Trung Quốc lên tiếng vụ xây đảo nhân tạo, căn cứ quân sự trái phép ở Trường Sa
Cái bà Oánh gọi là “cải tạo điều kiện sống và làm việc cho nhân viên trên đảo” thực chất chính là mở rộng các hoạt động đồn trú quân sự trái phép.
Bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Thời báo Hoàn Cầu ngày 10/9 đưa tin, hôm qua 9/9 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã bị các phóng viên truy vấn về việc nước này xây dựng đảo nhân tạo và căn cứ quân sự (bất hợp pháp) trên 6 bãi đá nằm trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc thôn tính, chiếm đóng bất hợp pháp từ năm 1988 đến nay).
Theo tờ Hoàn Cầu, có phóng viên đã đặt câu hỏi rằng, theo đài BBC, Trung Quốc đã và đang tiến hành hoạt động xây dựng (trái phép) quy mô lớn, biến một số bãi đá ở Trường Sa thành đảo nhân tạo, tại sao Bắc Kinh lại làm như vậy?
Bà Hoa Xuân Oánh trả lời, (cái gọi là) lập trường của Trung Quốc rất rõ, Trung Quốc có (cái gọi là) chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Trường Sa và các vùng biển phụ cận. Do đó hoạt động của Trung Quốc tại các bãi đá, rặng san hô ở Trường Sa là “sự vụ chủ quyền của Trung Quốc”, không có gì để bàn cãi?!
Phóng viên tiếp tục truy hỏi, Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo quy mô lớn như vậy là nhằm mục đích thương mại hay tính toán quân sự? Bà Hoa trả lời, theo bà ta biết thì các hoạt động xây dựng (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Trường Sa chủ yếu là “cải thiện điều kiện sống và làm việc (bất hợp pháp) của các “nhân viên” trên đảo.
Như vậy có thể thấy Trung Quốc vẫn tiếp tục luận điệu ngang ngược đòi “chủ quyền” phi lý đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam, trên cơ sở cái vô lý ấy để tiếp tục lộng hành bất chấp tất cả, thích làm gì thì làm. Hoa Xuân Oánh không thừa nhận, cũng không phù nhận việc Trung Quốc đang đảo hóa trái phép ở 6 bãi đá ở Trường Sa mà chỉ nói “ỡm ờ” rằng đó là hoạt động “cải tạo điều kiện sống và sinh hoạt cho nhân viên trên đảo”.
Tuy nhiên, bản thân các câu hỏi của phóng viên Trung Quốc hoặc quốc tế chất vấn bà Oánh mà tờ Thời báo Hoàn Cầu không nêu đích danh cho thấy, chính truyền thông Trung Quốc cũng như quốc tế đã thừa nhận các hành vi biến đá thành đảo (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Trường Sa. Không dừng lại ở đó, nó còn cho thấy quy mô Trung Quốc đang tiến hành rất lớn.
Video đang HOT
Truyền thông và giới phân tích quốc tế không ngờ nghệch đến mức tin vào những gì Trung Quốc nói, bởi đồn trú trái phép trên 7 bãi đá ở Trường Sa ( Gạc Ma, Chữ Thập, Tư Nghĩa, Subi, Gaven, Châu Viên và Vành Khăn) chẳng có “nhân viên” nào, mà là lượng binh lính thuộc hạm đội Nam Hải với đầy đủ vũ khí đạn dược.
Vì vậy, cái bà Oánh gọi là “cải tạo điều kiện sống và làm việc cho nhân viên trên đảo” thực chất chính là mở rộng các hoạt động đồn trú quân sự trái phép, xây dựng căn cứ quân sự mới nhằm mục đích độc chiếm Biển Đông như nhiều chuyên gia đã phân tích.
Theo Giáo Dục
'Bản chất ngầm' của cuộc chiến Hải Dương?
Như vậy, giàn khoan Hải Dương 981 hay các giàn khoan khác, đảo nhân tạo tại Gạc Ma hay bãi Chữ Thập đang cho thấy bản chất "ngầm" thật sự hiện nay.
