Trung Quốc lên phương án đối phó nếu Triều Tiên sụp đổ
Hãng Kyodo News đưa tin, Trung Quốc đã thành lập nhiều đội đặc nhiệm như là một phần kế hoạch khẩn cấp nếu chế độ chính trị ở Triều Tiên sụp đổ.
Trích dẫn tài liệu nội bộ của quân đội Trung Quốc vốn được sưu tập vào mùa hè năm ngoái, hãng thông tấn Kyodo News của Nhật cho rằng, Quân đội Trung Quốc (PLA) đã tăng cường khả năng giám sát trên khắp khu vực biên giới Trung-Triều phòng trường hợp chế độ của nhà lãnh đạo Kim Jong-un sụp đổ, dẫn tới làn sóng người tị nạn từ Triều Tiên chạy sang Trung Quốc.
Quân đội Trung Quốc tiền hành một cuộc tập trận gần biên giới Triều Tiên hồi tháng 12/2013.
Để đối phó với viễn cảnh tiềm tàng trên, Bắc Kinh đã thành lập nhiều đội đặc biệt như: đội trinh sát (chịu trách nhiệm thu thập thông tin tình báo), đội kiểm tra, giám sát (để điều tra những người mới tới), nhóm bao vây (để ngăn chặn những đối tượng nguy hiểm hay không muốn cho họ nhập cảnh vào lãnh thổ) và đội hỏa lực (để đối đấu với các lực lượng đối lập).
Cũng theo tài liệu nội bộ trên, phía Trung Quốc còn tính tới phương án xây dựng các trại tập trung (mỗi trại có thể chứa tới 1.500 người) ở dọc biên giới nhằm đối phó với làn sóng người tị nạn Triều Tiên chạy sang nước này.
Video đang HOT
Phương án khác, đã được đề cập trong tập tài liệu trên, mà Trung Quốc tính tới đó là quân Mỹ sẽ vượt qua biên giới Triều Tiên với cái cớ là “can thiệp quân sự để chống chủ nghĩa khủng bố”.
Trong kịch bản này, Bắc Kinh sẽ lựa chọn các cuộc đàm phán ngoại giao để giải quyết tình hình. Tuy nhiên, nếu các cuộc thương thảo thất bại, Trung Quốc sẽ xem xét một số lựa chọn khác như đóng cửa biên giới hoặc thực hiện các cuộc tấn công mạng để phá vỡ mạng lưới thông tin.
Đặc biệt, theo Kyodo News, các tài liệu này không hề nhắc tới tên Triều Tiên một cách trực tiếp. Phía Trung Quốc chỉ sử dụng từ “người hàng xóm phía đông bắc của nước ta”.
Theo Kiến thức
Nhật, Triều 'bí mật gặp nhau ở Trung Quốc'
Một cố vấn của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có cuộc họp với giới chức CHDCND Triều Tiên tại Trung Quốc vào tháng 10.2013, gây ra những đồn đoán rằng Tokyo đang tìm cách nối lại đàm phán với Bình Nhưỡng về vấn đề người Nhật bị bắt cóc.
Ông Isao Iijima - Ảnh: AFP
Phản ứng với bản tin ngày 11.2 của hãng Kyodo News, Hàn Quốc tỏ ra thận trọng trước bất kỳ động thái đơn phương nào của Nhật liên quan đến Triều Tiên.
"Các cuộc đàm phán của Nhật với Triều Tiên nên được thực hiện bằng sự phối hợp và thông tin liên lạc chặt chẽ với Hàn Quốc và Mỹ", báo The Korea Herald dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Cho Tai-young phát biểu tại một cuộc họp báo. Ông Cho Tai-young cũng nói thêm rằng chính phủ Hàn Quốc vẫn đang thẩm định thông tin của Kyodo News.
Chuyến đi 4 ngày của ông Isao Iijima, cố vấn thủ tướng Nhật, có điểm đến là thành phố cảng Đại Liên ở đông bắc Trung Quốc, nơi Nhật và Triều Tiên từng bí mật gặp nhau trước đây, Kyodo News dẫn các nguồn tin ngoại giao tại Bắc Kinh cho biết.
Chuyến đi trùng với việc trụ sở của Tổng hội Cư dân Triều Tiên, một tổ chức ủng hộ Triều Tiên đóng tại Tokyo còn được biết đến với cái tên Chongryon, đang chờ được bán. Mặc dù một công ty Mông Cổ giành thắng lợi trong cuộc đấu giá cơ sở trên vào ngày 17.10.2013, nhưng một tòa án ở Tokyo đã bác bỏ thương vụ này với lý do các hồ sơ liên quan "không đáng tin cậy", theo Kyodo News.
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng trọng tâm chính của cuộc họp có thể là vấn đề công dân Nhật bị điệp viên Triều Tiên bắt cóc cách đây nhiều thập niên.
Sau khi ông Iijima đến Bình Nhưỡng vào tháng 5.2013, ông đã khuyên Thủ tướng Abe theo đuổi đàm phán với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Thủ tướng Abe đã bày tỏ quyết tâm giải quyết vấn đề tồn tại dai dẳng này kể từ khi nhậm chức vào tháng 12.2012.
Ông Iijima là cố vấn hàng đầu của cựu Thủ tướng Junichiro Koizumi và đã tháp tùng ông trong 2 chuyến thăm Bình Nhưỡng vào các năm 2002 và 2004 để dự các cuộc gặp thượng đỉnh với cố lãnh đạo Kim Jong-il.
Trong các cuộc đàm phán trên, ông Kim đã thừa nhận điệp viên Triều Tiên bắt cóc 13 công dân Nhật trong các thập niên 1970 và 1980. Năm trong số họ đã được đưa về nước không lâu sau cuộc đàm phán.
Bình Nhưỡng tuyên bố 8 người còn lại đã qua đời, nhưng Tokyo đòi có thêm thông tin về họ.
Theo TNO
"Sát thủ tàu ngầm" của Nga tiến vào Thái Bình Dương Một đội đặc nhiệm hải quân thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga hôm nay (19/10) sẽ chính thức khởi hành từ Vladivostok, bắt đầu chuyến đi thực hiện nhiệm vụ kéo dài 2 tháng ở Biển Thái Bình Dương, một phát ngôn viên của Hải quân Nga hôm qua (18/10) cho biết. Tàu khu trục lớp Udaloy mang tên Đô đốc...