Trung Quốc lạnh gáy trước chiến thuật “Mỹ đánh chiếm, Nhật chốt giữ”
Từ ngày 10 đến ngày 26 tháng này, liên quân Mỹ – Nhật đã tổ chức diễn tập đánh chiếm đảo cực kỳ lớn ở bang California – Mỹ mang tên “Tia chớp bình minh”. Một sĩ quan thuộc lực lượng hải quân đánh bộ Mỹ đã tiết lộ với các nhà báo là khoa mục diễn tập ngày 17/06 với chủ đề: “Mỹ đánh chiếm đảo để Nhật tiếp quản” là khoa mục quan trọng nhất.
Cuộc diễn tập chung Nhật – Mỹ lần này là cuộc diễn tập liên hợp đầu tiên tại nước ngoài của lượng tự vệ Nhật Bản, đây cũng là cuộc diễn tập lớn nhất trong lịch sử của quân đội Nhật. So với trước đây, cuộc diễn tập này đã lập nên nhiều kỷ lục. Nó được tổ chức với mục đích rõ ràng là nhằm đối phó với quân đội Trung Quốc trong các cuộc chiến tương lai.
Một sĩ quan hải quân đánh bộ Mỹ đã giới thiệu chủ đề khoa mục diễn tập ngày 17-6 là “Hải quân đánh bộ Mỹ phản kích tái chiếm một sân bay bị địch chiếm đóng, rồi giao cho quân Nhật tiếp quản”.
Ông cũng mô tả khái quát về khoa mục diễn tập này như sau:
Sau khi một sân bay trên đảo bị địch đánh chiếm, Mỹ bí mật dùng 4 chiếc trực thăng vận tải cánh quạt nghiêng MV-22 Osprey vận chuyển lính Mỹ nhanh chóng bay tới khu vực bị địch chiếm đóng, khoảng 80 lính hải quân đánh bộ Mỹ nhảy xuống tấn công vào sân bay. Cuộc đấu súng diễn ra khoảng 15 phút thì quân Mỹ làm chủ được chiến trường.
Binh lính Mỹ đổ bộ bằng máy bay vận tải MV-22 Osprey
Sau đó, một chiếc trực thăng vũ trang của quân đội Nhật bay tới, lượn 1 vòng để xác định khu vực này đã an toàn, rồi gọi 2 chiếc trực thăng vận tải bay đến đổ xuống khoảng 60 binh lính, tiếp nhận sân bay từ tay lính Mỹ. Lực lượng này tiếp tục được bốc lên Osprey thực hiện chiến thuật “nhảy cóc” đi chi viện cho nơi khác. Không lâu sau, sĩ quan chỉ huy quân Nhật báo cáo kết thúc khoa mục.
Video đang HOT
Về mục đích cuộc diễn tập lần này, các quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản nhiều lần tuyên bố là không nhằm vào một khu vực cụ thể nào, nó chỉ nằm trong kế hoạch đã định từ trước của liên quân 2 nước. Tuy vậy, tờ Kyodo News đã thẳng thắn chỉ ra, cuộc diễn tập lần này là chủ định nhằm vào Trung Quốc.
“Tia chớp bình minh” nằm trong khuôn khổ các cuộc diễn tập liên hợp thường niên Mỹ – Nhật bắt đầu từ năm 2010. “Tia chớp bình minh 2013″ là cuộc diễn tập lớn nhất trong lịch sử, nó đã lập rất nhiều kỷ lục, so với các cuộc diễn tập trước đó cả về quy mô; số lượng và mức độ hiện đại của vũ khí, trang bị và các khoa mục diễn tập.
Tàu sân bay trực thăng JS Hyuga (DDH 181) lớp Hyuga
Về quy mô, tổng quân số của cả 2 nước là hơn 5000 người. Trong đó, Nhật Bản đã điều động hơn 1000 quân, còn phía chủ nhà Mỹ đóng góp 4000 binh lính, đến từ căn cứ hải quân đánh bộ Pendleton – California. Ngoài ra, còn không ít quân nhân của quân đội các nước New Zealand và Canada cũng tham gia cuộc diễn tập lần này. Có thể nói, cuộc diễn tập đánh chiếm đảo với quy mô lớn lần này cũng là điều ít thấy đối với quân đội Mỹ.
