Trung Quốc lẩn tránh phản ứng của thế giới
Đại diện Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La lẩn tránh chất vấn của chuyên gia thế giới về tuyên bố chủ quyền và các hành động sai trái của nước này.
Học giả Bonnie Glaser cáo buộc rằng bất ổn trên biển Đông và Hoa Đông là do Trung Quốc gây ra chứ không phải do Mỹ kích động, ông Vương Quán Trung né trả lời câu này – Ảnh: Thục Minh
Người dẫn đầu đoàn cán bộ quốc phòng, quốc hội và học giả của Trung Quốc dự Diễn đàn an ninh châu Á – Thái Bình Dương (Đối thoại Shangri-La, SLD) lần thứ 13 tại Singapore là Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Vương Quán Trung. Sáng 1.6, ngày cuối cùng trong chương trình 3 ngày của SLD, ông Vương đã có bài phát biểu trong phiên thảo luận toàn thể và lặp lại những lời hoa mỹ, sáo rỗng về một Trung Quốc “yêu chuộng hòa bình, “hữu hảo” với láng giềng, chỉ “tự vệ” về mặt quân sự, và theo đuổi con đường “phát triển hòa bình”. Ông cũng dông dài dạy dỗ về công lý và bình đẳng giữa các quốc gia, đồng thời kêu gọi đối thoại, hợp tác thân thiện và xây dựng.
Nhưng trong thời gian phát biểu được cho phép khoảng 20 – 30 phút, ông Vương đã dành hơn 10 phút “trả đũa” những phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel mà ông này gọi là “khiêu khích” và “chĩa vào Trung Quốc”. Ông Hagel sáng 1.6 đã chỉ đích danh “Trung Quốc đang tiến hành những hành động đơn phương, gây bất ổn ở biển Đông”; còn ông Abe tối 30.5 ngầm ý cáo buộc Bắc Kinh “cố tình sử dụng vũ lực và cưỡng ép để thay đổi hiện trạng” trên biển Đông và biển Hoa Đông. “Những phát biểu của ông Abe và ông Hagel khiến tôi có cảm tưởng rằng họ phối hợp với nhau, ủng hộ nhau, động viên nhau cùng lợi dụng ưu thế được phát biểu trước tại đối thoại này để cùng thực hiện những hành động khiêu khích và thách thức Trung Quốc”, ông Vương nói.
Các đại biểu tham dự diễn đàn tin rằng lẽ ra ông Vương nên đưa ra những dẫn chứng cụ thể nhằm bác bỏ một cách thuyết phục các chỉ trích trên, thay vì chỉ phủ nhận suông và quay lại công kích bằng những lời lẽ thiếu hẳn “tầm nhìn cường quốc”.
Tôi tin là các lãnh đạo Trung Quốc không biết câu trả lời về đường 9 đoạn, và họ cũng chẳng muốn trả lời trước thế giới. Điều đó tạo ra một khoảng trống cho sự nghi ngờ, mất lòng tin
Học giả Mỹ – Bonnie Glaser
Video đang HOT
Lẩn tránh sự thật
Trong bài phát biểu của mình, ông Vương cũng nói: “Trung Quốc theo đuổi một chính sách láng giềng thân thiện nhằm đem lại sự hòa hợp, an ninh và thịnh vượng cho nhau”, và “mọi quốc gia đều phải tôn trọng chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác, và giải quyết các bất đồng, tranh chấp một cách hòa bình thông qua đàm phán”.
Nhưng những lời lẽ “tốt đẹp” của ông Vương đã không thuyết phục được 400 đại biểu là học giả, nhà ngoại giao, quân sự đến từ hơn 30 quốc gia. Có đến gần 80% trong tổng số hơn 20 câu hỏi mà các đại biểu đặt ra cho 2 diễn giả trong phiên thảo luận (ông Vương và Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov) là “đá nhọn” hướng vào Trung Quốc. Các đại biểu đã yêu cầu ông Vương giải thích về tuyên bố chủ quyền đường lưỡi bò, giải thích hành động khiêu khích tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, đơn phương lập vùng nhận diện phòng không tại biển Hoa Đông và cắt đứt đối thoại cấp cao với Nhật. Trên biển Đông và trong quan hệ ASEAN – Trung Quốc, các đại biểu yêu cầu ông Vương chứng minh cáo buộc của Bắc Kinh rằng Việt Nam “gây hấn và uy hiếp” giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981), yêu cầu ông giải thích việc Trung Quốc không chấp nhận Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS 1982) mà chính nước này đã phê chuẩn, không chấp nhận ra tòa trọng tài để giải quyết các tranh chấp, hay né tránh việc đi đến Bộ quy tắc ứng xử biển Đông… Thậm chí, có đại biểu còn đặt câu hỏi vì sao Trung Quốc không có đồng minh.
Và không ngoài dự đoán của nhiều đại biểu vốn quen với “chiêu” lẩn tránh và câu giờ của các đại biểu từ Hoa lục, ông Vương “chỉ chọn trả lời 1 hay 2 câu” với lý do thời gian hạn hẹp. Về đường lưỡi bò và UNCLOS, ông chỉ lặp lại những điều mơ hồ, vô nghĩa để thuyết phục rằng Trung Quốc có chủ quyền lịch sử đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ 2.000 năm trước và UNCLOS chỉ có hiệu lực từ năm 1994 nên “không áp dụng được” đối với đường lưỡi bò.
