Trung Quốc lên tiếng về chiến lược “Không Covid” trước làn sóng Omicron
Nhà dịch tễ học hàng đầu Trung Quốc Chung Nam Sơn cho rằng thế giới nên công nhận chiến lược chống dịch của nước này là đúng đắn, khi biến chủng Omicron lây lan nhanh chóng.
Người dân được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại Trung Quốc (Ảnh: Global Times).
“Đối với một số quốc gia, chỉ riêng số ca nhiễm hàng ngày đã vượt quá 100.000 người. Chúng tôi đã cố gắng giữ số ca nhiễm chỉ ở mức 40.000 người trong 20 tháng qua. Chiến lược chống dịch ổn định và bền vững đã cho phép hoạt động kinh tế trở lại bình thường”, ông Chung Nam Sơn, chuyên gia dịch tễ hàng đầu và cũng là cố vấn chính sách ứng phó Covid-19 của chính phủ Trung Quốc, phát biểu tại hội nghị y tế ở Quảng Châu hôm 18/12.
Theo ông Chung Nam Sơn, trong bối cảnh biến chủng Omicron lây lan khắp thế giới với tốc độ kỷ lục như hiện nay, các nước nên công nhận phương pháp tiếp cận của Trung Quốc trong việc ứng phó với đại dịch Covid-19.
Ông Chung Nam Sơn cho biết, trong 2 tuần phát hiện ca nhiễm đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, mặc dù chưa thể xác nhận virus corona mới có khả năng lây nhiễm từ người sang người, nhưng Trung Quốc đã thực hiện một động thái quyết đoán là phong tỏa cả thành phố để kiểm soát sự lây nhiễm.
Ông Chung Nam Sơn, chuyên gia dịch tễ hàng đầu và cũng là cố vấn chính sách ứng phó Covid-19 của chính phủ Trung Quốc (Ảnh: Weibo).
Covid-19 đạt đỉnh ở Trung Quốc trong 2 tuần đầu tiên của đại dịch vào tháng 1 và tháng 2/2020, nhưng giảm xuống sau 2 tuần tiếp theo. Ông Chung Nam Sơn cho biết tổng số ca mắc Covid-19 tại Trung Quốc khoảng 120.000 người.
Chuyên gia dịch tễ cũng ca ngợi thành công của Trung Quốc trong việc ngăn chặn Covid-19 nhờ xác định sớm, chẩn đoán, cách ly, điều trị ngay lập tức và tiêm phòng vaccine.
Video đang HOT
“Việc xét nghiệm nhanh đóng vai trò quan trọng giúp Trung Quốc có được chiến thắng trước đại dịch”, ông Chung Nam Sơn nói, đồng thời cho biết việc tiêm chủng phổ cập cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chống dịch.
Hiện gần 1,2 tỷ người trong số 1,4 tỷ dân Trung Quốc đã được tiêm vaccine đầy đủ.
Trung Quốc là thành trì cuối cùng còn theo đuổi chiến lược “Không Covid-19″ (Zero Covid) hay đối phó không khoan nhượng để đưa số ca nhiễm về 0 bằng các biện pháp quyết liệt như xét nghiệm, truy vết, phong tỏa diện rộng. Hiện có nhiều ý kiến trái chiều về chiến lược này khi hầu hết các nước đã bắt đầu điều chỉnh biện pháp ứng phó để sống chung với đại dịch nhằm hạn chế thiệt hại về kinh tế và tâm lý xã hội.
Một số chuyên gia cho rằng, kinh tế Trung Quốc đủ lớn để duy trì chiến lược “Không Covid-19″ trong thời gian dài. Tuy nhiên, trong bối cảnh các nước mở cửa, điều đó có thể kéo theo nền kinh tế lớn thứ hai thế giới bị cô lập. Một số ý kiến nhận định, Trung Quốc cuối cùng sẽ phải từ bỏ “Không Covid-19″, nhưng trước tiên nước này sẽ chọn vài nơi thử nghiệm để kiểm soát rủi ro.
Biến chủng Omicron xuất hiện tại nam châu Phi vào tháng trước đã làm đảo lộn kế hoạch sống chung với Covid-19 của một số quốc gia, buộc các chính phủ phải áp đặt trở lại các biện pháp hạn chế, đóng cửa biên giới và tăng cường kiểm soát sự lây lan của dịch. Omicron cho đến nay đã lan ra gần 90 quốc gia trên thế giới, trong đó Trung Quốc ghi nhận 2 ca nhiễm. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo về làn sóng lây nhiễm chưa từng thấy do biến chủng này.
