Trung Quốc lập nhà máy khẩu trang trong 7 ngày đối phó dịch Corona
Nhà máy có khả năng sản xuất hàng chục triệu khẩu trang mỗi tháng được hoàn thiện ở đông nam Bắc Kinh chỉ 7 ngày sau khi có yêu cầu.
Nhà máy đặt tại Khu Phát triển Kinh tế – Công nghệ Yizhuang đi vào hoạt động hôm 1/2 và sẽ hoạt động hết công suất để đáp ứng nhu cầu khẩu trang tăng cao trong cuộc chiến chống virus corona chủng mới (nCoV) ở Trung Quốc.
Nhà máy được hoàn thiện chỉ 7 ngày sau khi Union Kangli, một công ty thiết bị y tế ở tỉnh Hà Nam của Trung Quốc, gọi đến văn phòng ban quản lý Khu Phát triển Kinh tế – Công nghệ Yizhuang ở đông nam Bắc Kinh và hỏi có sẵn nhà xưởng rộng 1.000 mét vuông để sản xuất khẩu trang hay không. Hôm đó là ngày 26/1, cũng là mùng hai Tết Nguyên đán, khi mọi người đang trong kỳ nghỉ lễ dài một tuần.
Union Kangli cho biết họ có sẵn thiết bị để sản xuất khẩu trang, nhưng không có nhà máy. Trước tình hình khẩn cấp của dịch viêm phổi, việc xây dựng một nhà máy mới từ đầu sẽ là quá muộn. Thay vào đó, tận dụng một nhà xưởng để không được coi là giải pháp tốt nhất.
Hai mẹ con đeo khẩu trang phòng ngừa virus tại sân bay quốc tế Đại Hưng ở Bắc Kinh hôm 21/1. Ảnh: AFP.
Wang Lijun, một quan chức của khu Yizhuang, cho biết họ bắt đầu sàng lọc các nhà máy đủ điều kiện ngay khi nhận được yêu cầu. Đến tối 26/1, họ chọn được Unionlock, một nhà sản xuất thuốc thử chẩn đoán trong khu vực.
Dù nhà xưởng và thiết bị đã sẵn sàng, Union Kangli vẫn cần giấy phép kinh doanh để hoạt động tại Bắc Kinh. Khi đó là kỳ nghỉ Tết và tất cả cơ quan chính quyền đều không làm việc.
Video đang HOT
Để nhà máy sản xuất khẩu trang bắt đầu sản xuất càng sớm càng tốt, Khu Phát triển Kinh tế – Công nghệ Yizhuang đã mở “cửa xanh”, đề nghị 13 ban ngành liên quan nhanh chóng xử lý các thủ tục cấp phép cho công ty.
Với những nỗ lực đồng bộ này, Union Kangli đã nhận được tất cả giấy phép cần thiết vào ngày 31/1. Đến tối cùng ngày, ba bộ thiết bị đã được vận chuyển đến nhà máy được chọn để bắt đầu sản xuất khẩu trang.
Trung Quốc hôm qua cũng hoàn thiện bệnh viện dã chiến Hỏa Thần Sơn chỉ trong 9 ngày để giải quyết tình trạng quá tải cho các bệnh viện khác tại Vũ Hán, tâm dịch viêm phổi cấp do nCoV. 1.400 y bác sĩ quân y Trung Quốc sẽ vận hành bệnh viện dã chiến có 1.000 giường bệnh này.
Dịch viêm phổi hiện khiến 362 người chết, trong đó có 361 người ở Trung Quốc và một người đàn ông Vũ Hán ở Philippines, số ca nhiễm cũng lên hơn 17.000. tại 25 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Theo Huyền Lê (VNE)
Vì sao dơi nhiễm nhiều virus nguy hiểm như Corona nhưng không bị bệnh?
Dơi được cho là "ổ chứa tự nhiên" của rất nhiều loại virus gây bệnh nguy hiểm bao gồm virus Ebola hay virus Corona chủng mới gây viêm phổi cấp đã khiến hơn 300 người chết và hơn 17.000 người mắc bệnh chỉ tính riêng ở Trung Quốc.
Tiến sĩ Peter Daszak, chủ tịch của EcoHealth Alliance, người đã làm việc ở Trung Quốc trong 15 năm, nghiên cứu các bệnh truyền từ động vật sang người cho biết, có bằng chứng khá chắc chắn rằng dơi là "ổ chứa tự nhiên", nguồn lây truyền virus Corona chủng mới (nCoV) gây bệnh viêm phổi cấp ở người.
"Đó có lẽ sẽ là loài dơi móng ngựa Trung Quốc", ông Peter nói, đề cập đến một loài dơi phổ biến nặng tới 28g.
Hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS) và bệnh hội chứng hô hấp ở Trung Đông cũng là do dơi mang coronavirus gây ra. Một con dơi có thể bị nhiễm nhiều loại virus nguy hiểm khác nhau mà không bị bệnh.
Chúng cũng là ổ chứa tự nhiên của virus Marburg, virus Nipah và Hendra, gây bệnh cho người và từng bùng lên thành dịch ở Châu Phi, Malaysia, Bangladesh và Úc.
Chúng còn được cho là ổ chứa tự nhiên của virus Ebola. Dơi cũng mang virus dại, nhưng trong trường hợp đó, nó sẽ bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này. Khả năng chịu đựng virus của dơi được biết đến là vượt trội hơn so với các động vật có vú khác. Và đây là một trong nhiều phẩm chất đặc biệt của chúng.
Tuy nhiên, khả năng cùng tồn tại với các loại virus gây bệnh có thể lây sang các loài động vật khác, đặc biệt là con người của dơi có thể gây ra hậu quả tàn khốc khi chúng ta ăn chúng, buôn bán chúng hoặc tới lãnh thổ của chúng.
Tìm hiểu làm thế nào dơi có thể mang và tồn tại cùng với rất nhiều loại virus nguy hiểm là một câu hỏi thú vị đối với giới khoa học, và nghiên cứu mới cho thấy câu trả lời có thể do sự thích nghi tiến hóa của loài dơi giúp hệ thống miễn dịch của chúng được tăng cường đáng kể.
Theo đó, hoạt động bay của dơi đòi hỏi nguồn năng lượng lớn đến mức các tế bào trong cơ thể bị phá vỡ và giải phóng các đoạn DNA. Các đoạn DNA này sau đó trôi nổi đến những "vùng cấm" trong cơ thể dơi.
Động vật có vú, bao gồm cả dơi, có cách để xác định và phản ứng với các đoạn DNA như vậy, cơ chế này tương tự như khi phát hiện sự xâm lấn của một loại virus/ vi khuẩn gây bệnh.
Nhưng ở loài dơi, các nhà khoa học nhận thấy, sự tiến hóa đã làm suy yếu cơ chế chống lại virus/vi khuẩn thường gây ra tình trạng viêm cho cơ thể vật chủ.
Dơi đã mất một số gen liên quan đến cơ chế này vì tình trạng viêm có thể gây hại rất lớn cho cơ thể. Theo đó, dơi có cơ chế phản ứng yếu trước sự xâm nhập của virus/vi khuẩn nhưng nó không mất đi.
Theo các nhà nghiên cứu, phản ứng yếu này có thể cho phép dơi duy trì "trạng thái cân bằng" tức phản ứng hiệu quả "nhưng không" phản ứng quá mức "chống lại virus".
Chắc chắn các loài gặm nhấm, linh trưởng và chim cũng mang mầm bệnh và có thể lây sang người nhưng dơi thì phổ biến hơn vì số lượng dơi rất lớn, ở đâu cũng có.
Dơi chiếm một phần tư các loài động vật có vú và sống được ở mọi châu lục ngoại trừ Nam Cực, gần với con người và các trang trại. Bay khỏe giúp dơi có phạm vi hoạt động rộng, càng dễ phát tán virus và phân của chúng có thể truyền bệnh.
Người dân ở nhiều nơi trên thế giới ăn dơi, xem dơi là món ăn bổ dưỡng, đặc sản và bán chúng tự do ở các chợ động vật sống. Đây chính là nguồn gốc gây dịch SARS và có thể là ổ dịch Coronavirus mới nhất bùng lên ở Vũ Hán tháng 12 năm ngoái.
Đặc biệt, dơi không chỉ sống sót với virus mà chúng còn là ổ chứa virus. Dơi là loài sống lâu dài kể trong số các động vật có vú nhỏ. Dơi nâu lớn, một loài phổ biến ở Mỹ có thể sống gần 20 năm trong tự nhiên.
Một số loài dơi khác có thể sống gần 40. Một con dơi nhỏ ở Siberia sống ít nhất 41 năm trong khi động vật như chuột nhà chỉ sống trung bình khoảng hai năm.
Theo danviet.vn
Đây là người chỉ huy cuộc chiến chống virus Corona ở Trung Quốc Chỉ huy cuộc chiến chống virus Corona ở Trung Quốc không ai khác chính là Chủ tịch Tập Cận Bình, đồng thời là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC). Người chỉ huy cuộc chiến chống virus Corona ở Trung Quốc là Chủ tịch Tập Cận Bình Theo hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung...