Trung Quốc lên giọng với Philippines về biển Đông
Tàu hải giám Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough tranh chấp với Philippines – Ảnh: AFP
Trung Quốc vào hôm, 26.4, đã lớn tiếng chỉ trích nỗ lực của Philippines nhằm tìm kiếm một phán quyết quốc tế về tranh chấp tại biển Đông, lặp lại tuyên bố rằng Bắc Kinh sẽ không bao giờ từ bỏ các yêu sách chủ quyền tại đây.
Manila đang tìm cách đạt được một phán quyết của Liên Hiệp Quốc về giá trị pháp lý trong các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại khu vực bằng cách đưa tranh chấp lên Tòa án Quốc tế về luật Biển.
Video đang HOT
Hôm 25.4, Manila cho hay tòa án đã thành lập ban trọng tài để xem xét đơn kiện của Philippines, song Bắc Kinh tuyên bố đây là âm mưu nhằm ăn cắp lãnh thổ của Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố trong thông báo trên website của họ rằng Philippines đang âm mưu “khoác tấm mạng hợp pháp lên việc chiếm đóng phi pháp các hòn đảo và bãi đá của Trung Quốc”.
Thông báo của Trung Quốc yêu cầu Philippines phải rút ngay lập tức mọi binh sĩ và cơ sở trên các hòn đảo mà họ khẳng định Manila chiếm đóng phi pháp, theo AFP.
Manila đã đề nghị tòa án quốc tế thành lập dựa theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển ( UNCLOS) ra quyết định yêu cầu Trung Quốc dừng mọi hoạt động phi pháp tại biển Đông.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói công ước không áp dụng trong vụ kiện này bởi những gì Philippines đang yêu cầu là một phán quyết về chủ quyền, theo Reuters.
“Việc Trung Quốc từ chối chấp nhận yêu cầu ra tòa của Philippines có đầy đủ cơ sở theo công pháp quốc tế”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định.
Bộ này cũng tiếp tục lặp lại một tuyên bố quen thuộc rằng hai nước phải giải quyết tranh chấp thông qua các cuộc đàm phán trực tiếp, theo Reuters.
Theo TNO
Mỹ có thể tham gia nếu Nhật - Trung xung đột
Washington có thể tham gia trực tiếp nếu Tokyo và Bắc Kinh xung đột liên quan đến quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Đó là thông tin trong một báo cáo mới của Cơ quan Nghiên cứu quốc hội Mỹ (CRS) được Kyodo News đăng tải ngày 21.2. Báo cáo nhận định "Trung Quốc đã thực hiện ngày càng nhiều hoạt động gây hấn bằng cách điều cả tàu quân sự lẫn tàu hải giám và máy bay đến khu vực trên kể từ khi chính phủ Nhật mua một phần quần đảo từ một người chủ tư nhân Nhật vào tháng 9.2012". CRS còn cho rằng việc Bắc Kinh hướng radar về phía tàu khu trục Nhật tại khu vực biển gần Senkaku/Điếu Ngư, hiện do Tokyo kiểm soát, "được xem là một sự leo thang nghiêm trọng". Mặt khác, theo báo cáo trên, Mỹ tái khẳng định rằng khu vực quần đảo trên nằm trong khuôn khổ Hiệp ước An ninh Nhật-Mỹ. Điều này đặt Washington vào khả năng can dự quân sự.
Tàu hải giám Trung Quốc và các tàu tuần tra Nhật trên biển Hoa Đông hồi tháng 9.2012
- Ảnh: Reuters
Hành động gây hấn của Trung Quốc cũng là vấn đề được Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đề cập trong bài phỏng vấn đăng trên tờ The Washington Post hôm qua. Nhà lãnh đạo này khẳng định việc gây sự với Tokyo và các bên tranh chấp chủ quyền là thói quen "thâm căn cố đế" của Bắc Kinh nhằm duy trì sự ủng hộ trong nước. Ông cũng cảnh báo về những thách thức mà Trung Quốc đối mặt nếu các nước châu Á quyết định cắt giảm quan hệ thương mại và kinh tế do bất bình với hành động bành trướng của Bắc Kinh. Ngoài ra, Thủ tướng Abe còn phác thảo các kế hoạch đối phó Trung Quốc, bao gồm tăng chi tiêu quân sự và củng cố quan hệ với những nước cùng chia sẻ lo ngại về Bắc Kinh. Cũng trong bài phỏng vấn trên, Thủ tướng Nhật nhấn mạnh sự hiện diện của Mỹ tại châu Á là "quan trọng". Dự kiến, ông sẽ có cuộc hội đàm quan trọng với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Washington vào ngày 22.2 (theo giờ địa phương). Trong đó vấn đề tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc sẽ thuộc nghị trình thảo luận. Cũng trong ngày 22.2, tại thành phố Pasay của Philippines, Đối thoại lần 2 về Các vấn đề hàng hải và đại dương giữa Nhật với nước chủ nhà sẽ được tiến hành. Theo tờ The Philippine Star, phái đoàn Nhật do Kenji Kanasugi, Vụ phó Vụ Tây Nam và Đông Nam Á thuộc Bộ Ngoại giao dẫn đầu. Về phía Philippines, người dẫn đầu là Trợ lý Ngoại trưởng Gilberto Asuque.
Theo TNO
Dự đoán chiến thuật của Trung Quốc trong vụ kiện Biển Đông Giới phân tích cho rằng dù Philippines đưa tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông ra tòa án quốc tế, Bắc Kinh vẫn sẽ tiếp tục cứng rắn theo quan điểm chỉ giải quyết vấn đề mà không có sự can dự của bên thứ ba. Bộ trưởng Ngoại giao Philippines tuần này công bố rằng Manila sẽ đưa vấn đề tranh...