Trung Quốc lần đầu tiên tiết lộ cơ cấu quân đội
Tân Hoa xã hôm nay 16/4 đưa tin, Trung Quốc đã lần đầu tiên hé lộ cấu trúc và số lượng cụ thể của các lực lượng vũ trang Trung Quốc trong “Sách trắng quốc phòng” 2013.
Theo sách trắng được công bố hôm nay, trong Lực lượng Bộ binh của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) có 850.000 binh sĩ đang phục vụ, Lực lượng Hải quân – 235.000 người, Lực lượng Không quân – 398.000 người.
Tất cả các lực lượng vũ trang của Trung Quốc được chia thành bảy quân khu và ba hạm đội, tổ chức theo nguyên tắc phân vùng lãnh thổ. Cụ thể, có 18 quân đoàn, chia theo 7 quân khu gồm Bắc Kinh, Nam Kinh, Thành Đô, Quảng Châu, Thẩm Dương, Lan Châu và Tế Nam.
Lực lượng không quân cũng chia theo 7 quân khu như trên trong khi hải quân gồm 3 hạm đội: Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải.
Ngoài ra, trong lực lượng vũ trang Trung Quốc còn tồn tại một cấu trúc tương tự như lực lượng tên lửa chiến lược của Nga, đó là Lực lượng pháo binh thứ 2 và số lượng cụ thể của lực lượng này không được tiết lộ.
Video đang HOT
Theo sách trắng, đây là một lực lượng nòng cốt của sức mạnh phòng thủ chiến lược của Trung Quốc, chủ yếu bao gồm các lực lượng tên lửa hạt nhân và thông thường cùng các đơn vị hỗ trợ hoạt động. Chúng đóng “vai trò đặc biệt”: răn đe chiến lược những kẻ xâm lược tiềm năng (đặc biệt là xâm lược hạt nhân), đồng thời thực hiện các đòn tấn công chính xác vào các mục tiêu định trước bằng tên lửa thông thường. Lực lượng này được trang bị hàng loạt tên lửa đạn đạo “Đông PHong” và tên lửa hành trình “Chang Jian”. Lực lượng gồm có các căn cứ chỉ huy, các căn cứ huấn luyện, các đơn vị hỗ trợ đặc nhiệm, các học viện và các viện nghiên cứu.
Trong năm 2012, Trung Quốc đã phải chi gần 100 tỷ dollar (tăng chi tiêu quốc phòng hơn 11% so với năm 2011) để duy trì các lực lượng quân đội và hải quân nước mình.
Theo bình luận của phóng viên BBC, PLA đang tăng tốc trên đoạn đường hiện đại hóa. Sau nhiều năm tăng ngân sách quốc phòng 2 con số, quân đội Trung Quốc đã sở hữu tàu ngầm và tàu khu trục hải quân. Các tàu sân bay và chiến đấu cơ do Trung Quốc thiết kế hiện cũng đang được phát triển. Năm 2010, công nghệ phá hủy tên lửa trên không đã được thử nghiệm.
Và giờ đây, có vẻ như các tướng lĩnh quân sự đã đưa ra một chiến lược marketing mới. Trong sách trắng mới nhất, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng đã dành nhiều thời gian để phác thảo hoạt động của PLA liên quan đến gìn giữ hòa bình và thảm họa tự nhiên.
Dĩ nhiên PLA vẫn không thể là một cuốn sách mở. Rất nhiều thông tin vẫn còn giữa bí mật. Tuy nhiên, nỗ lực trên nhằm thể hiện quân đội Trung Quốc là đội quân chuyên nghiệp, hiện đại, không có gì phải giấu giếm là một thay đổi lớn lao so với trước đây.
Giới phân tích cho rằng động thái là một phần trong nỗ lực Trung Quốc chứng tỏ họ đang ngày một minh bạch hơn, trong bối cảnh nhiều nước lên tiếng quan ngại trước sự mập mờ của họ.
Cũng theo sách trắng, đội quân không ngừng mở rộng của Trung Quốc luôn theo nguyên tắc: “Chúng tôi sẽ không tấn công trừ khi bị tấn công; nhưng chúng tôi chắc chắn sẽ đáp trả nếu bị tấn công.”