Khi các giàn khoan Trung Quốc đang tiến thêm vào thềm lục địa VN, khi cả thế giới đang bàn luận về một chính sách hung hãn hơn từ Bắc Kinh, khi những bước chân đang dồn dập theo tiếng gọi non sông trên đường phố Hà Nội, Đà Nẵng hay Sài Gòn, khi những tranh luận gay gắt về việc kiện Bắc Kinh ra tòa án quốc tế chưa ngã ngũ... thì có vẻ như, câu chuyện chính về biển Đông vẫn đang để ngỏ nhiều lời giải.
Câu chuyện đó có vẻ đang xoay quanh một cuộc chiến thầm lặng đang diễn ra mà tiêu điểm của nó đi ra ngoài các yếu tố quân sự đơn thuần. Điều chúng tôi muốn bàn trong phạm vi bài viết này, đó là "cuộc đấu" sức mạnh của tri thức và khoa học kỹ thuật biển, quanh chuyện giàn khoan Hải Dương 981.
Theo nguồn dẫn từ tờ Forbes, trong năm 2013 Trung Quốc đã vượt qua Đức trở thành quốc gia sở hữu số bằng sáng chế lớn thứ ba thế giới. Những bước chuyển đổi nền kinh tế từ "sản xuất tại Trung Quốc" sang "sáng chế tại Trung Quốc" đưa Trung Quốc từ vị trí thứ 6 (2008) lên vị trí thứ 3 khi chiếm 16% số lượng bằng sáng chế toàn cầu, đứng sau Mỹ (28%) và Nhật Bản (21%).
Bên cạnh đó, hai tập đoàn công nghệ Trung Quốc ZTE và Huawei cũng đạt được vị trí 2 và 3 trong bảng xếp hạng của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO). Một trong những dấu hiệu khác cho thấy sự mạnh mẽ của Trung Quốc trong lĩnh vực đầu tư kinh tế công nghệ chính là con số hơn 6 tỷ USD đã được Trung Quốc "đổ" vào lĩnh vực công nghệ tại Mỹ.
Tốc độ phát triển thần kỳ này xuất phát từ sự hỗ trợ của phía Chính phủ, kể từ khi các nhà lãnh đạo nước này nhận thức được rằng cần phải phát huy sức mạnh tri thức. Đặc biệt, Trung Quốc giờ đây đã gia nhập nhóm các nước có thể tự xây dựng các giàn khoan có khả năng khai thác sâu dưới lòng biển. Khác với các nước trong nhóm, Trung Quốc là quốc gia duy nhất có vấn đề tranh chấp hàng hải nghiêm trọng với các nước láng giềng. Chính vì vậy, đây được xem như một công cụ hữu hiệu không chỉ trong giải quyết vấn đề an ninh năng lượng mà còn đóng vai trò chiến lược quan trọng.
Những phân tích này lý giải động cơ muốn thúc đẩy ngành khai thác năng lượng xa bờ của Trung Quốc và vạch ra những tác động của hành vi này tại khu vực biển Đông.
Giàn khoan Hải Dương 981 của TQ hạ đặt trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế của VN
"Bản chất ngầm"?
Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) được Chính phủ thành lập vào tháng 2/1982 với mức vốn 95 tỷ NDT (48 tỷ USD). Một trong những mục tiêu ban đầu của tập đoàn này chính là xây dựng quy định về khai thác dầu xa bờ. Vì vậy, công bằng mà nói, CNOOC và các quy định về khai thác dầu xa bờ là cặp bài trùng đánh dấu sự khởi đầu cho ngành công nghiệp khai thác xa bờ của Trung Quốc.
Giàn khoan nước sâu đầu tiên của Trung Quốc bắt đầu hoạt động gần quần đảo ở Biển Đông trong một động thái nhằm để khẳng định tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh.
Chủ tịch CNOOC từng tuyên bố "Giàn khoan nước sâu là vũ khí lãnh thổ di động mang tính chiến lược nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí ngoài khơi của nước này." Công nghệ đi trước một bước thể hiện trong tuyên bố này. Khẳng định của quan chức trên cũng cho thấy, TQ xem giàn khoan như một phương thức hiệu năng nhất để tăng cường sự hiện diện trên các vùng biển, là chiến lược mà không gây ra những xung đột về mặt quân sự.
