Trung Quốc lao đao chống siêu bão Mangkhut
Chiều 16/9, siêu bão Mangkhut đã tràn qua Hong Kong rồi tiến vào các tỉnh phía bắc của Trung Quốc, gây nên tình trạng mưa lớn, ngập lụt ở nhiều nơi.
Mangkhut, siêu bão mạnh nhất thế giới trong năm 2017 trước đó đã quét qua đảo Luzon ở miền bắc Philippines, tàn phá nặng nề khu vực này. Báo cáo chiều qua của giới chức Philippines cho biết, ít nhất 30 người đã thiệt mạng, chủ yếu do lở đất. Uỷ ban Quản lý và Giảm thiểu thiên tai Philippines đồng thời thông báo, khoảng 270.000 người Philippines đã bị ảnh hưởng bởi bão Mangkhut, tên địa phương là Ompong.
Cảnh ngập lụt trên đảo Luzon sau siêu bão Mangkhut
Chính quyền Philippines đã thiết lập hàng loạt điểm sơ tán để hỗ trợ người dân gặp nạn. Chỉ riêng các cơ sở trú ẩn ở Metro Manila, Calabarzon, Mimaropa, Cordillera, Cagayan Valley và Central Luzon đã phải chứa hơn 137.994 người. Cordillera là nơi chịu nhiều thiệt hại nhất khi có khoảng 20 người thiệt mạng tại đây. Khoảng 80 ngôi nhà ở Cordillera và Ilocos bị phá huỷ nghiêm trọng.
Theo AFP, nhiều nơi ở Philippines trong đó có thị trấn Baggao, nhà cửa đã bị phá huỷ, hệ thống giao thông tê liệt, mất điện. Khu vực phía bắc đảo Luzon vốn là nơi cung cấp lúa gạo lớn cho Philippines chìm trong nước lũ. “Chúng tôi không còn gì để sống sót. Chúng tôi đã nghèo sẵn rồi và giờ thì mất cả hy vọng”-Mary Anne Baril, 40 tuổi, nói với AFP trong nước mắt.
Philstar cho biết, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã trực tiếp đi thị sát các khu vực chịu ảnh hưởng của siêu bão Mangkhut để giám sát và chỉ đạo hoạt động cứu hộ. Được biết, nhiều quốc gia như Úc, Nhật Bản và cả Chương trình Lương thực Liên Hợp Quốc đã gửi đồ cứu trợ gồm tiền, thực phẩm, thuốc men…tới để hỗ trợ người dân Philippines gặp nạn. Ngoài 800.000 đô-la Úc và đồ viện trợ, chính phủ Úc còn gửi chuyên gia cứu trợ tới Philippines.
Tổng thống Duterte hôm qua đã lên tiếng khen ngợi lực lượng cứu hộ nước này, cũng như phản ứng kịp thời của chính quyền. Theo cố vấn Tổng thống, Francis Tolentino, sự chuẩn bị tốt đã giúp cho Philippines giảm thiểu tối đa thiệt hại do siêu bão Mangkhut gây ra. Ông Duterte, trong cuộc làm việc với các quan chức dưới quyền đã bày tỏ sự hài lòng với hoạt động chống bão của các địa phương.
Lính Philippines hỗ trợ người dân ở Baggao trong siêu bão Mangkhut
Theo New York Times, kinh nghiệm từ thiệt hại do siêu bão Hải Yến gây ra năm 2013 đã giúp Philippines đối phó tốt hơn cơn bão Mangkhut. Năm 2013, cơn bão Hải Yến từng khiến hàng nghìn người Philippines thiệt mạng, 4 triệu người bị ảnh hưởng.
Trung Quốc cảnh giác cao độ
Chiều qua, siêu bão Mangkhut đã tràn qua Hong Kong trước khi tiến vào một số tỉnh miền bắc Trung Quốc. Giới chức Hong Kong đã phát động cảnh báo cao nhất phòng chống bão, trong khi truyền thông Trung Quốc phong cho Mangkhut là “Vua của các cơn bão”.
Video đang HOT
Báo cáo cho biết mực nước biển Hong Kong đã tăng cao khoảng 4m, sức gió siêu bão có lúc đo được 232km/h. Nhiều hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy cây cối đổ rạp trên đường, gió mạnh và mưa lớn khiến nhiều người bị cuốn bay rất xa trên đường phố. Theo AFP, gần như toàn bộ các chuyến bay ở Hong Kong đã bị huỷ. Chính quyền thành phố khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà để giữ an toàn.