Cách trả lời của ông Vương khiến nhiều đại biểu phì cười và lắc đầu. “Đó mà là câu trả lời sao? Tôi nghĩ các đại biểu đang hối hận vì đã đặt câu hỏi cho ông Vương”, nữ thạc sĩ người Mỹ gốc Hoa Amy Chang từ ĐH Harvard nói. Bonnie Glaser, Chủ tịch Ban nghiên cứu Trung Quốc của Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế tại Washington (Mỹ), một trong những người có câu hỏi bị các diễn giả Trung Quốc lẩn tránh nhiều lần, nói: “Tôi không hiểu vì lý do gì ông ấy không trả lời câu hỏi của tôi. Còn câu trả lời về đường 9 đoạn ư? Ông ấy có trả lời gì đâu!”. “Tôi tin là các lãnh đạo Trung Quốc không biết câu trả lời về đường 9 đoạn, và họ cũng chẳng muốn trả lời trước thế giới. Điều đó tạo ra một khoảng trống cho sự nghi ngờ, mất lòng tin”, bà nói với Thanh Niên.
Theo TNO
Nhật ủng hộ cách giải quyết của Việt Nam tại biển Đông
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong diễn văn khai mạc diễn đàn an ninh châu Á tối qua đã đanh thép kêu gọi thượng tôn pháp luật.
Thủ tướng Nhật Abe kêu gọi thượng tôn pháp luật - Ảnh: Reuters
Hơn 400 đại biểu từ hơn 30 quốc gia tham dự diễn đàn có tên gọi Đối thoại Shangri-La (SLD) tối 30.5 tại Singapore hoàn toàn bị thuyết phục bởi thông điệp mà ông Abe lặp đi lặp lại nhiều lần: "Thượng tôn pháp luật vì châu Á", "Thượng tôn pháp luật vì tất cả chúng ta" để "hòa bình và thịnh vượng lan tỏa khắp châu Á, mãi mãi".
Bên lề diễn đàn, hôm qua Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã gặp song phương với người đồng cấp Jonathan Coleman (New Zealand) và Ng Eng Heng (Singapore). Các bên đều bày tỏ quan ngại về các hành động của Trung Quốc đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, tấn công tàu cảnh sát biển và ngư dân Việt Nam trên biển Đông. Các bên đều bày tỏ mong muốn căng thẳng được giải quyết một cách hòa bình theo luật pháp quốc tế. Cùng ngày, Thứ trưởng Quốc phòng, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng có các cuộc gặp song phương với Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Vương Quán Trung và Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov. Hôm nay, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh sẽ gặp những người tương nhiệm Chuck Hagel (Mỹ), Philip Hammond (Anh), Jean-Yves Le Drian (Pháp) và Nandasena Gotabaya Rajapaksa (Sri Lanka) . T.M
Khác với dự đoán của nhiều người rằng vị thủ tướng sẽ có những lời lẽ cứng rắn trước những diễn biến căng thẳng trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, ông Abe chỉ đưa ra "nhìn nhận đánh giá của cá nhân tôi về tình hình xung quanh chúng ta". Đó là nguy cơ vũ khí hủy diệt hàng loạt mà "một phần bất cân xứng thành quả kinh tế của nhiều quốc gia được đổ vào để tăng cường năng lực quân sự". Đó là, nguy hiểm hơn, nguy cơ ai đó "cố sử dụng vũ lực và cưỡng ép để thay đổi hiện trạng".
Và để tránh những nguy cơ trên, vai trò của luật pháp quốc tế, đặc biệt là luật pháp trên biển đóng vai trò quan trọng mà nhân loại phải tuân thủ, ông Abe nói. Ông nêu ra 3 nguyên tắc của luật biển quốc tế là: các quốc gia phải đưa ra tuyên bố chủ quyền dựa vào luật pháp quốc tế và giải thích rõ ràng trước thế giới; các quốc gia không dùng vũ lực hay cưỡng ép để tạo lợi thế cho tuyên bố chủ quyền của mình; các quốc gia phải tìm cách giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Dùng 3 nguyên tắc đó làm lý lẽ, ông Abe thẳng thắn tuyên bố: "Chính phủ của tôi mạnh mẽ ủng hộ nỗ lực của Philippines tìm đến biện pháp hòa giải cho tranh chấp trên biển Đông. Tương tự, chúng tôi cũng ủng hộ Việt Nam trong nỗ lực giải quyết vấn đề thông qua đối thoại". "Những động thái làm thay đổi hiện trạng bằng cách tạo ra sự đã rồi chỉ có thể bị lên án mạnh mẽ vì nó trái ngược với 3 nguyên tắc nói trên", ông nói thêm. Thủ tướng Nhật cũng kêu gọi: "Đây chẳng phải là thời điểm chúng ta cần tuân thủ đầy đủ tinh thần và các điều khoản của Tuyên bố ứng xử biển Đông năm 2002 mà các bên đã đồng thuận?" và: "Tôi hy vọng mạnh mẽ rằng một Bộ quy tắc ứng xử biển Đông hiệu quả giữa ASEAN và Trung Quốc sẽ sớm hình thành".
