Trung Quốc lập ADIZ: Từ Hoa Đông đến Biển Đông
Cục diện an ninh tại châu Á – Thái Bình Dương có biểu hiện nóng lên sau việc Trung Quốc đơn phương tuyên bố thiết lập Vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) không trên biển Hoa Đông, cũng như khả năng tạo mới một ADIZ khác ở Biển Đông.
ADIZ trên Hoa Đông: Bối cảnh và hệ quả
ADIZ do Trung Quốc đơn phương thiết lập tại biển Hoa Đông. Ảnh: Kyodo
Nhiều nước lên tiếng chỉ trích việc Trung Quốc đơn phương thiết lập Vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, coi đây là động thái làm thay đổi hiện trạng khu vực, là mối đe dọa đối với tự do đi lại hàng không.
Động thái này không hẳn là quá bất ngờ, nó đã được giới chức Trung Quốc tính kĩ. Thời điểm tuyên bố thiết lập ADIZ cũng đã được chọn lựa, khi Trung Quốc được cho là hoàn tất quá trình chuyển giao quyền lực 1 năm sau khi ông Tập Cận Bình và thế hệ lãnh đạo thứ 5 lên nắm quyền. Sau Hội nghị trung ương 3, Khóa XVIII ĐCS Trung Quốc vừa qua, đã có thông tin về việc giới lãnh đạo Bắc Kinh quyết tâm “theo đuổi những định hướng chiến lược lớn về chính sách đối ngoại”, với nhận định rằng “có một giai đoạn cơ hội chiến lược” từ năm 2020 trở ra, thời điểm mà môi trường an ninh bên ngoài cho phép Trung Quốc tập trung phát triển trong nước.
Thế nhưng, quãng thời gian “cơ hội chiến lược này” cũng phải đối mặt với những căng thẳng chưa có trong tiền lệ – đó là tái cân bằng của Mỹ tại châu Á, nhằm khẳng định vị thế người chơi chính của Washington tại khu vực này. Đưa ADIZ ra là cách để Trung Quốc “nhắc” Mỹ không thể bỏ qua vai trò của Bắc Kinh tại châu lục được xem là trung tâm phát triển của thế giới. Xét trong yếu tố nội bộ, ý tưởng thiết lập ADIZ được giới quân sự Trung Quốc theo đuổi từ lâu. Thông qua yêu cầu này là cách thức để ông Tập Cận Bình – trên cương vị Chủ tịch Quân ủy Trung ương, tạo dựng mối quan hệ mật thiết với quân đội và khẳng định vị thế lãnh đạo đối với đội quân này.
Trên thực tế, việc Trung Quốc thiết lập ADIZ tại biển Hoa Đông đã chuyển thành một tình huống “tiến thoái lưỡng nan” đối với Bắc Kinh. ADIZ không phải là một tuyên bố chủ quyền, nó hướng đến việc quốc gia sở tại yêu cầu cung cấp nhận diện, địa điểm, kiểm soát máy bay nước ngoài khi đi vào không phận quốc gia. Nó thường do một quốc gia đơn phương công bố, không có luật quốc tế quy định chặt, thường được các nước khác tuân thủ bởi các nước khác. ADIZ do Trung Quốc thiết lập gây tranh cãi vì nhiều điểm: Nó chồng lấn với ADIZ do Nhật Bản, Hàn Quốc công bố trước đó; nó yêu cầu các chuyến bay dân sự buộc phải thông báo nhận diện khi bay qua ADIZ này dù không có ý định đi vào không phận Trung Quốc – điều mà không một nước nào trong khoảng 20 nước đã thiết lập ADIZ yêu cầu. Và cuối cùng mọi máy bay quân sự bắt buộc đều phải thông báo nhận dạng.
Video đang HOT
Trung Quốc có thiết lập ADIZ trên Biển Đông?
Ngày 1/12, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, không loại trừ khả năng quân đội nước này sẽ cho thiết lập ADIZ tại các vùng biển khác, trong đó có Biển Đông. Tuy nhiên, khả năng này được cho là ít có khả năng xảy ra.
Về thực lực, nỗ lực của Trung Quốc trong thiết lập ADIZ trên biển Hoa Đông như là một công cụ để tăng cường sức nặng cho các tuyên bố chủ quyền dường như không mang lại hiệu quả rõ rệt. Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc ngay lập tức đều đã phái các máy bay quân sự vào khu vực này và được cho là không gặp phải sự phản ứng nào của Trung Quốc. Không những vậy, hành động của Trung Quốc đã đẩy các nước láng giềng Hàn Quốc, Nhật Bản xích lại gần nhau do cùng đứng trên lập trường phản đối. Muốn thực hiện triệt để, Trung Quốc buộc phải viện đến sử dụng sức mạnh quân sự, răn đe quân sự để áp đặt triệt để việc tuân thủ quy định ADIZ trên biển Hoa Đông. Đây là điều mà Bắc Kinh phải cân nhắc kĩ lưỡng, vì nó có thể đẩy căng nguy cơ xung đột quân sự.