Ở đặc khu Macao, lần đầu tiên trong lịch sử toàn bộ 42 sòng bạc đã phải đóng cửa từ tối Thứ Bảy. Các tuyến đường ở Macau ngập trong nước lũ. Nhân viên một sòng bạc cho biết lệnh đóng cửa sẽ được duy trì cho tới khi có thông báo mới. “Cả đêm qua tôi đã không ngủ được, chỉ để theo dõi cơn bão qua tivi”-ông Chan Yau Lok, 55 tuổi, ở Hong Kong nói.
Theo Chinadaily, từ chiều qua siêu bão Mangkhut đã vào tới tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc. Sây bay Bạch Vân tại thành phố Quảng Châu đã huỷ toàn bộ các chuyến bay từ 12h trưa ngày Chủ Nhật 16/9 tới 8h sáng hôm nay, khiến hàng nghìn hành khách bị ảnh hưởng. Chính quyền Quảng Đông đã cho đóng cửa toàn bộ trường học và trường mẫu giáo trong ngày hôm nay.
Theo báo cáo, nhiều khu vực ở miền bắc Trung Quốc đã xảy ra mưa lớn, gió giật mạnh. Chính quyền yêu cầu các đơn vị liên quan, đặc biệt vùng duyên hải phải tiến hành mọi biện pháp cần thiết để phòng chống bão, giảm thiểu thương vong về người và kinh tế.
Cùng thời điểm siêu bão Mangkhut hoành hành ở Philippines, nước Mỹ cũng hứng chịu thiệt hại do cơn bão Florence gây ra.
Bão Florence nhìn từ ảnh do vệ tinh NASA chụp hôm 14/9
Cơn bão đổ bộ vào bang North Caroline của Mỹ từ hôm 14/9, gây mưa lớn và lụt lội nhiều nơi.
Báo cáo cho biết bão Florence đã khiến ít nhất 13 người thiệt mạng, trong đó 8 người tại North Carolina. Một số khu vực ở North Carolina đã xảy ra lở đất. Khoảng hơn 800.000 người ở North Carolina phải sống trong tình trạng bị cắt điện, 21.000 người khác phải sơ tán để khu vực trú ẩn.
AN QUỐC(Theo AFP, Chinadaily, Philstar)
Theo nongnghiep
Siêu bão Mangkhut làm tê liệt phía nam Trung Quốc
Siêu bão Mangkhut đã làm tê liệt hệ thống giao thông ở Hong Kong, khiến hầu hết các chuyến bay phải hủy, xe buýt và tàu điện buộc phải ngừng hoạt động. Mặc dù đã có lo ngại về sự an toàn của hai nhà máy điện hạt nhân ở Quảng Đông nhưng cho đến cuối giờ chiều qua, chưa có báo cáo nào về sự cố.
Một người đàn ông cố chụp ảnh ghi lại cảnh bão vào Hong Kong. Ảnh: Asia Times
Không chỉ đặc khu Hong Kong, mọi thành phố thuộc khu vực Đồng bằng Châu Giang, phía nam Trung Quốc chiều qua đã ở trong tình trạng khẩn cấp. Kể từ trưa qua, mọi cây cầu, con đường chính kết nối các thành phố ở Quảng Đông đã bị tê liệt. Cửa hàng, quán ăn, các dịch vụ thương mại ngừng hoạt động.
Thành phố Chu Hải, sát với đặc khu Macau cho thực hiện chính sách "không có người trên phố, không có ô tô trên đường", theo tường thuật của SCMP. Người dân được yêu cầu ở trong nhà hoàn toàn khi bão quét qua.
Một khách sạn lớn ven biển bị buộc phải di tản khách thuê phòng tới một tòa nhà ở sâu trong đất liền hơn.
Cảnh tan hoang trên một đoạn phố ở Hong Kong. Ảnh: SCMP
Ở thành phố Thâm Quyến, sát với Hong Kong, mọi hoạt động của tàu điện bị đình chỉ và chưa biết khi nào hoạt động trở lại.
Mọi chuyến bay đến và đi từ Thâm Quyến bị hủy bỏ, trong khi sân bay Quảng Châu ngừng hoạt động từ trưa Chủ nhật tới ít nhất là 8h sáng thứ Hai.
Mặc dù bão rất mạnh nhưng cho đến 5h chiều qua (theo giờ địa phương), chưa có báo cáo về thương vong nào do Mangkhut gây ra tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, 73 người đã thoát nạn đầy may mắn khi một con tàu bị đứt neo trên sông ở thành phố Huệ Châu. Cơ quan An toàn đường thủy Thâm Quyến nói đã cứu được số người này khi tàu của họ trôi dạt trên sông trong lúc đang có bão lớn.
