Trung Quốc liên minh với Nga hạn chế tầm ảnh hưởng của Mỹ
Trung Quốc đang liên minh với Nga để hạn chế tầm ảnh hưởng của Mỹ và phương Tây ở vùng Đông Á, đặc biệt là Biển Đông, theo đài Press TV (Iran) ngày 25.10.
Tàu tuần tra của Trung Quốc – Ảnh minh họa: Bloomberg
Press TV dẫn phát biểu của một nhà phân tích người Mỹ nói rằng Trung Quốc đang rất lo ngại tầm ảnh hưởng của Mỹ ở Đông Á và muốn ngăn cản điều này cùng với liên minh của mình trong khối các nền kinh tế mới nổi ( BRICS – gồm Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi).
“Có thể nhận thấy Trung Quốc đang cố gắng làm đối trọng để kiểm soát tầm ảnh hưởng của Mỹ và tạo ra một vùng phòng thủ đối với Mỹ”, Keith Preston, nhà phân tích người Mỹ và là người điều hành attackthesystem.com – trang web ủng hộ chủ nghĩa phi chính phủ, ngày 25.10 nói với Press TV.
Video đang HOT
Ông Preston cho rằng những động thái và chính sách của Bắc Kinh gần đây đã phản ảnh rõ nét ý đồ của Trung Quốc muốn mở rộng tầm ảnh hưởng của mình, cũng là để khống chế Mỹ.
Để tăng sức nặng đối trọng, Trung Quốc muốn liên kết với khối các nước thuộc khối BRICS. Tuy nhiên, theo chuyên gia người Mỹ, liên minh với Nga có tiềm năng nhất trong khối này vì Moscow luôn đối đầu với Washington trên mọi vấn đề quốc tế.
“Trung Quốc tăng cường liên kết với Nga, cả 2 quốc gia này đều xem nhau là đồng minh quan trọng để chống lại sự bá quyền của Mỹ và phương Tây”, ông Preston nhận định.
Nhà phân tích người Mỹ này còn cho biết ngoài tăng cường sức mạnh quân sự ở khu vực Biển Đông nói riêng và Đông Á nói chung thông qua xây dựng đảo nhân tạo trái phép, Trung Quốc còn muốn phát triển hệ thống cảng, hàng hải ở khu vực tranh chấp nhằm mục đích ngăn chặn và phá vòng phong tỏa của Mỹ trên biển, theo Press TV.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Vươn ra xa để cạnh tranh gần
Tất cả 6 quốc gia mà Thủ tướng Shinzo Abe tới thăm trong chuyến công du đang diễn ra đều không quan trọng đối với Nhật Bản về phương diện thị trường xuất khẩu bằng phương diện hợp tác đầu tư và ảnh hưởng chính trị.
Thủ tướng Shinzo Abe bắt đầu chuyến thăm 6 nước châu Á, từ ngày 23.10 - Ảnh: AFP
Các điểm đến bao gồm Mông Cổ và 5 quốc gia vùng Trung Á Kazakhstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Turkmenistan. Ông Abe còn là Thủ tướng Nhật đầu tiên thăm Kyrgyzstan, Tajikistan và Turkmenistan. Nhìn từ giác độ địa chiến lược thì có thể thấy chủ ý của ông Abe là cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc.
Ở khu vực này, ảnh hưởng của Trung Quốc đặc biệt sâu đậm và đang có phần vượt qua Nga. Về địa lý, tất cả những nước nói trên đều gần Trung Quốc hơn Nhật Bản.
Thời gian qua, Trung Quốc đã tận dụng triệt để tiềm lực kinh tế - tài chính của mình để thiết lập những thể chế tài chính đa phương mới cũng như nhiều cơ chế hợp tác mới để tập hợp và tranh thủ các đối tác ở khu vực. Đặc biệt là những nước có nhu cầu lớn về viện trợ và hỗ trợ tài chính để phát triển như 6 nước mà Thủ tướng Abe tới thăm.
Trong đó, phải kể đến việc đẩy mạnh thể chế hóa, mở rộng phạm vi hoạt động và kết nạp thành viên mới vào Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, thành lập Ngân hàng Phát triển mới (NDB) của Nhóm BRICS và Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB).
Nhật Bản không hề thua kém Trung Quốc về tiềm lực kinh tế - tài chính nhưng chỉ có mỗi Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) làm công cụ. Vì thế mà Thủ tướng Abe phải cất công đi xa, tới những đối tác bị xao nhãng ở thời trước để ganh đua với đối tác ở gần mình.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Liên minh cầm quyền Iraq hối thúc Thủ tướng nhờ Nga không kích IS Liên minh cầm quyền ở Iraq và lực lượng dân quân người Shiite ngày 21/10 hối thúc Thủ tướng Iraq Al-Abadi nên đề nghị Nga không kích chống IS. Ông Muen al-Kadhimi một cố vấn quân sự của lực lượng người Shiite cho biết, Nga đã chứng tỏ sự quyết liệt hơn trong chiến dịch không kích chống tổ chức khủng bố Nhà...