Do lo ngại Omicron, Trung Quốc tiếp tục siết chặt các biện pháp chống dịch trước Tết Nguyên đán, bắt đầu từ ngày 1/2/2022. Hầu hết chính quyền địa phương khuyến cáo người dân tránh đi du lịch trong những ngày nghỉ lễ trừ khi thực sự cần thiết. Người dân cũng được yêu cầu tránh các bữa tiệc và lễ kỷ niệm tập trung đông người.
Dịch bùng phát nhanh kỷ lục cản trở chiến lược 'Không COVID-19' của Trung Quốc
Trung Quốc đã kiểm soát số ca mắc mới COVID-19 xuống bằng 0 ba lần trong 5 tháng qua, song những đợt lây nhiễm đang bùng lên nhanh chưa từng thấy trước đây.
Diễn biến xấu này đã đặt ra những câu hỏi về việc liệu quốc gia này có thể theo đuổi chiến lược "Không COVID-19" bao lâu nữa.
Khoảng cách về thời gian giữa các đợt bùng phát lớn ở Trung Quốc đã giảm từ gần 2 tháng trong nửa cuối năm ngoái xuống còn 12 ngày hồi tháng 5 vừa qua, khi đất nước này ghi nhận những trường hợp nhiễm biến thể Delta đầu tiên.
Một kỹ thuật viên phòng xét nghiệm COVID-19 tại Trung Quốc. Ảnh: AFP
Theo số liệu do hãng Bloomberg tổng hợp, trong khi Trung Quốc vẫn có thể đẩy lùi số ca tại cộng đồng trở lại con số 0 thì quãng thời gian không ghi nhận người lây nhiễm đang trở lên ngắn lại.
Vấn đề này đang trở thành cuộc xung đột giữa một chiến lược chống dịch được cho là toàn diện nhất thế giới - đóng cửa biên giới, xét nghiệm hàng loạt, truy vết tiếp xúc và siết chặt quản lý hoạt động đi lại - và một mầm bệnh ngày càng dễ dàng thâm nhập vào những hệ thống phòng thủ được thiết kế nghiêm ngặt để ngăn chặn sự lây truyền.
Dễ lây lan tương tự như thủy đậu, biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 đang chứng tỏ nó là một kẻ thù khó nhằn đối với Trung Quốc, quốc gia cuối cùng trên thế giới cam kết theo đuổi toàn diện chiến lược "Không COVID-19" nhằm loại trừ toàn bộ ca bệnh.
Làn sóng lây lan virus mới nhất ở Trung Quốc đã lan rộng 11 tỉnh và xâm nhập vào thủ đô Bắc Kinh. Các quan chức đang cảnh báo rằng tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn và đã đóng cửa một thị trấn giáp với Mông Cổ, nơi ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất trong đợt bùng phát hiện tại.
Sau khi đợt bùng phát ban đầu ở Vũ Hán bị dập tắt, Trung Quốc có thể kéo dài tình trạng không có ổ dịch lớn nào tại địa phương trong hai tháng. Điều đó cho phép nền kinh tế lớn thứ hai thế giới duy trì hoạt động của các nhà máy, chi tiêu của người tiêu dùng và hoạt động đi lại trong biên giới. Đây cũng là quốc gia lớn duy nhất đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế vào năm 2020.
Tuy nhiên, việc trông cậy vào cùng chiến lược ban đầu để dập tắt biến thể Delta có thể cản trở tốc độ tăng trưởng trong năm nay.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho trẻ nhỏ tại Hohhot, Khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc ngày 24/10. Ảnh: THX/TTXVN
Việc đóng cửa nền kinh tế, đình chỉ việc đi lại bằng đường hàng không và tàu hỏa, cùng các biện pháp hạn chế khác được áp dụng trải dài trên một nửa đất nước Trung Quốc trong suốt mùa hè qua đã làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng.
Kể từ đó, các đợt bùng phát mới tiếp tục đè nặng lên tâm lý người dân, làm giảm sút nhu cầu du lịch trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh Trung Quốc hồi đầu tháng 10.
