Trung Quốc lần đầu tham gia tập trận hải quân với Mỹ
Trung Quốc hôm nay 9/6 xác nhận rằng nước này sẽ lần đầu tham gia một cuộc tập trận hải quân lớn do Mỹ chủ trì trong tháng này, cử 4 tàu tới cuộc diễn tập, bất chấp những ngờ vực sâu sắc giữa quân đội hai nước.
Một tàu chiến của Trung Quốc.
Trung Quốc sẽ tham gia cuộc tập trận mang tên “ Vành đai Thái Bình Dương” (RIMPAC), được mệnh danh là cuộc tập trận hải quân quốc tế lớn nhất thế giới, tổ chức 2 năm một lần. 22 quốc gia và hơn 40 tàu chiến cùng tàu ngầm các loại đã tham gia cuộc tập trận được tổ chức ngoài khoai Hawaii hồi năm 2012.
Không phải tất cả các quốc gia tham gia RIMPAC là đều là các đồng minh hiệp ước với Mỹ. Các nước tham gia trong cuộc tập trận lần trước bao gồm cả Nga và Ấn Độ.
Nhưng Trung Quốc chưa từng tham gia RIMPAC, mặc dù nước này đã cử các quan sát viên tới cuộc tập trận vào năm 1998. Giới chức Mỹ cho biết hồi tháng 3 rằng Trung Quốc đã chấp nhận lời mời của Lầu Năm Góc.
Tờ nhật báo chính thức của quân đội của Trung Quốc ngày 9/6 dẫn lời một phát ngôn viên hải quân cho biết đây là lần đầu tiên hải quân nước này tham gia một cuộc tập trận chung do Mỹ tổ chức.
Ngoài 2 tàu chiến, một tàu tiếp tế và một tàu bệnh viện, 2 trực thăng cũng sẽ được cử tới cuộc tập trận.
Tờ báo trên cho biết, các hoạt động diễn tập mà hải quân Trung Quốc sẽ tham gia bao gồm tập trận nã pháo, các hành động an ninh hàng hải, diễn tập tàu chiến biển, trao đổi thuốc men quân sự, hỗ trợ nhân đạo, giảm thiểu thảm họa và diễn tập lặn. Một diễn đàn y tế cũng sẽ được tổ chức cho phía Trung Quốc và Mỹ, với các chuyến thăm qua lại của các tàu đôi bên.
Tập trận RIMPAC dự kiến sẽ được tổ chức vào giữa tháng 6 tại vùng biển gần đảo Guam của Mỹ ở Thái Bình Dương. Singapore và Brunei cũng sẽ cử các tàu tới tham dự.
Động thái trên của Bắc Kinh diễn ra trong bối cảnh căng thẳng đang leo thang tại Biển Đông và Hoa Đông, và Mỹ ngày càng lo ngại về khả năng quân sự và công nghệ mạng của Trung Quốc.
Hồi tuần trước, Bộ quốc phòng Mỹ đã chỉ trích một báo cáo của Lầu Năm Góc, trong đó nói rằng ước tính chi tiêu quốc phòng thực tế của Bắc Kinh trong năm 2013 vượt mức 145 tỷ USD, cao hơn nhiều so với 119,5 tỷ USD mà Bắc Kinh công bố, và cảnh báo rằng Trung Quốc đang đẩy nhanh chương trình hiện đại hóa quân đội.
Theo Dantri
Video đang HOT
Washington Post: Mỹ cần hành động để ngăn cản tham vọng của Trung Quốc ở biển Đông
Tờ báo này cho rằng Mỹ sẽ đóng vai trò then chốt trong việc giải quyết tình hình căng thẳng trên Biển Đông.
Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) ngày 1/5 đã bắt đầu đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Dàn khoan này của Trung Quốc được hơn 70 tàu hộ tống, trong đó có cả các tàu chiến của Trung Quốc.
Thoạt nhìn, hành vi này của Trung Quốc chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu về tài nguyên của nước này vốn đã khiến nhiều công ty của Trung Quốc phải đi đến tận những hang cùng, ngõ hẻm ở khắp nơi trên thế giới.
Tuy nhiên, thực chất hành động lần này của Trung Quốc trên biển Đông nguy hiểm hơn rất nhiều so với những lần trước đó và động cơ để Trung Quốc làm việc này thì vượt ra ngoài việc thuần tuý tìm kiếm các nguồn năng lượng.
Giàn khoan Hải Dương -981 của Trung Quốc
Chính vì thế, Mỹ cần phải hiểu thấu đáo tầm quan trọng trong thách thức này của Trung Quốc để có thể đương đầu thành công. Để làm được điều này Mỹ không chỉ cần phải có những tuyên bố cứng rắng mà còn phải sẵn sàng có những hành động cụ thể.
Năng lượng chỉ là thứ yếu
Đã từng có rất nhiều phỏng đoán về trữ lượng dầu mỏ và khí đốt dồi dào ở Biển Đông với diện tích khoảng 3,6 triệu m2, nơi mà cả Brunei, Trung quốc, Việt Nam, Malaysia, Philippines đều tuyên bố chủ quyền một phần hoặc phần lớn khu vực này.
Theo Bộ Đất đai và Khoáng sản Trung Quốc, khu vực này có thể chứa một lượng dầu tương đương với khoảng 400 tỷ thùng, vượt xa cả số lượng dầu ở Trung Đông.