Theo Dantri
Trung Quốc tập trận chiếm đảo
Trung Quốc liên tục tập trận chiếm đảo, động thái được cho là phô diễn lực lượng trước Nhật Bản do tranh chấp tại biển Hoa Đông.
Trong những ngày gần đây, Quân khu Nam Kinh không ngừng tổ chức tập trận phối hợp quy mô giữa bộ binh, pháo binh và không quân cũng như kết hợp với Hạm đội Đông Hải tập huấn khả năng đổ bộ và đánh chiếm đảo. Các quân khu khác như Tế Nam, Thành Đô và Quảng Châu cũng thường xuyên ra quân phô diễn lực lượng trong mấy ngày qua. Hầu hết các cuộc diễn tập đều xoay quanh chủ đề đổ bộ lên bờ biển, giành vị trí then chốt và lấy đảo, theo tờ Nhân Dân nhật báo hôm qua.
Chiến đấu cơ, trực thăng Trung Quốc trên tàu Liêu Ninh - Ảnh: FYJS
Từ hồi đầu tuần, truyền thông Trung Quốc cũng liên tục đưa tin về hoạt động của tàu sân bay Liêu Ninh. Tàu này rời cảng vào ngày 12.10 và đang tiến hành diễn tập tại một địa điểm chưa được công bố. Các trang mạng về quân sự Trung Quốc nhanh chóng đăng tải hình ảnh chiến đấu cơ J-15 và trực thăng Z-8 tập cất và hạ cánh lên tàu Liêu Ninh, theo Tân Văn xã. Quân đội Trung Quốc tuyên bố tàu Liêu Ninh có thể chở 50 máy bay, trong đó tối đa 30 chiếc J-15.
Giới quan sát cho rằng những động thái trên nhằm phô trương sức mạnh trong bối cảnh Trung Quốc đang có tranh chấp biển đảo với nhiều nước trong khu vực, đặc biệt là căng thẳng xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ngày 16.10, Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản lại được đặt trong tình trạng báo động sau khi nhóm 7 tàu hải quân Trung Quốc, bao gồm 2 tàu khu trục lớn, 2 tàu khu trục nhỏ, 2 tàu cứu hộ tàu ngầm và 1 tàu tiếp tế, xuất hiện gần vùng biển đảo Yonaguni của nước này. Cùng ngày, Lãnh sự quán Nhật tại Thượng Hải lên tiếng cảnh báo an ninh sau khi đám đông dân địa phương xông vào đánh đập 4 người Nhật tại một nhà hàng, theo AFP.
Tuần duyên Hàn Quốc bắn ngư dân Trung Quốc
Ngày 16.10, Lực lượng tuần duyên Hàn Quốc cho biết 1 ngư dân Trung Quốc đã thiệt mạng do trúng đạn cao su trong vụ ẩu đả tại Hoàng Hải. AFP dẫn lời giới chức Seoul cho hay tàu tuần duyên Hàn Quốc phát hiện khoảng 30 tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép trong vùng biển của nước này nên ập tới truy bắt.
Tuy nhiên, ngư dân Trung Quốc dùng hung khí chống cự dữ dội và trong lúc hỗn loạn, người nói trên trúng đạn vào ngực. Ông này lập tức được chuyển tới bệnh viện tại Mokpo nhưng không qua khỏi. Ngoài ra, phía Hàn Quốc bắt giữ được 2 tàu cá. Bắc Kinh chưa có phản ứng về vụ việc.
Theo TNO
Rùng mình với thú "cạo mắt" ở Trung Quốc Sau khi làm sắc dao, người thợ cạo vạch một mắt của khách ra và lướt dao cạo khắp con ngươi mắt. Cảnh tượng rùng mình này tưởng như chỉ có trong một bộ phim siêu thực, nhưng là chuyện "cơm bữa" ở Thành Đô, Trung Quốc. Liu Deyuan đã hành nghề "cạo mắt" từ năm ông 17 tuổi. Đây là thói quen...