Trung Quốc lần đầu vượt Mỹ về bằng sáng chế AI
Trong năm 2019, Trung Quốc đã có hơn 30.000 bằng sáng chế về AI, tăng 52,4% so với năm trước, vượt Mỹ về số lượng đăng ký mới.
Thống kê được công bố tại “Hội nghị Internet thế giới 2020″ hôm 23/11, diễn ra ở tỉnh Triết Giang, Trung Quốc.
Theo số liệu thống kê của WIPO (Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới) công bố hồi tháng 8, đây là lần đầu tiên kể từ năm 1978, Mỹ đánh mất vị thế dẫn đầu về số lượng bằng sáng chế và các phát minh mới.
Trong năm 2019, Trung Quốc đã nộp 58.000 nghìn bằng sáng chế, trong khi Mỹ có 57.840 bằng. Hơn một nửa trong số đó thuộc về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Francis Gurry, Tổng giám đốc WIPO, cho biết: “Sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc trong việc xin cấp bằng sáng chế cho thấy sự chuyển dịch sang phương Đông trong lĩnh vực đổi mới. Hơn một nửa số người nộp đơn xin cấp bằng sáng chế đến từ châu Á”.
Video đang HOT
Trí tuệ nhân tạo đang là một trong những lĩnh vực được chính phủ Trung Quốc đặc biệt quan tâm và tạo điều kiện phát triển.
Trong “Báo cáo phát triển Trí tuệ nhân tạo thế hệ mới của Trung Quốc năm 2020″ diễn ra tại Thượng Hải, bộ Khoa học Công nghệ nước này cho biết đã có 28.700 bài báo về AI được xuất bản trong năm 2019, tăng 12,4% so với năm trước. Trong số 100 bài báo được trích dẫn nhiều nhất về AI trên toàn cầu trong 5 năm qua, 21 bài được sản xuất tại Trung Quốc.
Sự “trỗi dậy” của Trung Quốc trong cuộc đua AI không phải là điều bất ngờ với các chuyên gia trong ngành. Trong nhiều năm, Bắc Kinh đã chi những khoản tiền khổng lồ để có thể bứt tốc trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Nguyễn Xuân Phong, chuyên gia về AI đang làm việc tại Viện nghiên cứu Mila, Canada cho biết: “Mặc dù tiếp cận với AI muộn hơn các nước ở Bắc Mỹ, Canada và Nhật, Trung Quốc đang tiến rất nhanh trong cuộc đua này. Nguyên nhân là chính phủ nước này chi rất nhiều tiền, cử nhiều nhân tài AI đi trao đổi, học tập và tham gia các hội thảo quốc tế. Họ có thể đổ cả trăm tỷ USD một lúc để thúc đẩy ngành AI phát triển”. Theo anh Phong, xét về số lượng bằng nghiên cứu, sở hữu trí tuệ, Trung Quốc có thể vượt trội, nhưng nếu xét về chất lượng, có thể họ chưa bằng Mỹ.
Ngoài sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ về tài chính, một trong những lý do giúp ngành AI của Trung Quốc phát triển là nguồn dữ liệu dồi dào, dễ khai thác. Ở các nước phương Tây, những dữ liệu sinh trắc học liên quan đến nhận dạng khuôn mặt, vân tay… của công dân được bảo vệ kỹ lưỡng, khó thu thập hơn so với Trung Quốc.
Theo các chuyên gia, số lượng bằng sáng chế chỉ phản ánh một phần về “bộ mặt AI” của quốc gia. Việc các bằng sáng chế này được áp dụng thế nào vào thực tiễn có ý nghĩa quan trọng hơn thống kê về con số.
Huawei vượt Qualcomm, đứng đầu về bằng sáng chế viễn thông không dây
Theo một báo cáo được công bố gần đây, công ty công nghệ khổng lồ Huawei có trụ sở tại Thâm Quyến hiện đang dẫn đầu thị trường viễn thông không dây trong năm nay.
Cụ thể, gã khổng lồ công nghệ này đã nộp 8.607 bằng sáng chế, một thành tích rất lớn giúp Trung Quốc sánh ngang với Mỹ, khi cả hai quốc gia đều chiếm khoảng 32% bằng sáng chế được nộp trên toàn thế giới vào năm 2020.
Với hiệu suất này, Huawei Technologies đã vượt qua gã khổng lồ Qualcomm có trụ sở tại Mỹ về sản lượng, điều này cho thấy những bước tiến khổng lồ của họ trong công tác nghiên cứu và phát triển, ngay cả trong điều kiện thị trường khắc nghiệt do đại dịch Covid-19, cùng với các lệnh cấm vận khắt khe của chính quyền Mỹ đối với Huawei.
Trong khoảng thời gian 10 tháng (từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2020), công ty đã nộp 8.607 bằng sáng chế không dây, vượt qua mốc 5.807 bằng sáng chế của nhà sản xuất chip Qualcomm của Mỹ trong cùng khoảng thời gian.
Tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu của Trung Quốc trong năm nay, là nhà sản xuất điện thoại thông minh OPPO và nhà cung cấp cơ sở dữ liệu có trụ sở tại Bắc Kinh. Oppo theo sau Qualcomm ở vị trí thứ ba với 5.353 bằng sáng chế được nộp vào năm 2020.
Trung Quốc và Mỹ chiếm khoảng 65% số lượng bằng sáng chế toàn cầu, trong khi Nhật Bản và Hàn Quốc lần lượt chiếm 15% và 7%.
Theo thông báo của trang IncPat, danh sách này dựa trên dữ liệu công khai của các bằng sáng chế về viễn thông không dây bao gồm công nghệ mạng di động 5G thế hệ tiếp theo.
Báo cáo cũng lưu ý rằng công nghệ mạng viễn thông không dây là một thành phần cơ bản của truyền thông hiện đại, là nền tảng giúp thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ truyền thông 5G.
Đây là sự cạnh tranh tích cực trong công nghệ mạng viễn thông không dây, là lựa chọn quan trọng và chiến lược giúp các công ty có khả năng cạnh tranh tốt hơn trên trường quốc tế.
Huawei dẫn đầu thế giới về bằng sáng chế viễn thông không dây Huawei nộp nhiều bằng sáng chế về công nghệ viễn thông không dây nhất thế giới tính đến tháng 10 vừa qua, vượt qua Qualcomm của Mỹ. Tập đoàn viễn thông Trung Quốc nộp 8.607 bằng sáng chế về công nghệ không dây trong giai đoạn tháng 1 đến tháng 10, so với 5.807 của Qualcomm, theo báo cáo được nhà cung cấp...