Tuy nhiên, theo nhiều cơ quan của các nước khác, con số này thấp hơn nhiều. Cơ quan Thăm dò Địa chất Mỹ năm 2010 ước tính rằng số lượng dầu chưa được phát hiện ra nhỏ hơn con số 11 tỷ thùng rất nhiều.
Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam (Ảnh do Cảnh sát biển Việt Nam cung cấp)
Điều này khiến cho nhiều người nghi ngờ về việc Trung Quốc lại có thể mạo hiểm gây ra xung đột trong khu vực chỉ để đổi lấy một lượng dầu quá khiêm tốn như vậy.
Chính vì thế, có 2 yếu tố được coi là rất quan trọng để hiểu về hành động này của Trung Quốc.
Đầu tiên đó chính là chủ nghĩa dân tộc. Khu vực họ đưa giàn khoan Hải dương-981 rất gần Đảo Hoàng Sa, nằm cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý và nằm sâu trong khu vực 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tuy nhiên, Trung Quốc lại ngang nhiên tuyên bố chủ quyền lên hòn đảo này dựa trên những chứng cứ lịch sử sai lệch của họ.
Trung Quốc cho rằng việc không chiếm được đảo Hoàng Sa sẽ là một cái tát vào thể diện của Trung Quốc trong khi nhấn mạnh rằng việc chiếm được nó sẽ củng cố tính hợp pháp trong tuyên bố của chính quyền nước này.
Kiểm soát đường hàng hải mới là then chốt
Ngoài ra, chính quyền Trung Quốc cũng bị tác động bởi việc kiểm soát việc vận chuyển đường thuỷ trên biển Đông.
Ước tính mỗi năm, giá trị hàng hoá vận tải đường thuỷ trong khu vực này lên đến hơn 5.000 tỷ USD và sẽ còn tăng lên nhiều.
Con số này bao gồm 1/3 số lượng dầu mỏ và 3 /4 lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc cũng như phần lớn lượng dầu mà Nhật Bản và Hàn Quốc phải nhập khẩu.
Hải quân Trung Quốc có thể chưa đủ khả năng để có thể thách thức sự thống trị của Mỹ trên các tuyến hàng hải quan trọng ở Trung Đông hay kiểm soát eo biển Malacca. Tuy nhiên, với việc đưa các tàu hải quân ra biển Đông, Trung Quốc tự tin rằng Mỹ sẽ không thể can thiệp được vào việc kiểm soát khu vực này của họ.
Mỹ cần phải làm gì?
Nếu thực sự Trung Quốc có những tham vọng như vậy thì họ sẽ khó đạt được mục đích của mình.
Động thái mới nhất của Trung Quốc- vốn gây ngỡ ngàng đối với Việt Nam và nhiều nước trong khu vực, càng làm lộ rõ sự bất nhất của Trung Quốc khi nước này tuyên bố rằng, việc tăng cường hợp tác trong khu vực là ưu tiên ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc.
Nó cũng khiến nhiều nước nghi ngờ về cam kết nói trên của Trung Quốc sau các cuộc đàm phán với Việt Nam trong việc tăng cường khai thác khoáng sản chung trên biển Đông.
Mỹ đã tuyên bố sẽ không ủng hộ bên nào trong các tranh chấp chủ quyền và kêu gọi Việt Nam và Trung Quốc giải quyết các bất đồng bằng giải pháp hoà bình.
Tàu Hải quân Mỹ hoạt động trên biển Hoa Đông (Ảnh AP)
Tuy nhiên, như thế vẫn chưa đủ. Mỹ cần phải kêu gọi Trung Quốc ngừng việc lừa dối và vạch rõ động cơ thực sự của Trung Quốc.
Ngoài ra, Mỹ và ASEAN cần phải đoàn kết trong việc lên án những hành động đơn phương tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trong các khu vực còn đang tranh chấp.
Hơn thế nữa, Mỹ cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho những hành động theo sau những tuyên bố của mình.
Dù không có bổn phận phải bảo vệ Việt Nam theo bất kỳ một hiệp ước này, chính sách tái cân bằng tại châu Á của Mỹ lại nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Mỹ trở thành nhà bảo trợ hàng đầu trong việc ổn định tại châu Á-Thái Bình Dương. Những hành động của Trung Quốc đang thách thức việc này.
Việt Nam đã luôn nhắc lại cam kết của mình là giải quyết các tranh chấp bằng con đường hoà bình. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc không muốn làm như vậy, Mỹ cần phải chuẩn bị cho việc hỗ trợ Việt Nam bằng cách tăng cường sự hiện diện hải quân trong khu vực. Điều này sẽ giúp Washington hiểu rõ thực lực của Bắc Kinh và làm hạ nhiệt căng thẳng trong khu vực.
Ngoài ra, Mỹ có thể xem xét hạn chế hoạt động của CNOOC tại Mỹ.
Nếu Mỹ không thể chứng tỏ sự nhất quán trong hành động và lời nói thì chữ "tín" của họ trong việc đảm bảo hoà bình và ổn định trong khu vực sẽ bị tổn hại nghiêm trọng.
Theo Trần Khánh
VOV online
Chính thức ký hiệp định về hạt nhân Việt Nam-Hoa Kỳ Ngày 6/5/2014, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear đã ký chính thức Hiệp định hợp tác giữa hai quốc gia về sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân (Hiệp định 123). Hiệp định 123 là cơ sở để Việt Nam tiếp cận công nghệ...