Trung Quốc lắp phao cảnh báo sóng thần cho khu vực Biển Đông
Hệ thống này có thể thu thập các dữ liệu và đưa ra dự đoán cảnh báo sóng thần cho khu vực Biển Đông, phía tây bắc của Thái Bình Dương với tần suất năm phút, một phút hoặc 30 giây.
Trung Quốc đã lắp đặt một số hệ thống phao giám sát đặc biệt để cảnh báo về sóng thần, RIA Novosti ngày 19/5 dẫn tuyên bố của Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc cho biết.
Phao cảnh báo sóng thần.
Phao được đặt trong rãnh Mariana ở Biển Đông. Hệ thống này có thể thu thập các dữ liệu và đưa ra dự đoán cảnh báo sóng thần cho khu vực Biển Đông, phía tây bắc của Thái Bình Dương với tần suất năm phút, một phút hoặc 30 giây.
Rãnh Mariana, còn gọi là vực Mariana hay vũng Mariana, là rãnh đại dương sâu nhất đã biết, và điểm sâu nhất của nó là nơi sâu nhất trong lớp vỏ Trái Đất. Nó nằm trên phần đáy của khu vực tây bắc Thái Bình Dương, về phía đông quần đảo Mariana và kéo dài tới biển Nhật Bản.
Hồi giữa tháng Ba năm nay, Trung Quốc tuyên bố xây dựng một Trung tâm Cảnh báo Sóng thần ở Biển Đông. Theo tuyên bố trước đó của Wang Hong, người đứng đầu Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc, hợp tác ở Biển Đông là một trong những trọng tâm của Trung Quốc.
Theo ghi nhận của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI), Trung Quốc cũng có kế hoạch đặt phao giám sát ở khu vực rãnh Ryukyu, cũng như ở các vùng biển phía đông của đảo Đài Loan.
Video đang HOT
Rãnh Ryukyu là một rãnh đại dương dài khoảng 2250 km chạy theo hướng bắc nam dọc theo rìa phía đông của quần đảo Ryukyu thuộc Nhật Bản thuộc biển biển Philippines.
Trung Quốc cho biết cũng bắt đầu phát cảnh báo sóng thần cho cộng đồng quốc tế, trong đó có các nước ở khu vực Biển Đông.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền (trái phép) với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển của các nước láng giềng như Việt Nam, Philippines. Bắc Kinh tiến hành nhiều hoạt động cải tạo và xây dựng trái phép trong quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, tăng cường quân sự hóa các đảo này.
Bắc Kinh biện hộ rằng việc xây dựng các cơ sở nhằm phục vụ tìm kiếm và cứu nạn trên biển và mang lại lợi ích cho cả những nước khác, tuy nhiên, giới quan sát cho rằng thực chất của nỗ lực này là nhằm để tăng cường quyền kiểm soát Biển Đông của quốc gia này.
Hoàng Hải
Theo_Người Đưa Tin
Bật lại mắt thần thời Liên Xô để giữ Crimea
Dù sở hữu những radar VoronezhDM có thể giám sát các vụ phóng tên lửa toàn cầu nhưng Nga vẫn quyết định tái trang bị radar Dnepr thời Liên Xô tại Crimea.
Theo Izvestia ngày 17/5, trạm radar cảnh báo sớm Dnepr được xây dựng từ năm 1968 với chức năng giúp quân đội Liên Xô giám sát khu vực Biển Đen, Nam Âu, Trung Âu và một số khu vực ở Trung Đông. Sau khi Liên Xô sụp đổ, trạm radar này thuộc về Ukraine. Tuy nhiên, trạm vẫn tiếp tục cung cấp thông tin cho quân đội Nga dưới dạng cho thuê.
Đến năm 2009, Nga đã huỷ bỏ hợp đồng với Ukraine (trị giá 1,3 triệu USD/năm), sau khi Moscow xây dựng xong trạm radar Voronezh mới ở vùng Armavir. Để tái vận hạnh trạm radar Dnepr, Nga cần phải trang bị một hệ thống máy tính hoàn toàn mới và nâng cấp một số chi tiết kĩ thuật.
Trong khi đó, Tư lệnh các lực lượng phòng không và vũ trụ Nga Alexander Golovko cho biết nước này sẽ hiện đại hóa và tái khởi động trạm radar, có từ thời Liên Xô trước đây, trên bán đảo Crimea để cung cấp cảnh báo sớm về các cuộc tấn công bằng tên lửa.
Theo Tư lệnh Alexander Golovko, trạm radar Dnepr ở thành phố cảng Sevastopol sẽ đi vào hoạt động chính thức vào cuối năm 2016. "Hệ thống cảnh báo không kích Dnepr của trạm radar đặt tại Sevastopol, sẽ trở thành một phần của hệ thống cảnh báo tên lửa của Nga sau khi được hiện đại hóa, và sẽ đi vào hoạt động trong năm 2016."
Theo những thông tin được công khai, hệ thống radar Dnepr có thể phát hiện việc phóng tên lửa đạn đạo từ các bệ phóng khác nhau (mặt đất, trên biển, trên không, từ tàu ngầm) ở cự li 2.500 - 3.500km.
Trước đây, khi ông Victor Yushenko là Tổng thống Ukraine, Mỹ từng đề nghị sử dụng trạm radar ở Sevastopol làm thành tố của hệ thống phòng thủ chống tên lửa trên chiến trường châu Âu. Từ nay đến khi đi vào hoạt động trở lại vào cuối năm 2016, trạm sẽ được trang bị thiết bị hiện đại với các hệ thống kỹ thuật và công nghệ mới.
Được biết, trước khi quyết định tái trang bị radar Dnepr, Nga đang sở hữu những hê thông radar canh bao sơm tên lưa bao gồm 4 tram radar thê hê mơi: môt tram radar Voronezh-M tai khu vưc Leningrad, môt tram radar Voronezh-DM tai vung lanh thô Krasnodar va một tram radar Voronezh-DM ơ khu vưc Kaliningrad đa đươc đưa vao trưc chiên, cùng với tram radar Voronezh-M ơ khu vưc Irkutsk đang trong qua trinh thư nghiêm.
Ngoài ra, Nga còn có kế hoạch se triên khai thêm 3 trạm radar lơp Voronezh mới tại vung lãnh thổ Krasnoyarsk ơ đông Siberia, tai nươc nươc cộng hòa Altai ơ nam Siberia và tai khu vực Orenburg ở nam Ural.
Theo ông Nestechuk, Phó tư lệnh Lực lượng phòng thủ vũ trụ Nga, các trạm radar mới này đã bắt đầu được đưa vào thử nghiệm trong năm 2015 và có thể đồng thời theo dõi đến 500 mục tiêu khac nhau trên toàn cầu. Trong ảnh: Hệ thống radar Voronezh-M.
Theo_Báo Đất Việt
Cảnh báo cướp biển trên Biển Đông Cục Hàng hải vừa có công văn khẩn gửi các cảng vụ hàng hải địa phương cảnh báo và yêu cầu có biện pháp đối phó với cướp biển tại Biển Đông. Theo Phó cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Nguyễn Hoàng, Cục Hàng hải vừa nhận được báo cáo đặc biệt từ Trung tâm chia sẻ thông tin Recaap (Hội đồng...