Bên cạnh đó, việc Trung Quốc cùng lúc mở cả hai mặt trận Hoa Đông và Biển Đông sẽ đưa đến thực tế: Mỹ là người hưởng lợi lớn. Các bước đi leo thang của Trung Quốc có thể sẽ tiếp thêm sức sống mới cho bước chuyển trọng tâm chiến lược của Mỹ sang châu Á. Vì một khi Trung Quốc chuyển từ “chủ nghĩa dân tộc thuần túy” sang quan điểm cương quyết, áp đặt, các đối tác trong khu vực sẽ có lý do để thúc đẩy quan hệ thân thiết hơn với Mỹ nhằm tạo ra hình thái cân bằng chiến lược.
Theo Báo tin tức
Mỹ-Trung khẩu chiến vì khu nhận diện phòng không Hoa Đông
Mỹ bày tỏ sự "quan ngại sâu sắc" trước việc Trung Quốc thiết lập vùng nhận diện phòng không biển Hoa Đông bao trùm lên không phận quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Trong khi đó Trung Quốc khuyên Mỹ đừng đưa ra thêm các tuyên bố không phù hợp.
Mỹ cực kỳ quan ngại
Mỹ và đồng minh Nhật Bản coi việc Trung Quốc thiết lập khu vực nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông ngày 23/11 là động thái "cực kỳ nguy hiểm". Sau khi thiết lập khu này, Trung Quốc tuyên bố cho máy bay phản lực ra tuần tra.
Các tàu hải giám Trung Quốc và tàu tuần duyên Nhật Bản xuất hiện tại khu vực gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư
Phát biểu từ Geneva, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel hôm 24/11 nói rằng, Mỹ "cực kỳ quan ngại" trước hành động của Trung Quốc.
"Hành động đơn phương này cấu thành nỗ lực nhằm thay đổi hiện trạng ở biển Hoa Đông", ông Kerry nói. "Hành động leo thang sẽ chỉ làm tăng căng thẳng trong khu vực và gây nguy cơ xung đột", ông Kerry phát biểu.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ thúc giục Trung Quốc "thận trọng và kiềm chế", đồng thời cảnh báo Bắc Kinh "không có hành động đe dọa những máy bay không tự nhận dạng hoặc tuân lệnh của Bắc Kinh".
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Hagel nhắc lại rằng, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản quản lý nằm trong hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật Bản, nghĩa là Washington sẽ bảo vệ đồng minh Tokyo nếu khu vực này bị tấn công.
Ông Hagel tuyên bố, với hơn 70.000 quân đang đồn trú ở Nhật Bản và Hàn Quốc, Mỹ không thừa nhận tuyên bố kiểm soát khu vực này của Trung Quốc.
"Thông báo này của Trung Quốc sẽ không thay đổi được cách thức Mỹ thực hiện các hoạt động quân sự trong khu vực", ông Hagel nói.
Một quan chức giấu tên của Mỹ nói rằng, hành động của Bắc Kinh đang được hiểu là "sự thách thức trực tiếp" đối với hoạt động của Nhật Bản trong khu vực.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cam kết sẽ tập trung nhiều hơn vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh Trung Quốc đang mạnh lên. Ông tuyên bố sẽ đưa phần lớn tàu chiến của Mỹ vào khu vực này vào năm 2020. Tổng thống Obama có kế hoạch sẽ thăm một số nước châu Á, trong đó có Nhật Bản, vào tháng 4 năm sau. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ đến châu Á trong vài tuần tới.
Trung Quốc: Mỹ đừng đưa ra thêm các tuyên bố không phù hợp
Ngày 24/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương trao công hàm phản đối chính thức tới Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc liên quan tới phản ứng của Washington về việc Bắc Kinh thiết lập vùng nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông.
Ông Tần Cương phát biểu, Trung Quốc thiết lập ADIZ trên biển Hoa Đông phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế. Bắc Kinh cũng hối thúc Mỹ "không đứng về phía nào" trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Đông và không đưa ra thêm các tuyên bố không phù hợp.
Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc Trịnh Trạch Quang yêu cầu Washington "sửa ngay lập tức sai lầm của mình và ngừng đưa ra các tuyên bố thiếu trách nhiệm". Không chỉ vậy, Trung Quốc khẳng định những phản ứng của Nhật Bản là "vô căn cứ và hoàn toàn sai".
Theo Đât Viêt
Chuyên gia Hồng Kông: "Trung Quốc đang chuẩn bị chiến tranh chống Nhật Bản" Chuyên gia quân sự Hồng Kông - Li Fung nhận định Trung Quốc đang chuẩn bị cho một cuộc chiến vũ trang chống lại Nhật Bản liên quan tới quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư sau sự kiện Bắc Kinh tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không biển Hoa Đông. Tàu Nhật Bản và Trung Quốc cùng xuất hiện gần quần...