Trung Quốc: Lật thuyền du lịch, 14 người mất tích
14 người mất tích sau khi một thuyền du lịch bị lật úp ở tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc vào cuối tuần, chính quyền địa phương cho biết.
Công tác cứu hộ được tích cực triển khai
Vụ tai nạn xảy ra khoảng 2h50 ngày 4-6, trên hồ Bạch Long ở thành phố Quảng Nguyên, chính quyền quận Lợi Châu thuộc thành phố này cho biết trong một bản thông báo.
Được biết, con thuyền này có 40 chỗ ngồi, khi gặp nạn chở theo 18 người. Hiện, đội cứu hộ đã đưa được 4 người vào bờ và đang tìm kiếm những người khác. Trong số 4 người được cứu, một nạn nhân đã tử vong tại bệnh viện.
Theo thông báo trên, các cơn gió mạnh là nguyên nhân gây ra vụ lật thuyền.
Video đang HOT
Hồi tháng 6 năm ngoái, một tàu du lịch đã bị chìm trong một cơn giông trên sông Trường Giang, khiến 442 người thiệt mạng.
Theo_An ninh thủ đô
Trung Quốc: Thót tim trẻ leo vách núi tới trường
Hình ảnh những em học sinh leo thang làm từ cành cây vượt vách núi dựng đứng tới trường tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc lan truyền nhanh chóng trên truyền thông quốc tế những ngày gần đây. Sự gian khó trên con đường học vấn của trẻ em nơi đây phản ánh sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị tại Trung Quốc đang ngày càng lớn.
Đường đến trường nguy hiểm nhất thế giới
Nhiều em nhỏ sẵn sàng vượt khó khăn để tới trường, thậm chí có thể hy sinh cả tính mạng. Tại một ngọn núi ở tỉnh Tứ Xuyên, phía Tây Nam Trung Quốc, những đứa trẻ leo vách núi dựng đứng cao 800 mét chỉ bằng những bậc thang làm từ cành cây mong manh. Hành trình nguy hiểm này mất tới 2 tiếng đồng hồ và lũ trẻ chỉ có thể về thăm nhà 1 tháng 2 lần.
Atuleer, ngôi làng có không hơn 400 cư dân sinh sống, đã được thế giới biết đến sau khi báo Tin tức Bắc Kinh đăng loạt ảnh chụp 15 em nhỏ, có em chỉ mới 6 tuổi, leo "thang trời" - theo cách mà người địa phương gọi những chiếc thang đơn sơ, dựng đứng và lắc lư theo gió.
Nhiếp ảnh gia Chen Jie biết về ngôi làng này qua những người bạn, và khi biết những đứa trẻ sẽ về thăm nhà trên đỉnh núi, Chen tham gia cùng nhóm. Trong nhóm có một số phụ huynh xuống trường đón lũ trẻ để phòng ngừa bất trắc. Trên hành trình trở về làng, họ phải leo qua 17 "thang trời" như vậy. "Trèo lên đã rất nguy hiểm. Tôi không thể tưởng tượng trèo xuống còn đáng sợ thế nào" - Chen nhớ lại.
Chen chia sẻ tâm trạng thương cảm cho những em bé nơi đây: "Bạn thử nghĩ xem. Trong khi phụ huynh ở thành phố lo lắng làm sao cho đứa con được cưng chiều của mình vui vẻ thì những đứa trẻ ở đây luôn đối diện với cái chết khi có thể rơi xuống vực bất cứ lúc nào".
Bất bình đẳng GD vùng miền ngày càng lớn
Trong thập kỉ qua, Trung Quốc đã xây dựng hạ tầng đô thị một cách thần tốc, nhưng hàng triệu người ở miền núi, nông thôn vẫn sống trong đói nghèo. Cơ hội GD của trẻ em ở 2 vùng miền cũng chênh lệch một trời một vực như vách núi dựng đứng 800 mét ở làng Atuleer.
Lần thứ hai trong một thập kỉ qua, học sinh 15 tuổi tại Thượng Hải đứng đầu trong kì khảo sát xếp hạng giáo dục toàn cầu PISA, xếp hạng 1 cả ở kĩ năng đọc, toán và khoa học.
Tuy nhiên kết quả trên không đại diện cho một quốc gia. Theo số liệu của Chương trình hành động GD nông thôn (REAP) tại ĐH Stanford, Mỹ, thành công của GD Thượng Hải khác xa với GD tại khu vực nông thôn và nghèo nàn Trung Quốc. Trong khi 84% học sinh tốt nghiệp THPT tại Thượng Hải học tiếp lên đại học thì chưa tới 5% học sinh nông thôn học lên đại học. Tại khu vực nông thôn, tỉ lệ trong độ tuổi vào học các trường THPT chỉ đạt 40%.
Học sinh ở khu vực nông thôn có thiệt thòi lớn hơn nhiều so với trẻ thành thị, đặc biệt là chất và lượng giáo viên. Trung Quốc có 8 triệu giáo viên nông thôn chịu trách nhiệm giảng dạy cho 60 triệu học sinh trung học, tiểu học, nhưng số lượng này đang giảm.
Số lượng thiếu, cơ cấu môn học không cân bằng, tuổi tác phân bố không đều, học lực nhìn chung thấp, người đủ trình độ không nhiều... Chênh lệch thu nhập giữa thành phố và nông thôn mở rộng đã khiến nhiều giáo viên cốt cán bỏ đi nơi khác. Nhiều nơi giáo viên trên 50 tuổi chiếm đa số vì các giáo viên giỏi không chịu ở lại còn các giáo viên trẻ thì không chịu về.
Năm 2010, Trung Quốc công bố kế hoạch cải cách giáo dục quốc gia 10 năm. Nửa chặng đường của kế hoạch này đã đi qua nhưng vấn đề nâng chất lượng giáo viên vùng khó tương đồng với vùng thuận lợi vẫn vô cùng nan giải.
Thanh Anh (Theo CNN)
Theo_Giáo dục thời đại
Cập nhật về tình hình người Việt Nam tại Nhật Bản sau động đất Hiện điều kiện sinh hoạt của công dân Việt Nam tại vùng ảnh hưởng động đất tạm thời ổn định nhờ những nỗ lực kịp thời của chính quyền địa phương. Theo thông tin mới nhất từ Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka, số công dân Việt Nam đang sinh sống, học tập, làm việc tại tỉnh Kumamoto là hơn 1.600...