Và cũng chưa có báo cáo về thiệt hại đối với hai nhà máy điện hạt nhân là Thái Sơn và Dương Giang, đều ở tỉnh Quảng Đông, đều nằm trên lộ trình của cơn bão mạnh.
Ngay cả những người dân địa phương vốn đã quen với bão cũng bị sốc bởi sức mạnh của siêu bão. "Tôi cảm thấy rõ là tòa nhà rung lắc và tôi nghe tiếng gió hú dữ dội", Deborah Dai, một người sống ở quận Phúc Điền, Thâm Quyến nói. "Một số hàng xóm của tôi phải rời căn hộ trên cao, tạm trú ở tầng hầm của tòa nhà".
Hơn 1.500 chỗ tạm trú đã được thiết lập ở thành phố Quảng Châu và Thâm Quyến, với số người phải rời nhà đến ở lên đến hơn 51.000 người. Cây đổ, cửa kính các tòa cao ốc bị gió mạnh làm vỡ khắp nơi.
Sau khi tràn qua Hong Kong, bão Mangkhut đổ bộ vào phía tây tỉnh Quảng Đông chiều qua.
Trước khi đổ bộ vào phía nam Trung Quốc, bão gia tăng sức mạnh khi đi qua biển Đông sau khilàm thiệt mạng ít nhất 25 người tại Philippines, theo Reuters.Mangkhut được xem là cơn bão mạnh nhất tấn công khu vực bắc biển Đông và phía nam Trung Quốc trong năm nay, với sức gió hơn 200 km/h. Chính quyền Philippines nói ít nhất 25 người thiệt mạng, chủ yếu là do lở đất ở vùng núi. Vẫn còn 13 người mất tích.
Mangkhut (tiếng Thái Lan nghĩa là quả măng cụt) đã khiến chính quyền Hong Kong phải nâng cấp độ cảnh báo lên mức 10 (cao nhất) vào giữa buổi sáng hôm qua, khi các cơn sóng dữ dội ập vào các vùng đất thấp, nhiều tòa nhà chọc trời rung lắc giữa trời bão gió.
Hàng chục ngàn người mắc kẹt sau khi sân bay quốc tế Hong Kong hủy bỏ hầu hết các chuyến bay.
Năm ngoái, cơn bão Hato, một trong những cơn bão lớn nhất trong những năm gần đây đã đổ bộ vào Hong Kong, làm thiệt mạng 9 người, tàn phá Macau khiến chính quyền bị chỉ trích là đã không chuẩn bị kỹ lưỡng.
Lần này, Macau đã cho đóng cửa hoạt động cờ bạc bắt đầu từ đêm thứ Bảy, quân đội được lệnh trực chiến.
"Nhà máy điện hạt nhân"
Trước khi bão Mangkhut đổ bộ vào phía nam Trung Quốc, đã có những người lo lắng và lý do hoàn toàn dễ hiểu: lộ trình của siêu bão Mangkhut trùng với địa điểm đặt hai nhà máy điện hạt nhân ở tỉnh Quảng Đông.
Nhà máy điện Thái Sơn, cách Hong Kong 135km, trong khi nhà máy điện Dương Giang cách Hong Kong 230km về phía tây, theo SCMP. Lãnh đạo cả hai nhà máy nói đã họp bàn và triển khai các biện pháp phòng chống bão từ trước khi nó đổ bộ.
Năm 2011, trong thảm họa sóng thần và động đất ở Nhật Bản, nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã gặp sự cố...
Cùng thời gian cơn bão Mangkhut vào biển Đông, một cơn bão mạnh khác có tên là Florence đã tàn phá một số bang bờ biển miền nam nước Mỹ. Các biện pháp tăng cường bên cạnh những quy định về an toàn hằng ngày đã được thực hiện nhằm đảm bảo an toàn cho sáu nhà máy điện hạt nhân trong vùng, theo CNN.
Một người dân sống gần nhà máy Dương Giang nói bà rất e ngại khi có tin bão dữ đang vào và đã tích trữ thực phẩm phòng bất trắc. "Tôi sợ lắm", bà nói. "Mặc dù ở vùng này năm nào cũng có bão, nhưng đây là cơn bão rất mạnh".
ANH MINH
Theo TPO
Lần đầu tiên Macau đóng cửa tất cả 42 sòng bài vì bão Mangkhut Bãi Mangkhut gây ngập lụt nặng, Macau buộc đóng cửa toàn bộ 42 sòng bài. Lần đầu tiên trong lịch sử, đặc khu Macau buộc phải đóng cửa toàn bộ 42 khu sòng bài vì bão Mangkhut, theo South China Morning Post. "Việc ngưng hoạt động các sòng bài là vì an toàn các nhân viên sòng bài, du khách và người dân"-...