Các loại trang bị, vũ khí tham gia diễn tập cũng rất nhiều và đều thuộc loại rất hiện đại. Lực lượng tự vệ trên biển Nhật đã điều động biên đội 3 tàu chiến rất lớn, bao gồm tàu vận tải đổ bộ JS Shimokita (LST 4002), tàu khu trục Aegis JS Atago (DDG 177) và tàu sân bay chở máy bay trực thăng JS Hyuga (DDH 181), mang theo 4 máy bay trực thăng, vượt đại dương sang Mỹ diễn tập.
Tàu khu trục DDG-177 Atago thuộc lớp Atago của Nhật Bản
Loại máy bay trực thăng vận tải cánh quạt nghiêng MV-22 Osprey của Mỹ cũng lần đầu tiên thực hiện khoa mục diễn tập cất, hạ cánh trên tàu sân bay trực thăng Hyuga của Nhật. Tất cả các chiến hạm và máy bay hiện đại này, lần đầu tiên xuất hiện trong một cuộc diễn tập quân sự liên hợp Mỹ – Nhật.
Về các nội dung diễn tập, ngoài các nội dung truyền thống như: Hiệp đồng chỉ huy, thông tin; diễn tập chỉ huy, tham mưu trên bản đồ; trong giai đoạn diễn tập thực binh, Mỹ – Nhật còn tổ chức một khoa mục đổ bộ tấn công liên hợp rất lớn trên đảo San Clemente.
Quân đội Nhật thao diễn khả năng đổ bộ lên bãi biển và đổ bộ vào tung thâm bằng trực thăng vận, đồng thời các tàu chiến trên biển sẽ đồng loạt chi viện hỏa lực. Khoa mục diễn tập bắn đạn thật này đã vượt xa so với các cuộc diễn tập trước theo mô hình “đảo nhỏ, tấn công quy mô nhỏ”, chỉ sử dụng lực lượng tác chiến đặc biệt, bước vào phạm vi của một cuộc đổ bộ tấn công quy mô lớn, hiệp đồng quân, binh chủng.
Tàu vận tải đổ bộ JS Shimokita (LST 4002)
Về cuộc diễn tập mang tên “Tia chớp bình minh” diễn ra trong phạm vi 2 tuần này, Tạp chí “Thời đại” của Mỹ có bình luận: Gần đây Nhật Bản không ngừng phát triển năng lực tác chiến hải quân, mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên biển, cương quyết không nhượng bộ trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền trên biển.
Cuộc diễn tập lần này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với người Nhật vì một mặt nó nâng cao khả năng tác chiến độc lập cho quân đội Nhật, mặt khác nó giúp quân đội nước này làm quen với những áp lực khủng khiếp trong đổ bộ đánh chiếm, tái chiếm đảo quy mô lớn để chuẩn bị sẵn tinh thần cho một cuộc chiến cam go bảo vệ Senkaku với lực lượng hùng mạnh của quân đội Trung Quốc.
Theo vietbao
Trung Quốc phản đối Nhật - Mỹ tập trận
Bộ Quốc phòng Trung Quốc (TQ) phản đối việc Nhật tập trận quân sự với 'các nước bên ngoài'.
Nhật - Mỹ tập trận chung.
'Chúng tôi kịch liệt phản đối Nhật mời các nước ngoài tập trận quân sự bởi điều này sẽ gia tăng căng thẳng khu vực', phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân phát biểu.
Ông cũng khẳng định: 'Trung Quốc sẽ theo dõi sát các diễn biến'.
Báo chí trước đó cho hay Trung Quốc và Nhật đã gác lại việc xây dựng đường dây nóng hàng hải đã thỏa thuận từ hồi tháng 6 và dự định đưa vào thực hiện cuối năm nay.
Trong những ngày qua, Trung Quốc liên tục điều tàu đến gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Tình trạng căng thẳng giữa Bắc Kinh và Tokyo dâng cao kể từ khi Nhật tuyên bố mua ba trong số 5 hòn đảo từ các chủ sở hữu tư nhân trên quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Theo Tinngan