh cá tại vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong ngày 31/5. Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam và cản trở tàu cá và ngư dân Việt Nam hoạt động tại khu vực này.
Trong một diễn biến khác cũng trong ngày 2/6, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III tuyên bố sẽ đệ trình thư lên Liên Hiệp Quốc để phản đối việc hàng loạt tàu Trung Quốc xâm nhập vùng biển nước này.
Ngày 3/6: Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi chối bỏ không có tàu Trung Quốc nào nổ súng uy hiếp ngư dân Việt Nam gần quần đảo Trường Sa. Ông này cho rằng thông tin ba tàu Trung Quốc nổ súng là không có thực và tuyên bố “Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình và ổn định” ở Biển Đông.
Cũng trong ngày 3/6, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt trong cuộc gặp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh bên lề Đối thoại Shangri-La đã cam kết “duy trì hòa bình và ổn định ở biển Đông, thực thi đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC)”.
Ngày 4/6: Bộ Ngoại giao Philippines ra thông báo khẳng định các hành vi xâm phạm của tàu Trung Quốc đối với chủ quyền của quốc gia Đông Nam Á này là “xâm phạm hòa bình và ổn định khu vực, vi phạm nghiêm trọng DOC”.
Tàu Viking II và tàu ngư chính Trung Quốc (ảnh dưới).
Ngày 7/6: Trong chuyến thăm huyện đảo Cô Tô của tỉnh Quảng Ninh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh: “Chúng ta mong muốn các vùng biển và hải đảo của tổ quốc luôn hoà bình, hữu nghị, ổn định, nhưng chúng ta cũng quyết tâm làm hết sức mình để bảo vệ”.
Ngày 8/6: Phát biểu bế mạc Tuần lễ biển và hải đảo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam sẽ kiên quyết đấu tranh với các hoạt động vi phạm chủ quyền. Ông nhấn mạnh Việt Nam cần xác định các nhiệm vụ trọng tâm về biển và hải đảo, trong đó nhiệm vụ đầu tiên là tiếp tục khẳng định mạnh mẽ và thể hiện ý chí trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển và hải đảo.
Thủ tướng Việt Nam một lần nữa khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam đối với các vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc.
Cũng trong ngày 8/6, tại hội nghị Chính sách an ninh Diễn đàn khu vực ASEAN (AFR) lần thứ 8 diễn ra tại Indonesia, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh rằng tất cả tranh chấp, bất đồng trong vấn đề Biển Đông cần phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, tránh những hành động đơn phương, đặc biệt tuyệt đối không được sử dụng bạo lực, sử dụng các biện pháp mạnh để hành xử với nhau.
Ngày 9/6: Lúc 6h sáng, một tàu cá của Trung Quốc với sự hỗ trợ của hai tàu ngư chính đã chạy ngang qua mũi tàu khảo sát Viking II đang được Tập đoàn dầu khí Việt Nam thuê. Tàu Việt Nam đã phát pháo hiệu cảnh cáo nhưng tàu cá Trung Quốc vẫn lao vào cắt cáp thăm dò của tàu Viking II. Ngay sau đó hai tàu ngư chính và các tàu khác của Trung Quốc xông vào giải cứu cho tàu cá vừa có hành vi phá hoại.
Trong cuộc họp báo chiều cùng ngày, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định khu vực mà tàu Viking II đang hoạt động khi sự việc xảy ra nằm hoàn toàn trong phạm vi chủ quyền 200 hải lý của Việt Nam. Việt Nam phản đối mạnh mẽ hành động vi phạm chủ quyền của tàu Trung Quốc, yêu cầu chấm dứt ngay không để tái diễn các hành động tương tự và đòi phía Trung Quốc bồi thường thiệt hại gây ra.
Tới buổi tối, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi lên tiếng biện minh rằng tàu cá của Trung Quốc đang hoạt động ở khu vực gần Trường Sa thì “bị tàu của Việt Nam đuổi theo. Trong quá trình đuổi đó tàu của Trung Quốc vướng vào cáp của tàu khảo sát dầu khí của Việt Nam”. Bắc Kinh chối việc tàu nước này quấy rối tàu khảo sát của Việt Nam đồng thời tiếp tục ra yêu cầu ngang ngược đòi Việt Nam “ngừng các hành động vi phạm chủ quyền của Trung Quốc”.
