Trung Quốc leo thang tại Biển Đông, Mỹ thay đổi học thuyết chiến tranh
Công ty dầu khí lớn nhất Trung Quốc Sinopec đang tiến hành xây dựng một trạm dịch vụ tại Hoàng Sa nhằm tiếp tục mở rộng cơ sở hạ tầng dân sự, cắm sâu thêm chân rễ vào trung tâm hàng hải khu vực Đông Nam Á bất chấp sự phản đối của Việt Nam và dư luận quốc tế.
Để đói phó tình hình mới, Mỹ cũng bắt đầu thay đổi học thuyết chiến tranh để đối đầu với kịch bản xấu nhất đến từ Bắc Kinh.
Hãng Reuters dẫn nguồn từ cổng thông tin chính thức Microblog của Công ty Sinopec ngày thứ Hai, 14/12 cho biết, Công ty dầu khí Sinopec của Trung Quốc hiện đang tiến hành xây dựng trạm dịch vụ và bể chứa dầu trên đảo Phú Lâm nằm trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Theo tuyên bố của công ty này, sẽ mất khoảng một năm để hoàn thành các hạng mục xây dựng. Được biết, Sinopec là công ty quốc doanh đứng hàng đầu trên sàn chứng khoán Trung Quốc.
Đảo Phú Lâm có dân và quân số khoảng 1.000 người và nơi đây đang trở thành khu vực du lịch trá hình của Trung Quốcnhằm “xâm lược” về nhận thức chủ quyền quần đảo đá ngầm và rạn san hô đã từng được người Việt bảo vệ, gìn giữ cho đến năm 1974.
Video đang HOT
Công trình xây dựng của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
Theo Reuters, Trung Quốc đã kiểm soát toàn bộ quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 sau một cuộc chạm chán với hải quânViệt Nam Cộng Hòa, và từ bấy đến giờ, nhiều sự cố vẫn chưa được giải quyết. Đài Loan cũng công nhận chủ quyền của các quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc từ lâu đã nuôi tham vọng chiếm giữ gần như tất cả các vùng biển giàu năng lượng của Biển Đông, nơi có hơn 5 tỷ USD thương mại hàng hải đi qua mỗi năm. Philippines, Brunei, Việt Nam, Malaysia và Đài Loan đều là những quốc gia đang tuyên bố chủ quyền chồng lấn trên vùng biển Đông Nam Á.
Hải quân Trung Quốc trong những ngày gần đây thực hiện nhiều cuộc tập trận hơn trong khu vực giao thông hàng hải quốc tế. Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố vào ngày Chủ Nhật, 12/12 rằng tập luyện là công việc thường xuyên của hải quân nước này.
Hoa Kỳ đã nhiều lần chỉ trích và yêu cầu Bắc Kinh dừng xây dựng đảo nhân tạo và tiến hành tuần tra trên biển và trên khôngtại các khu vực quanh quần đảo Trường Sa đang tranh chấp. Thế nhưng đến nay, nước này vẫn ngang nhiên tiếp tục xây dựng các công trình kiên cố mà mục đích thì đã rất rõ ràng là thiết lập căn cứ quân sự để bảo vệ chủ quyền của mình tại vùng biển này. Theo tạp chí Foreign Policy, hiện hải quân Mỹ đang tính toán lại chiến lược chiến tranh ở Thái Bình Dương và mua sắm các loại tên lửa chống tàu mới để đối phó với Trung Quốc, đặc biệt trên Biển Đông. Người phát ngôn hải quân Mỹ Robert Myers cho biết hải quân sẽ triển khai tên lửa Tomahawk thế hệ mới tới các hạm đội Thái Bình Dương trong vài năm tới. Ngoài ra tên lửa chống tàu tầm xa hoặc nâng cấp tên lửa đánh chặn SM-6 cũng nằm trong kế hoạch này.