Tuy nhiên, chính phủ và cơ quan y tế Trung Quốc không có dấu hiệu lùi bước khỏi quyết tâm khống chế hoàn toàn virus SARS-CoV-2, ít nhất là trước Thế vận hội mùa đông dự kiến tổ chức vào tháng 2/2022.
Trung Quốc đang đi ngược lại xu hướng sống chung an toàn với virus trên toàn cầu chung cũng như dựa vào tiêm chủng để bảo vệ người dân khỏi nhập viện và tử vong. là trò chơi cuối cùng không thể tránh khỏi của đại dịch.
Nhiều quốc gia khác trong khu vực từng theo đuổi "Không COVID-19" đang bắt đầu xoay trục. Singapore và Australia đã nới lỏng quy định cách ly với người tiêm vaccine. Trong khi New Zealand chịu thừa nhận đợt bùng phát mới nhất do biến thể Delta gây ra có khả năng không thể đưa về 0. Tất cả đều đã vạch ra kế hoạch mở cửa trở lại với thế giới.
Nhưng đó là một tầm nhìn mà cho đến nay Bắc Kinh vẫn tỏ ra ít quan tâm. Giới chức liên quan vẫn chưa đề cập đến bất kỳ biện pháp thay thế nào trong tương lai.
Hồi cuối tháng 9, các nhà phân tích tại công ty đầu tư Natixis SA từng lưu ý khách hàng về chiến lược trên của Trung Quốc. Họ nhận xét rằng mặc dù phương pháp "Không COVID-19" đã thành công trong việc ngăn chặn virus, nhưng nó khiến Trung Quốc ngày càng phải gánh chịu những chi phí kinh tế dài hạn do sự không chắc chắn về lối thoát.
"Yếu tố không chắc chắn như vậy đang tạo ra sự biến động cao hơn và tâm lý đầu tư xấu đi trong những tháng gần đây", báo cáo của Natixis SA nhấn mạnh.
Phát biểu họp báo ngày 24/10 tại thủ đô Bắc Kinh, ông Wu Liangyou, quan chức thuộc Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cảnh báo các trường hợp mắc COVID-19 mới ở nước này sẽ gia tăng trong những ngày tới và các khu vực bị ảnh hưởng bởi đại dịch có thể tiếp tục mở rộng phạm vi. Ông Wu đồng thời khẳng định sự bùng phát các ca lây nhiễm biến thể Delta hiện nay có nguồn gốc từ nước ngoài.
Người phát ngôn của ủy ban trên, ông Mi Feng cho hay đợt bùng phát dịch COVID-19 lần này đã lan rộng ra 11 tỉnh trong tuần này, tính từ ngày 17/10. Ông cho biết, hầu hết những người bị nhiễm đều có lịch sử đi lại phức tạp, đồng thời kêu gọi các khu vực bị ảnh hưởng bởi đại dịch áp dụng "chế độ khẩn cấp".
Một số thành phố ở các tỉnh Cam Túc và Nội Mông đã tạm dừng dịch vụ xe buýt và taxi do sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Theo quan chức của Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc, ông Zhou Min, trong số các thành phố này có Lan Châu, thủ phủ tỉnh Cam Túc. Tại Vũ Hán, cuộc đua Marathon Vũ Hán, dự kiến diễn ra vào ngày 24/10 thu hút 26.000 vận động viên tham dự, cũng đã bị hoãn lại. Trong một tuyên bố vào cuối tuần trước, các nhà tổ chức cho biết việc hoãn lại là "để ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh".
Cũng tại buổi họp báo trên, người phát ngôn của Ủy ban Y tế Quốc gia Mi Feng nói rằng Trung Quốc đã tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19 cho khoảng 75,6% dân số nước này. Cụ thể, trong số 1,412 tỷ dân Trung Quốc đến nay có khoảng 1,068 tỷ người đã được tiêm chủng đủ hai liều.
Nhìn lại hành trình từ nhổ tận gốc tới chung sống với COVID-19 của các nước Trong thời gian gần hai năm xảy ra đại dịch COVID-19, thế giới chia thành hai xu hướng: chung sống hoặc nhổ tận gốc đại dịch. Nhưng dần dần, đa số các quốc gia và vùng lãnh thổ đều nhận thấy nhổ tận gốc đại dịch là điều bất khả thi, nhất là trong tình hình mới. Từ nhổ tận gốc... Khi mới...