"Khỏi phải nói, ai cũng biết ông Abe muốn chĩa mũi dùi vào Bắc Kinh. Nhưng ông ấy đã lập luận một cách nhẹ nhàng và tài tình khiến không ai bắt bẻ được", Giáo sư Carlyle Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc chia sẻ với Thanh Niên sau khi chăm chú lắng nghe và ghi chép cẩn thận.
Hợp tác với ASEAN, Ấn Độ
Thủ tướng Abe cũng nhấn mạnh Nhật Bản "ủng hộ tối đa" các nước ASEAN trong nỗ lực giữ an ninh vùng biển và vùng trời nhằm bảo đảm quyền tự do đi lại trên biển và trên không. "Chúng tôi quyết định cung cấp cho lực lượng bảo vệ biển của Philippines 10 tàu tuần tra. Chúng tôi đã cung cấp 3 tàu tuần tra mới tinh cho Indonesia. Và chúng tôi đang nhanh chóng khảo sát để cung cấp cho Việt Nam những tàu tương tự", ông Abe tuyên bố.
Đặc biệt, ông Abe nhấn mạnh Nhật Bản ở Thái Bình Dương mong muốn hợp tác mạnh mẽ hơn với Ấn Độ, quốc gia bên bờ Ấn Độ Dương và cũng có nhiều mâu thuẫn với Trung Quốc, để "hai đại dương hòa làm một". Chia sẻ với Thanh Niên, đại biểu Raja Mohan của Quỹ nghiên cứu quan sát viên tại Dehli nói rằng ông xúc động vì Thủ tướng Abe là người đầu tiên đưa ra khái niệm "hai đại dương hòa làm một".
Bên cạnh đó, ông Abe cũng cho biết sẽ nâng cấp quân đội để đủ sức tự vệ và góp phần vào lực lượng gìn giữ hòa bình thế giới tại các điểm nóng, đồng thời hợp tác mạnh mẽ hơn với các quốc gia trong khu vực như Úc, New Zealand, thậm chí xa hơn như Anh, Pháp. Tất cả những việc đó để Nhật đóng vai trò "người chủ động góp phần xây dựng hòa bình".
Nhận xét rằng bài phát biểu và những câu trả lời của Thủ tướng Nhật đã thể hiện rõ chính sách minh bạch, hướng tới hòa bình và trật tự, cùng với nền tảng dân chủ và nhân văn, ông John Chipman, Giám đốc Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế - đơn vị tổ chức SLD, cho rằng ông tin tưởng ông Abe sẽ thực hiện được những điều ông nói đêm qua.
Hôm nay, diễn đàn tiếp nối với 3 phiên họp toàn thể và 5 phiên họp đặc biệt bàn về nhiều vấn đề an ninh khu vực. Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh sẽ cùng hai người đồng cấp Indonesia và Úc phát biểu và bàn về cách kiểm soát các căng thẳng chiến lược trong phiên toàn thể thứ ba.
Mỹ, Nhật, Úc phản đối thay đổi hiện trạng bằng vũ lực Bên lề hội nghị, bộ trưởng quốc phòng các nước Mỹ, Nhật Bản và Úc đã có cuộc gặp 3 bên để thảo luận tình hình an ninh khu vực cũng như thắt chặt thêm quan hệ. Theo Kyodo News, sau cuộc gặp 3 Bộ trưởng Chuck Hagel (Mỹ), Itsunori Onodera (Nhật) và David Johnston (Úc) đã ra tuyên bố chung phản đối mạnh mẽ đối với việc sử dụng vũ lực hay cưỡng ép hòng đơn phương thay đổi hiện trạng trên biển Hoa Đông và biển Đông. Ba nước cũng nhất trí mở rộng hoạt động huấn luyện phòng vệ chung. Trước đó, Reuters dẫn lời Bộ trưởng Mỹ Hagel khẳng định Washington sẽ không để những "mối đe dọa" mới nổi lên trên thế giới ảnh hưởng đến cam kết tái cân bằng ở châu Á - Thái Bình Dương. Ông Hagel cho biết trong cuộc gặp với phía Trung Quốc ở Singapore, ông sẽ trao đổi thẳng thắn về các vấn đề khác biệt giữa 2 nước và nhấn mạnh nhu cầu phải duy trì tự do hàng hải cũng như lo ngại trong khu vực trước những hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc liên quan đến chủ quyền biển.
Theo TNO
An ninh biển phủ bóng Đối thoại Shangri-La Diễn đàn an ninh châu Á - Thái Bình Dương khai mạc tối nay tại Singapore được tin sẽ "nóng hầm hập" bởi tình hình căng thẳng trên biển Đông và biển Hoa Đông. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe - Ảnh: Reuters Lần đầu tiên có bài phát biểu quan trọng khai mạc diễn đàn có tên gọi Đối thoại Shangri-La (SLD), Thủ...