Trung Quốc lập cơ quan an ninh mới đầy quyền lực
Hội nghị Trung ương ba, khóa 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc, quyết định thành lập Ủy ban An ninh Quốc gia, vừa phụ trách an ninh trong nước, vừa hoạch định chính sách ngoại giao.
Thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc giơ tay biểu quyết trong Hội nghị Trung ương ba, khóa 18. Ảnh: Xinhua
Thông cáo Hội nghị Trung ương ba, khóa 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 12/11, cho biết nước này quyết định thành lập Ủy ban An ninh Quốc gia. Mặc dù chi tiết về cơ cấu của cơ quan này chưa được công bố, giới học giả Trung Quốc cho rằng đây là phiên bản phỏng theo mô hình Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ (NSC), với quyền hạn bao gồm cả an ninh trong nước và chính sách đối ngoại.
Phỏng theo mô hình Mỹ
New York Times dẫn lời bình luận của Giáo sư Thời Ân Hoằng thuộc đại học Nhân dân, Bắc Kinh, cho biết nhiệm vụ trọng tâm của Ủy ban An ninh Quốc gia là hoạch định chính sách đối ngoại, đồng thời phối hợp với Bộ Công an trên các vấn đề an ninh trong nước. Giáo sư Thời hiện đảm nhiệm chức tham sự Quốc vụ viện, tham gia tư vấn chính sách cho chính phủ.
“Tại Trung Quốc, vấn đề an ninh chủ yếu là trong nước, bao gồm an ninh mạng, Tân Cương và Tây Tạng”, ông Thời cho biết.
Quyết định thành lập cơ quan an ninh mới này của Chủ tịch kiêm Tổng bí thư Tập Cận Bình được chú ý đặc biệt, bởi hai người tiền nhiệm của ông là các nguyên Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào đều có ý tưởng trên, nhưng chưa thực hiện được.
Các quan chức Trung Quốc trong những năm gần đây đều có ý tìm hiểu cơ chế vận hành của NSC. New York Times dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên cho biết, một quan chức Trung Quốc đã hỏi ông này về cơ cấu thành viên của NSC, trong chuyến thăm Mỹ không chính thức của Chủ tịch Tập Cận Bình hồi tháng 6.
“Tôi biết một số quan chức cao cấp Trung Quốc từng hỏi các đồng nghiệp Mỹ những câu hỏi cụ thể về quá trình phát triển của NSC và lần gần đây nhất là một tháng trước”, ông Kenneth Lieberthal, nghiên cứu viên cao cấp thuộc Viện nghiên cứu Brookings (Mỹ), cho biết. Ông Lieberthal từng làm việc cho NSC dưới thời cựu tổng thống Bill Clinton.
Video đang HOT
Tại Mỹ, NSC được thành lập vào thời Harry Truman, với chức năng cung cấp cho tổng thống những kiến nghị trên lĩnh vực an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại, phối hợp hoạch định chính sách với các cơ quan chính phủ khác.
Hội nghị của NSC do tổng thống chủ trì, với sự góp mặt của phó tổng thống, ngoại trưởng, bộ trưởng Quốc phòng, bộ trưởng Tài chính. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ là cố vấn quân sự, giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) là cố vấn tình báo của NSC.
Phó giáo sư Triệu Khả Kim, chuyên gia về ngoại giao Trung Quốc thuộc đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, cho biết Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ điều hành ủy ban này, từ đó càng củng cố hơn nữa địa vị lãnh đạo cao nhất của ông trong hệ thống chính trị nước này.
Cơ cấu tổ chức bí ẩn
Thông cáo Hội nghị chưa công bố danh sách thành viên của Ủy ban an ninh quốc gia. Tuy nhiên, theo giáo sư Thời, cơ quan mới này cần một vài tháng nữa mới có thể xác định được cơ cấu cụ thể.
Vai trò lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ được nhấn mạnh trong bộ máy của ủy ban này. “Thường vụ Bộ Chính trị là cơ quan lãnh đạo cao nhất trên tất cả các vấn đề quan trọng”, ông Thời cho biết.
Giáo sư Tạ Nhạc, chuyên gia chính sách an ninh trong nước thuộc đại học Đồng Tế, tỉnh Sơn Đông, nhận định Ủy ban an ninh quốc gia Trung Quốc có thể bao gồm chức năng như của Bộ An ninh Nội địa Mỹ. Bộ này được thành lập sau vụ khủng bố 11/9/2001, với nhiệm vụ phụ trách công tác chống khủng bố nội địa.
“Hiện nay, Trung Quốc và các quốc gia khác ngày càng quan tâm công tác chống khủng bố, nhưng Trung Quốc lại chưa có một cơ quan điều phối, lãnh đạo nào”, ông Nhạc cho biết.
Phó giáo sư Triệu cho rằng, việc phân định rạch ròi giữa an ninh quốc nội và vấn đề đối ngoại là đã lỗi thời, “an ninh không chỉ là các phạm trù truyền thống như lãnh thổ và an toàn biên giới, mà còn bao gồm khí hậu, cải cách tài chính và chủ nghĩa khủng bố”.
Theo ông, với mức độ tham gia vào các vấn đề quốc tế của Trung Quốc ngày một sâu sắc thì việc thành lập một cơ quan điều phối có quyền lực lớn lại càng cấp thiết.
