Trung Quốc lên án vụ đánh bom khiến nhân viên sứ quán tử nạn
Theo CCTV, ít nhất 15 người đã thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương trong vụ đánh bom vào một khách sạn ở thủ đô Mogadishu của Somalia hôm 26/7. Trong số những người thiệt mạng có một nhân viên an ninh làm việc tại Đại sứ quán Trung Quốc.
Hiện trường vụ đánh bom xe ở Mogadishu hôm 26/7 (Nguồn: CCTV)
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã xác nhận thông tin này đồng thời cho biết còn có ba nhân viên khác cũng bị thương trong vụ nổ.
Truyền thông địa phương cho biết một chiếc xe được cài bom đã được sử dụng trong vụ tấn công vào khách sạn Jazeera Palace gần sân bay quốc tế.
Khách sạn này là nơi đặt trụ sở của nhiều đại sứ quán các nước bao gồm Trung Quốc, Qatar, Ai Cập.
Tin cho biết nhân viên an ninh người Trung Quốc đã tử vong tại bệnh viện do vết thương quá nặng, văn phòng làm việc của Đại sứ quan Trung Quốc bị hư hỏng một phần.
Video đang HOT
Trung Quốc cũng đã lên án vụ đánh bom này và tiến hành sơ tán toàn bộ nhân viên đại sứ quán đến nơi an toàn.
Trung Quốc đã từng đóng cửa đại sứ quán tại Somalia từ năm 1991 do tình hình bất ổn tại quốc gia châu Phi này và mới chỉ mở cửa trở lại hồi năm ngoái./.
Theo (VIETNAM )
Dân Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc né vụ kiện Biển Đông
Người dân Philippines sáng 24.7 lại kéo đến Đại sứ quán Trung Quốc tại khu Makati ở thủ đô Manila để phản đối Bắc Kinh không tham gia phiên tòa phân xử vụ Philippines kiện Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý, nuốt trọn gần cả Biển Đông.
Người dân Philippines biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila - Ảnh: Reuters
Trang Inquirer của Philippines cho biết những người tham gia biểu tình mang theo biểu ngữ và hô hào trước cơ quan ngoại giao của Trung Quốc, phản đối việc Bắc Kinh không tham gia phiên tòa xét xử vụ tranh chấp ở Biển Đông. Những người biểu tình gọi hành động đó là "hèn nhát", không dám đối mặt với Philippines trên trường pháp lý, trong khi lại rất hung hăng ở Biển Đông.
"Tòa sẽ phán quyết bất kể họ (Trung Quốc) có tham gia hay không. Họ nói không công nhận phiên tòa nhưng họ sẽ không thể, vì sẽ phải đối mặt với dư luận quốc tế", ông Roilo Golez, Chủ tịch Phong trào chống Trung Quốc lấn chiếm Di Ka Pasisiil đượcInquirer trích phát biểu.
Eric Lachica, một người tham gia biểu tình, cho rằng Trung Quốc hành động không minh bạch với những gì đã ký kết trong Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển (UNCLOS). "Trung Quốc đang rơi vào cái bẫy của chính mình", người này nói.
Người biểu tình phản đối Trung Quốc ở Manila - Ảnh: AFP
Trong khi đó, đáp lại phát biểu của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel ở Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) hôm đầu tuần về phiên tòa này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng ngày 24.7 tiếp tục khẳng định Trung Quốc không tham gia cũng như không chấp nhận phiên tòa.
Ông Lục Khảng nói Trung Quốc có lý do để không tham dự cũng như không chấp nhận phán quyết của tòa. Theo ông ta, điều 298 của UNCLOS quy định các tranh chấp về phân định biên giới trên biển và chức danh thuộc lịch sử không phải đối tượng phân xử pháp lý.
Người phát ngôn này còn cáo buộc Mỹ "cố đẩy vấn đề theo hướng mà Philippines mong muốn". Theo ông Lục, hành động của Mỹ như đang đóng vai trò của "trọng tài" bên cạnh tòa án quốc tế, từ đó ảnh hưởng lên Tòa trọng tài thường trực để có phán quyết theo hướng có lợi cho Manila.
"Điều này là không phù hợp với những gì Mỹ tuyên bố liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông. Không phải là bên liên quan, Mỹ không nên đứng về phe nào và nên kiềm chế những hành động đi ngược lại hòa bình và ổn định của khu vực", theo thông cáo của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Philippines tính tổ chức biểu tình phản đối Trung Quốc Một nhóm các nhà hoạt động Philippines thông báo sẽ tổ chức biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc tại thủ đô Manila để phản đối Bắc Kinh tiếp tục xâm lấn trên Biển Đông. Nhóm nhà hoạt động Liên đoàn Lao động Quốc gia Socialista biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc ở thành phố Makati, vùng đô thị Manila,...