Như vậy chỉ trong vòng nửa tháng, các tàu Trung Quốc từ hải giám, ngư chính đến tàu cá đã hai lần ngang ngược xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam để tấn công, phá hoại cáp thăm dò trên các tàu thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam. Bên cạnh đó, tàu Trung Quốc còn dùng súng uy hiếp ngư dân Việt Nam và nhiều lần xâm phạm chủ quyền của Philippines.
Theo VNExpress
My 'sói' bị đề nghị mức 12 năm tù
15h15 chiều nay, viện kiểm sát đã đưa ra đề nghị mức án với băng nhóm My "sói" và đồng bọn. My bị đề nghị tổng hợp 3 tội hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em và cướp tài sản là 12 năm tù. Lời tuyên án chính thức sẽ được đưa ra vào sáng mai, 10/6.
8h15 sáng nay, 9/6, My "sói" được dẫn giải tới tòa, ngồi riêng trên một xe thùng. My mặc chiếc áo khá thời trang, tóc dài hơn khi bị bắt, chải xòa hợp thời trang. So với khi mới bị tạm giam, My trắng và béo hơn.
Vào phòng xử án nhưng dáng đi của My "sói" khá tự tin, mắt nhìn thẳng, hơi xoáy về phía ống kính của phóng viên tham dự phiên tòa. Cô ngồi giữa nhóm bị cáo từng thuộc một "băng" với mình. Phòng xử lúc này đã đông kín. Trong số những người có mặt, người mẹ vẫn còn trẻ của My lẳng lặng nhìn con gái.
My mặc chiếc áo khá thời trang, tóc dài hơn khi bị bắt, chải xòa hợp thời.
Thăm hỏi đồng bọn trong phòng xử.
Phiên xử bắt đầu lúc 9h25. Tuy nhiên, đầu phiên xử, do mẹ của My "sói" vừa ra khỏi phòng xử nên tòa tạm nghỉ 10 phút. Tòa hỏi: "Mẹ và là người giám hộ của bị cáo đâu?". Nhìn quanh không thấy mẹ, My "sói" òa khóc. Nước mắt từ gương mặt của "đàn chị" tuổi teen lã chã rơi. Khi phiên tòa bắt đầu lại, đại diện viện kiểm soát đọc cáo trạng truy tố các bị cáo. Cả "băng nhóm" của My "sói" cùng cúi gằm mặt và im lặng.
Òa khóc khi không thấy mẹ.
Khi Viện kiểm sát đọc xong cáo trạng truy tố, My "sói" cúi đầu thừa nhận cáo trạng truy tố đúng với hành vi phạm tội của các bị cáo. Trong quá trình viện kiểm soát xét hỏi đồng bọn, My chỉ im lặng nghe "đàn em" trả lời mà mặt không hề biểu hiện cảm xúc gì.
Nghe chủ tọa phiên tòa hỏi về vụ án hiếp dâm đầu tiên, My trả lời lí nhí. Nhiều lần My không trả lời mà chỉ cắn môi im lặng. My thừa nhận đã rủ chị Phạm Thị Triều (sinh năm 1986, trú tại quận Đống Đa - tên nạn nhân đã được thay đổi) đi ăn đêm và đưa lên taxi. Trên taxi, My "sói" lục soát quần áo của Triều và lấy 300.000 đồng cùng một chiếc điện thoại. Sau đó, My ép Triều về nhà nghỉ ở quận Hoàng Mai rồi đe dọa: "Tối nay mày đón tiếp các anh tao cho đàng hoàng, nếu không thì đừng trách". Sau đó các bị cáo thực hiện hiếp dâm đối với Triều.
11h, khi kết thúc phiên xử buổi sáng, My đảo mắt tìm mẹ, muốn khóc nhưng nước mắt không trào ra nổi nữa. My được đưa nhanh ra xe thùng. Mẹ My chỉ kịp nói với theo: "My ơi, chiều mẹ gặp con nhé!".
Người mẹ trẻ chỉ kịp nói với theo đứa con lầm lạc.
Đúng 14h, phiên tòa được tiếp tục. My "sói" đã thay đổi trang phục với áo sơ mi nâu, tóc buộc cao đúng mốt của teen. Nhiều người trong phòng xử án xì xào: "Trông nó xinh hơn buổi sáng".
