Trung Quốc lập ‘đại công trường’ trái phép trên đá Xu Bi, thuộc Trường Sa, Việt Nam
Đá Xu Bi (còn gọi là Subi,) là rạn san hô nằm trong cụm đảo Thị Tứ, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, ở tọa độ 1054′ Bắc, 11406′ Đông. Nguyên bản bãi đá có hình dạng như viên kim cương với trục dài nằm theo hướng Đông – Đông bắc, chiều dài khoảng 6,8 km và trục ngắn 5 km.
Ước tính có trên dưới 20 tàu nạo vét, vận tải cỡ lớn của Trung Quốc đang tập trung hoạt động tại khu vực đá Xu Bi
Kể từ khi bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép vào cuối năm 1988, đá Xu Bi là căn cứ nằm xa nhất về phía Bắc, trong số 7 bãi đá bị Trung Quốc chiếm giữ phi pháp tại quần đảo Trường Sa, cho đến thời điểm hiện nay.
Ngay sau khi chiếm được Xu Bi, phía Trung Quốc đã gấp rút xây dựng căn cứ quân sự với nhà ở tạm cho binh sĩ, công sự phòng thủ và từng bước nâng cấp, xây mới thành tòa nhà bê tông 3 tầng kiên cố đặt trên bệ xi măng cao 2 m chắn sóng, có bến neo đậu xuồng cao tốc, cùng hệ thống thông tin liên lạc hiện đại, các tổ hợp súng phòng không trấn giữ 4 góc của tòa nhà.
Đầu năm 2005, Trung Quốc tiếp tục xây dựng hải đăng tại căn cứ quân sự Xu Bi và đến tháng 5.2012, thêm tòa nhà kiên cố cao 4 tầng, phía trên đặt vòm che ra đa được hoàn thiện, cùng với bãi đáp trực thăng giữa 2 tòa nhà.
Từ cuối 2013, phía Trung Quốc thường xuyên duy trì 3-4 tàu nạo vét cỡ lớn để thông luồng ra vào, làm sâu lòng hồ cho các tàu lớn ra vào dễ dàng và mở rộng kích thước, xây dựng các công trình trên đó. Theo thông tin ban đầu, phía Trung Quốc sẽ mở rộng diện tích của đá Xu Bi ra hơn 450ha (4,5km2), trong khi diện tích cũ của bãi đá là 15km2, bao gồm cả lòng hồ bên trong.
Đá Xu Bi nằm giữa hành trình của các tàu Việt Nam di chuyển từ đảo Song Tử Tây xuống đảo Đá Thị, cách Song Tử Tây khoảng 35 hải lý (trên 56km) và Đá Thị 40 hải lý (trên 64km).
Giữa tháng 5.2015, Phóng viên Thanh Niên Online đã có một số chuyến công tác trên hải trình này và ghi nhận sự tập trung tối đa các tàu thuyền, phương tiện cơ giới hiện đại của Trung Quốc trên và ven bãi đá. Dọc chiều dài 3km, có tới gần 30 cần cẩu cỡ lớn đặt trên đảo, dưới tàu vận tải hối hả hoạt động; trạm phát điện đặt cuối bãi chạy hết công suất, xả khói đen sì; ở trung tâm, nơi đặt trạm ra đa và tòa nhà ở cũ, đang được xây dựng nhà cao tầng và một số đơn nguyên 1-2 tầng đã sắp hoàn thiện dọc chiều dài bãi đá…
Đặc biệt, khi tàu chúng tôi đi cách Xu Bi hơn khoảng 7km, tàu 996 của Trung Quốc lập tức lao ra ngăn chặn và đẩy đuổi gần 1 tiếng đồng hồ. Tàu 996 là tàu vận tải đổ bộ lớp Du Đình có lượng giãn nước 3.770 tấn/4.800 tấn đầy, tốc độ 17 hải lý/ giờ, tầm hoạt động 3.000 hải lý với quân số 120 người và ngoài 2 sân đỗ trực thăng, tàu 996 này còn có 3 bệ gồm 6 khẩu pháo 37mm…
Video đang HOT
Bờ kè chắn sóng cũng đồng thời là đường đi lại, đang hình thành xung quanh đá Xu Bi
Tàu vận tải đổ bộ 996 của Trung Quốc lao ra ngăn cản tàu Việt Nam lại gần
Đá Chữ Thập, đá Xu Bi là 2 điểm được Trung Quốc xây dựng mở rộng lớn nhất trong 7 điểm họ đang chiếm giữ trái phép tại Trường Sa của Việt Nam. Chính vì vậy, lượng xe, máy trên các bãi cũng được tập trung rất nhiều, đều thuộc loại công suất lớn, hoạt động suốt ngày đêm
Các trạm trộn bê tông và hệ thống cẩu hạng nặng trên đá Xu Bi
Nhìn từ xa, hệ thống cần cẩu mọc lên chi chít với trung tâm bãi là nhà 4 tầng có vòm ra đa tròn (bìa trái)
Nhìn hệ thống cần cẩu và cọc bê tông, có thể thấy Trung Quốc dự định xây nhiều cụm công trình trên bãi Xu Bi
Các tháp cẩu khổng lồ tập trung phía Nam của bãi
“Đại công trường” của Trung Quốc tấp nập trên bãi Xu Bi
Ban đêm, các phương tiện vẫn hoạt động, khiến Xu Bi như thành phố nổi
Mai Thanh Hải – Nguyễn Chungthực hiện
Theo Thanhnien
Trung Quốc biện bạch về lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông
Trung Quốc bao biện rằng lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông mà nước này đơn phương đưa ra chỉ nhằm "hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế".
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi. Ảnh: CCTV
Theo AP, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm nay nói rằng nước này hàng năm vẫn đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá vào mùa hè, và Trung Quốc chỉ đơn thuần hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế để bảo tồn nguồn cá. "Lập trường của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông là rõ ràng và nhất quán", ông Hồng nói.
Trung Quốc hôm 16/5 đơn phương thông báo lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông có hiệu lực từ 12h trưa 16/5 và kéo dài trong hai tháng rưỡi, đến 12h ngày 1/8. Khu vực biển mà Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt nằm trong phạm vi từ 12 độ vĩ bắc đến khu vực biển giao giữa tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Quảng Đông, bao gồm cả khu vực Vịnh Bắc Bộ và bãi cạn Scarborough.
Lệnh cấm sẽ được áp dụng với cả ngư dân Trung Quốc lẫn ngư dân nước ngoài, trong đó có các nước đang có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh ở khu vực Biển Đông. Trong thời gian áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá, Trung Quốc tuyên bố sẽ tăng cường sử dụng các tàu chấp pháp để giám sát, tuần tra, bắt giữ và xử phạt các hành vi vi phạm.
Viêt Nam khẳng định việc Trung Quốc ra thông báo quy định phạm vi, thời gian nghỉ đánh bắt cá ở Biển Đông là một hành động vô giá trị và kiên quyết phản đối quyết định này.
Khu vực Trung Quốc cấm đánh bắt cá. Đồ họa: Sina
Phương Vũ
Theo VNE
1.600 tỷ đồng 'trị' ùn tắc tại cửa ngõ Đông Bắc TP HCM Ba tiểu dự án mở rộng các tuyến đường xung quanh bến xe Miền Đông được kỳ vọng kéo giảm ùn tắc tại cửa ngõ Đông Bắc của TP HCM. Theo phương án đề xuất của Công ty Cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật thành phố (CII), đường Ung Văn Khiêm (dài 1,8 km; quận Bình Thạnh) sẽ được mở rộng...