“Thành lập cơ quan mới này sẽ tăng cường quyền lực cho chức vụ chủ tịch nước”, ông Triệu bình luận. Hiện nay, Chủ tịch Tập Cận Bình ngoài chức vụ cao nhất về mặt nhà nước, còn đảm nhiệm chức Tổng bí thư, đứng đầu đảng Cộng sản và chủ tịch Quân ủy Trung ương, đứng đầu quân đội.
Ai sẽ là cố vấn an ninh quốc gia đầu tiên?
Việc ai sẽ trở thành cố vấn an ninh quốc gia đầu tiên của Trung Quốc cũng gây sự quan tâm và tò mò lớn của giới quan sát chính trị trong, ngoài quốc gia này.
Trong lịch sử Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ, có những đời cố vấn đầy quyền lực và sức ảnh hưởng như Henry Kissinger, nhưng cũng có người khá kín tiếng như Thomas Donilon. Cố vấn an ninh quốc gia hiện nay là bà Susan Rice, nguyên đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc. Bà Rice từng là đối thủ cạnh tranh nặng ký với ông John Kerry cho chức vụ ngoại trưởng Mỹ.
Ủy viên Bộ Chính trị Vương Hộ Ninh (giữa), được cho có nhiều khả năng sẽ trở thành cố vấn an ninh quốc gia đầu tiên của Trung Quốc. Hai người còn lại trong ảnh là Chủ tịch Tập Cận Bình (trái) và Thủ tướng Lý Khắc Cường. Ảnh: Xinhua
Theo giới phân tích chính trị Trung Quốc, người được cho là có nhiều khả năng đảm nhiệm chức vụ cố vấn an ninh quốc gia là ông Vương Hộ Ninh, ủy viên Bộ Chính trị, chủ nhiệm Văn phòng nghiên cứu chính sách Trung ương. Ông Vương là cố vấn chính sách trong nước và đối ngoại cho ba đời lãnh đạo Trung Quốc: ông Giang Trạch Dân, ông Hồ Cẩm Đào và nay là đương kim Chủ tịch Tập Cận Bình.
Trước khi tham gia chính trường năm 1995, ông Vương từng là giáo sư chính trị quốc tế và giám đốc học viện Pháp luật thuộc đại học Phúc Đán, Thượng Hải, với lĩnh vực nghiên cứu bao gồm chính trị Mỹ, các vấn đề trong nước và chính sách ngoại giao.
Những năm 90 thế kỷ trước, ông Vương từng viết nhiều bài báo và nghiên cứu kêu gọi sự phân công giữa hai khối nhà nước và doanh nghiệp. Quan điểm này là hiếm có vào thời gian đó.
Ông Vương được biết đến như là người có tính cách trầm tĩnh, ít nói, không thích phát biểu công khai mà điều hành tại hậu trường. Trong chuyến thăm Mỹ không chính thức hồi tháng 6 của Chủ tịch Tập Cận Bình, cũng như hàng loạt các chuyến công du khác, Vương đều đi theo tháp tùng với tư cách cố vấn riêng.
“Sở trường của ông ấy bao gồm cả chính sách ngoại giao và trong nước, hơn nữa, với địa vị là ủy viên Bộ Chính trị, sức ảnh hưởng chính trị của ông mạnh hơn bất kỳ một quan chức nào trong hệ thống ngoại giao”, ông Lieberthal nhận định.
Theo VNE
13 cảnh sát Mexico bị bắt vì dính líu đến bắt cóc
Chính quyền Mexico ngày 8.10 cho biết họ đã bắt giữ 18 người, trong đó có 13 cảnh sát bị tình nghi là thành viên một băng nhóm bắt cóc hoạt động tại một khu resort ở thành phố Acapulco.
Cảnh sát Mexico trấn áp một tội phạm ma túy - Ảnh: Reuters
Cảnh sát cho biết các nghi phạm trên có dính líu đến ít nhất 5 vụ giết người và 4 vụ bắt cóc, theo AFP.
13 cảnh sát bị bắt tại các văn phòng của Ủy ban An ninh Quốc gia ở thủ đô Mexico City của Mexico và đang bị tạm giam để phục vụ công tác điều tra.
"Chúng tôi không thể tha thứ cho bất kỳ công nhân viên chức nhà nước, cảnh sát vi phạm pháp luật", người phát ngôn Eduardo Sanchez của chính phủ Mexico cho biết.
Chính quyền Mexico đã bắt giữ tổng cộng 81 cảnh sát vi phạm pháp luật kể từ khi Tổng thống Enrique Pena Nieto đắc cử vào năm 2012 đến nay.
Năm 2012, có trên 105.000 vụ bắt cóc ở Mexico, nhưng nhiều nạn nhân không dám trình báo vụ việc cho cảnh sát, AFP dẫn báo cáo Cơ quan Thống kê Quốc gia Mexico.
Theo TNO
"Mốt" xuất bản hồi ký của các cựu lãnh đạo Trung Quốc Tổng cộng 10 trong số 12 cựu thành viên của Thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc, nghỉ hưu từ 1992-2012, đã xuất bản hồi ký, hé lộ chuyện "thâm cung bí sử" của ban lãnh đạo tối cao của Trung Quốc. Cuốn hồi ký năm 2009 của cựu Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ. Cuốn sách mới nhất từ nhóm các...