Cách chọn khu vực khai thác cho thấy, những gì mà Trung Quốc đang khẳng định đều không tồn tại trong Luật biển công nhận nền tảng cấu trúc hoặc là lãnh thổ có chủ quyền. Câu nói của chủ tịch CNOOC cũng cho thấy rằng Trung Quốc có ý định sử dụng các nền tảng CNOOC để từ từ giành quyền kiểm soát khu vực ngoài khơi bằng cách tạo ra một sự nhập nhằng về lập luận, cũng như mù mờ về bằng chứng pháp lý.
Giàn khoan "Nam Hải số 9" của Trung Quốc. Ảnh: Shipspotting
Cách thức "nối chủ quyền" này tiếp tục lặp lại một lần nữa khi các hình ảnh vệ tinh chứng thực những hòn đảo nhân tạo đang được Bắc Kinh nhào nặn. Theo nguồn tin từ tờ báo Đài Loan Want China Times, một cơ sở quân sự tại Gạc Ma mà Trung Quốc đánh chiếm của Việt Nam năm 1988 đang được gấp rút hình thành. Cơ sở này được dự đoán mang hình hài của một sân bay quân sự mới với mục đích tăng cường khả năng triển khai lực lượng tại khu vực các vùng biển giáp quanh.
Một giáo sư Mỹ tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh cho biết rằng kế hoạch biến Bãi Chữ Thập thành đảo nhân tạo đã được trình lên Trung Nam Hải xem xét. Chưa biết rõ bên trong kế hoạch đó sẽ bao gồm những công trình cụ thể gì, nhưng có thể dự đoán Bãi Chữ Thập sẽ được "tân trang" thành một cứ điểm quân sự với chức năng trung chuyển và tiếp liệu cho các tàu và máy bay xung kích. Tờ Global Times của Trung Quốc còn bật mí rằng đó có thể là đường băng và một bến tàu. Các dự án này đã được giới khoa học đại dương của Trung Quốc nghiên cứu và tính toán từ nhiều năm trước.
Như vậy, giàn khoan Hải Dương-981 hay các giàn khoan khác, đảo nhân tạo tại Gạc Ma hay bãi Chữ Thập đang cho thấy bản chất "ngầm" thật sự hiện nay.
Một bên đang áp đặt sức mạnh quân sự. Trong khí đó một bên lại đang chiếm lợi thế về lý lẽ chủ quyền, và được dư luận bên ngoài ủng hộ. Quan trọng hơn cả là cuộc cạnh tranh về mặt công nghệ và con người (theo hàm nghĩa chất xám và chuyên môn).
Việt Nam trong tư cách một quốc gia đang chiếm ưu thế về mặt dư luận và tính chính nghĩa, song nếu không cụ thể hóa những ưu thế này thành hành động, thì các yếu tố được xem là lợi thế sẽ không thể duy trì mãi.
Trong mặt trận khoa học kỹ thuật, đặc biệt những ngành nghề có liên quan trực tiếp đến nghiên cứu biển Đông, khoảng cách thực lực sẽ không thể rút ngắn, mà nó sẽ giãn ra theo thời gian. Tìm ra một ngành khoa học công nghệ biển "trọng điểm" và "đủ chuyên sâu" là câu hỏi của các nhà chính trị và giới khoa học nước nhà. Trong từng địa hạt, thị trường "ngách" đang là mặt trận mà các chiến sĩ học giả cần phải dấn thân.
Mọi căng thẳng đều có điểm chung: kẻ đối đầu và điểm dừng của kết quả. Nhưng cuộc chiến này là trường kỳ, và đối thủ chủ chốt sẽ là chính mình. Vượt qua bản thân mình là việc phải làm trong thời điểm này, dẫu có nhìn từ góc độ pháp lý, hay từ quyết tâm xây dựng một liên ngành khoa học "biển Đông" tinh nhuệ.
Vũ Quỳnh
Theo_VietNamNet
Tham vọng "nuốt trọn" biển Đông của Trung Quốc chuyển động từng ngày Tờ The Philippine Star dẫn lời ông Aquino nói rõ rằng các tàu Trung Quốc đang hoạt động ở khu vực đá Ga Ven và đá Châu Viên thuộc Trường Sa. Tham vọng biển Đông của TQ chuyển động từng ngày Tổng thống Philippines Benigno Aquino III hôm 5/6 tiết lộ rằng ông đã nhận được các báo cáo về "sự chuyển động"...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vợ ngất lịm, tử vong khi đưa tang chồng

