Trung Quốc lên giọng dọa nạt các láng giềng
Một quan chức cấp cao của quân đội Trung Quốc đã lên giọng “dạy dỗ” rằng các nước nhỏ không nên phối hợp với các nước lớn để gây mất ổn định khu vực. Ông này còn khuyên mọi người cảnh giác về đường lối quân sự “nguy hiểm và sai trái” của Nhật.
Tướng Tôn Kiến Quốc, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc.
Thượng tướng Tôn Kiến Quốc, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, đã đưa ra các bình luận mang tính dọa nạt trên trong một bài phát biểu trước các nhà ngoại giao và chuyên gia an ninh tại Diễn đàn hòa bình thế giới thường niên ở Bắc Kinh ngày 23/6.
Ông Tôn nói rằng các nước nhỏ không nên dựa vào các nước mạnh để gây chuyện. Ông này còn nói các nước nhỏ không nên vượt mặt các nước lớn hơn hoặc làm tổn hại an ninh khu vực vì lợi ích của riêng mình.
Những bình luận trên được xem là nhằm bảo các quốc gia trong khu vực không hợp tác với Mỹ và các nước khác để giải quyết các tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông.
Trong bài phát biểu, ông Tôn còn cáo buộc chính phủ của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Ông này dường như là muốn ám chỉ tới nỗ lực của Thủ tướng Abe nhằm sửa đổi hiến pháp để cho phép Nhật thực thi quyền phòng vệ tập thể để bảo vệ các đồng minh trước một cuộc tấn công vũ trang.
Video đang HOT
Các bình luận của ông Tôn diễn ra trong bối cảnh chính Trung Quốc đang thực hiện chính sách “cá lớn nuốt cá bé” bằng cách hành động hung hăng trên biển.
Kể từ đầu tháng 5, Trung Quốc đã trái phép hạ đặt giàn khoan dầu Hải Dương-981 trị giá 1 tỷ USD sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông. Gần 2 tháng kể từ khi triển khai giàn khoan, và bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Việt Nam và cộng đồng quốc tế, Bắc Kinh vẫn chưa rút giàn khoan này.
Bắc Kinh còn bị tố thực hiện việc cải tạo đất tại 5 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) với mưu đồ xây đảo nhân tạo để mở đường băng và các căn cứ quân sự.
Trên Hoa Đông, Trung Quốc cũng liên tục điều tàu và máy bay tới khu vực gần gần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, hiện do Nhật Bản quản lý. Tokyo mới đây đã cáo buộc các máy bay Trung Quốc tiếp cận ở cự ly gần “một cách nguy hiểm” các máy bay của Nhật trên Hoa Đông.
An Bình
Theo NHK
Tình hình biển Đông sáng 23/6: Tàu Việt Nam lập đội hình tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981
Tàu Cảnh sát biển Việt Nam khéo léo né tránh khi tàu Trung Quốc cố tình đâm va.
Tình hình biển Đông sáng 23/6 với những diễn biến mới nhất
Theo Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, trong những ngày qua, lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam tiếp tục kiên trì triển khai đội hình chủ động tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981 để đấu tranh tuyên truyền yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu hộ tống ra khỏi khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Cùng với việc quyết liệt bám đuổi, cố tình đâm va, ngăn cản tàu Cảnh sát biển, Kiểm ngư Việt Nam thực thi pháp luật, các tàu Hải giám, Hải cảnh Trung Quốc còn tăng cường trinh sát, quay phim, chụp ảnh các tàu của ta.
Ngày 21/6, khi tàu Cảnh sát biển cách giàn khoan khoảng 10 hải lý, thì 8 tàu hải cảnh và tàu đầu kéo Trung Quốc đã dàn hàng ngang tiến hành ngăn cản các tàu CSB và kiểm ngư của Việt Nam.
Các tàu của Trung Quốc luôn theo sát các tàu của lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam, dùng loa công suất lớn và còi để ngăn cản. Đáng chú ý, trong buổi sáng ngày 21/6, tàu Hải giám 2168 của Trung Quốc đã mở hết tốc lực cả hai máy, áp sát tàu CSB 4032 của Việt Nam để tìm cách đâm húc, phun vòi rồng. Khoảng cách hai tàu lúc gần nhất chỉ là 30m.
Do cảnh giác, nắm bắt ý đồ của các tàu Trung Quốc, tàu CSB 4032 đã khéo léo liên tục đổi hướng, che khuất hướng bắn vòi rồng của tàu Trung Quốc nên đã tránh được sự va chạm, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.
Đặc biệt, Trung Quốc đã huy động thêm nhiều máy bay cánh bằng và máy bay trực thăng để trinh sát hoạt động của lực lương thực thi pháp luật Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa.
Ngay từ sáng sớm ngày 20/6, lực lượng trinh sát đã phát hiện một máy bay trực thăng số hiệu 9237 bay 6 vòng xung quanh đội hình các tàu CSB và Kiểm ngư ở độ cao khoảng 250 mét.
Tiếp đó, trưa ngày 21/6, một máy bay trinh sát (không rõ số hiệu) lại hoạt động phía trên khu vực các tàu CSB và Kiểm ngư Việt Nam. Đại tá Lưu Tiến Thắng - Phó Chủ nhiệm chính trị Cảnh sát biển Việt Nam cho biết: "Những ngày gần đây, các tàu Hải cảnh của Trung Quốc liên tục có hành vi tăng tốc nhằm chạy song song với tàu CSB để chụp ảnh, quay phim, trinh sát nắm tình hình hoạt động của ta".
Đến trưa nay 22/6, theo quan sát từ buồng quan sát của tàu CSB 8003, xung quanh khu vực hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981, Trung Quốc vẫn duy trì hơn 60 tàu các loại gồm: Hải cảnh, Hải Giám, tàu kéo, các tàu dịch vụ hậu cần cùng tàu chiến đấu để bảo vệ giàn khoan.
Với sự chủ động, sáng tạo, mưu trí trong quá trình thực hiện nhiệm vụ truyền, vận động, đấu tranh trước hành vi của Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, các biên đội tàu CSB, Kiểm ngư và ngư dân Việt Nam đã hạn chế được các cuộc uy hiếp, tấn công, đâm va, phun vòi rồng gây thiệt hại về vật chất, con người. Tuy gặp rất nhiều khó khăn, nhưng biên đội tàu CSB và Kiểm ngư Việt Nam vẫn kiên trì bám trụ, quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.
Theo Xahoi
Tàu Trung Quốc liên tục tăng tốc, ghi hình tàu Việt Nam Các tàu Hải cảnh của Trung Quốc liên tục có hành vi tăng tốc nhằm chạy song song với tàu CSB để chụp ảnh, quay phim, trinh sát nắm tình hình hoạt động của ta. Theo tin tức mới nhất từ Cục Kiểm ngư, ngày(22/6), trên khu vực hiện trường giàn khoan, Trung Quốc vẫn duy trì khoảng 133-137 tàu các loại, trong...