Chiều nay, My "sói" khai nhận rành rọt hơn so với buổi sáng. My thừa nhận cả nhóm với thủ đoạn lên mạng, làm quen với các cô gái trẻ rồi hẹn gặp và bắt vào nhà nghỉ, đánh đập, dọa nạt, cưỡng hiếp và quay clip.
Xuất hiện trong phiên xét xử chiều nay, 9/6, Phạm Thị Oanh, sinh năm 1991, trú tại quận Cầu Giấy (tên nạn nhân đã thay đổi), nạn nhân vụ hiếp dâm thứ 2 của My "sói" và đồng bọn, ăn mặc khá "xì tin", mái tóc bông xù. Oanh yêu cầu nhóm My "sói" bồi thường 50 triệu.
Đến 15h15 chiều nay, viện kiểm sát đã đưa ra đề nghị mức án với băng nhóm My "sói" và đồng bọn. My bị đề nghị tổng hợp 3 tội hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em và cướp tài sản là 12 năm tù. Lời tuyên án chính thức sẽ được đưa ra vào sáng mai, 10/6.
Hình ảnh My "sói" trong buổi chiều 9/6.
Ngày 27/5, VKSND TP Hà Nội đã hoàn tất cáo trạng truy tố Đào Thị Thu Hương (tức My Sói SN 1996) ở quận Hoàng Mai, Hà Nội và đồng bọn về tội hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em và cướp tài sản. Cùng bị truy tố với My Sói là các đồng phạm Trịnh Thăng Long (SN 1992) ở xã Công Chính, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, Nguyễn Xuân Thắng (SN 1993) ở Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội, Nguyễn Đức Hoàng (SN 1992) ở phường Điện Biên, Đống Đa, Hà Nội, Lê Quang Vinh (SN 1991) ở quận Hoàng Mai, Hà Nội và Trần Hoàng Nam (SN 1992) ở quận Long Biên, Hà Nội. Do cần tiền tiêu xài, Đào Thị Thu Hương và Trịnh Thăng Long, là người tình của Hương, nảy ra ý định lừa các phụ nữ đưa vào nhà nghỉ hiếp dâm và cướp tài sản. Nhóm này lên mạng internet để chat làm quen với các bé gái rồi rủ họ đi chơi. Chỉ cần gặp mặt được nạn nhân, nhóm này sẽ dùng vũ lực ép đi theo, sau đó đánh đập, đe dọa, khống chế đưa đến các nhà nghỉ để tổ chức hiếp dâm tập thể, cướp và cưỡng đoạt tài sản. My Sói lên mạng chat và làm quen với Phạm Thị Triều. Sau khi hẹn gặp cô gái này, nhóm My Sói đã ép nạn nhân về nhà nghỉ gần ga Giáp Bát để hiếp dâm. Chỉ cướp được điện thoại trị giá 300 nghìn đồng của Hải, nhóm này không đủ tiền thanh toán tiền phòng nên My Sói và đồng bọn đã cướp 1 sợi dây chuyền vàng trị giá hơn 600 nghìn đồng của lễ tân nhà nghỉ. Liên tục lên mạng chat và tìm mồi, My Sói và đồng bọn lại gây ra 4 vụ nữa. Khi cướp của hai cô bé sinh năm 1995 điện thoại và đưa vào nhà nghỉ thì nhóm My bị công an quận Đống Đa bắt giữ. Từ ngày 16/7/2010 đến ngày 20/7/2010, nhóm này đã gây ra tổng cộng 5 vụ cướp tài sản, tổng giá trị trên 30 triệu đồng; 2 vụ hiếp dâm và 1 vụ hiếp dâm trẻ em.
Nhóm PV
Theo Bưu điện Việt Nam
Đang xét xử vụ My 'sói' Lúc 9h30 sáng nay (9/6), phiên tòa xét xử Đào Thu Hương (tức My "soi") và đồng bọn được khai mạc Các bị cáo bị khép tội "Hiếp dâm", "Hiếp dâm trẻ em" và "Cướp tài sản". My "sói" xuất hiện tại tòa với chiếc áo hoa, mái tóc để xõa, gương mặt buồn, bầu bĩnh có trang điểm nhẹ. Ngoại trừ đôi...