Người Việt hỗ trợ nạn nhân động đất, ám ảnh cả làng bị thiêu rụi ở Myanmar

Làm pháo lậu ở Hà Nội, nam thanh niên tử vong sau nhiều tiếng nổ

Radar phát hiện sự sống trong đống đổ nát, lực lượng cứu hộ Bộ Công an cưa, phá bê tông

Hiện trường cháy ô tô trên cao tốc, 1 người tử vong trong cabin

Ô tô con bẹp dúm sau va chạm với xe khách

Đoàn cứu hộ Việt Nam nỗ lực đưa nạn nhân 14 tuổi ra khỏi đống đổ nát

Chồng chở vợ đi khám thai, cả hai bị tai nạn tử vong tại chỗ

CSGT đưa cháu bé đi lạc quay lại trường học

Phát hiện thi thể nam sinh trôi trên kênh ở Cà Mau

Bình Phước: Nam thanh niên 18 tuổi tử vong trong tư thế treo cổ ở biệt thự

Cháy ô tô trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, 1 người tử vong
Có thể bạn quan tâm

Buổi họp báo vi phạm "tính người" của Kim Soo Hyun
Hậu trường phim
17:34:54 01/04/2025
Chém đứt lìa bàn tay bạn vì tranh cãi trên bàn nhậu
Pháp luật
17:32:51 01/04/2025
Tóm dính cặp đôi Vbiz ngầm công khai tình cảm trước hàng trăm người, để lộ bằng chứng khó chối cãi
Sao việt
17:28:03 01/04/2025
Chỉ sau 1 đêm: BLACKPINK và Kendrick Lamar đồng loạt có thông tin sẽ đến Việt Nam?
Nhạc quốc tế
17:23:28 01/04/2025
Ngày này gần 50 năm trước, Trái Đất đột nhiên mất đi lực hút
Lạ vui
17:20:12 01/04/2025
Pháo có liên quan gì đến buổi họp báo của Kim Soo Hyun?
Nhạc việt
17:19:23 01/04/2025
Nghẹt thở: Người đàn ông nhảy qua lối đi bị gãy ở tầng 50 để tìm kiếm vợ con trong trận động đất tại Bangkok
Netizen
17:13:19 01/04/2025
Hơn 30 phút nức nở độc diễn của Kim Soo Hyun: Có kịch bản sẵn, make-up kỹ lưỡng và nước mắt chắc chắn phải rơi!
Sao châu á
17:11:09 01/04/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa tối có 4 món này ăn bao nhiêu cơm cũng hết
Ẩm thực
16:46:22 01/04/2025
Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng bệnh sởi, đáp ứng điều trị tốt nhất
Sức khỏe
16:40:39 01/04/2025