Theo Sống mới
100 tỉ USD bốc hơi cùng 90% giá trị hãng dầu thô lớn thứ năm thế giới
100 tỉ USD bốc hơi khi Ecopetrol, hãng sản xuất dầu mỏ có giá trị đứng thứ năm thế giới - một trong những doanh nghiệp từng lớn nhất Mỹ La tinh, mất 90% giá trị thị trường.
Ảnh: Reuters
Theo Bloomberg, Ecopetrol từng là nhà sản xuất dầu lớn thứ năm thế giới tính theo giá trị thị trường vào thời hoàng kim năm 2012. Hiện tại, giá trị vốn hóa thị trường của Ecopetrol giảm 90%, từ mức cao nhất 136,7 tỉ USD xuống còn 14,5 tỉ USD. Hãng dầu thô thuộc sở hữu của nhà nước Colombia giờ đây là nhà sản xuất đứng thứ 38 thế giới.
Khi quân đội Colombia giành lại lãnh thổ cách đây khoảng 150 năm, lĩnh vực dầu mỏ của Colombia - quốc gia giáp biên giới với Venezuela - có triển vọng khá sáng sủa. Giá cổ phiếu của Ecopetrol tăng vọt vì các nhà đầu tư đặt kỳ vọng vào sản lượng, tuy nhiên điều này đã không thành sự thật. Khi cổ phiếu của các hãng sản xuất dầu vẫn còn cao, vào năm 2013, chính phủ nước này thà bán cổ phần trong hãng sản xuất điện Isagen hơn là cổ phần của Ecopetrol.
Tháng 8.2013, Bộ trưởng Tài chính Mauricio Cardenas, người có mặt trong Hội đồng quản trị của Ecopetrol, cho biết chính phủ Colombia không muốn bán cổ phần trong công ty này, vì triển vọng tăng trưởng của nó vẫn vượt hãng Isagen. Song từ lúc đó, cổ phiếu Isagen tăng 4,2%, trong khi cổ phiếu Ecopetrol lao dốc 74%. Chuyện bán cổ phiếu của hãng Isagen đến nay vẫn chưa diễn ra do một loạt rào cản pháp lý.
Năm qua, cổ phiếu hãng Ecopetrol đã giảm 55% theo giá đô la Mỹ, trở thành cổ phiếu diễn biến tệ nhất trong số các hãng sản xuất dầu với giá trị vốn hóa thị trường hơn 10 tỉ USD. Mục tiêu sản xuất năm 2015 của công ty ban đầu là 1 triệu thùng dầu, sau đó bị hạ xuống còn 760.000 thùng.
Tăng trưởng trong sản lượng dầu của Ecopetrol từ năm 2006 thuộc top tốt nhất thế giới, với tỷ lệ thành công trong các cuộc thăm dò là 24% vào năm 2014. Dù có điểm sáng trên, vấn đề cắt giảm ngân sách thăm dò dầu khí và dự trữ vốn ít ỏi vẫn còn gây lo lắng.
Giá dầu lao dốc có thể sẽ khiến công ty này bị buộc phải thu hẹp quy mô dự trữ của họ trong năm tới. Phó chủ tịch thăm dò dầu khí hãng Ecopetrol, ông Max Torres, cho hay: "Nước Mỹ có thể đủ khả năng thích ứng với giá dầu thấp và tiếp tục với ngành công nghiệp dầu mỏ và đá phiến của họ. Song với một ngành công nghiệp mới như của chúng tôi, đó là chuyện rất khó khăn. Viễn cảnh tươi sáng đó chỉ dành cho tương lai, khi giá cả đi lên".
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Thông điệp Trung Quốc gửi OPEC: 'Giá dầu đã quá thấp' Nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới có thể vừa gửi một lời nhắn đến Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Ảnh: AFP Bloomberg dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu đầu tư Sanford C. Bernstein & Co. cho hay việc Trung Quốc ngưng giảm giá nhiên liệu trong khi giá dầu thô vẫn đang tiếp tục giảm...