Trung Quốc lần đầu phái đô đốc đến Đối thoại Shangri-La
Trung Quốc lần đầu cử một đô đốc dự diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La tại Singapore, động thái cho thấy Bắc Kinh đã phòng bị sẵn sàng để đối phó với sự phản đối quốc tế về kế hoạch xây dựng đảo nhân tạo trái phép “với một tốc độ chưa từng có” ở Biển Đông.
Thượng tướng Tôn Kiến Quốc, Đô đốc Hải quân Trung Quốc. (Ảnh: SCMP)
Báo SCMP của Hồng Kông đưa tin Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Phó tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) sẽ dẫn đầu phái đoàn gồm 29 quan chức và quan sát viên đến dự Đối thoại Shangri-La, Diễn đàn an ninh châu Á – Thái Bình Dương tại Singapore từ ngày 29-31/5 tới. Hồi năm ngoái, Bắc Kinh cử một phái đoàn 25 đại biểu tới tham dự Đối thoại Shangri-La.
William Choong, chuyên gia phân tích cấp cao của Diễn đàn an ninh châu Á – Thái Bình Dương nhận định, Biển Đông sẽ là “chủ đề mang tính bùng nổ nhất” trong 3 vấn đề được thảo luận năm nay, gồm khủng bố, thương mại và lãnh thổ. SCMP cho biết, trong hội nghị năm ngoái, Mỹ và Trung Quốc cũng từng tranh cãi gay gắt về những tuyên bố của Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông.
“Chúng ta đã chứng kiến chuyện gì xảy ra năm ngoái khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc đó là ông Chuck Hagel chỉ trích sự hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông và cho rằng những hành động đơn phương của nước này đã gây bất ổn cho khu vực,” chuyên gia Choong cho biết.
SCMP bình luận rằng mới hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cũng đưa ra các chỉ trích tương tự. Ông Carter tuyên bố rằng các nỗ lực xây đảo nhân tạo của Trung Quốc là “lạc nhịp” với sự nhất trí trong khu vực và rằng các tàu chiến và máy bay quân sự Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động tại khu vực theo luật pháp quốc tế.
Trong vài tuần gần đây, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc liên tục gia tăng, sau khi đài truyền hình Mỹ CNN phát sóng đoạn video hải quân Trung Quốc phát đi cảnh báo xua đuổi máy bay trinh sát Mỹ khi các phi cơ này hoạt động trong không phận quốc tế ở Biển Đông.
“Quân đội Trung Quốc đã chuẩn bị rất kỹ càng (cho Đối thoại Shangri-La). Ông Tôn Kiến Quốc từng được tôi luyện trong Học viện tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc,” Li Jie, một chuyên gia hải quân người Bắc Kinh cho hay.
“Đô đốc Tôn nắm chắc các quy định của luật biển quốc tế và chiến lược hàng hải dài hạn của Trung Quốc. Điều này giúp ông ta có thể biện hộ về kế hoạch xây đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông, cũng như giúp ông ta giải trình tốt về nhiệm vụ trong tương lai của hải quân Trung Quốc trên vùng biển quan trọng này trước mặt các đối tác nước ngoài”, ông Li bình luận.
SCMP cho hay Thượng tướng Tôn Kiến Quốc năm nay 63 tuổi, người tỉnh Hà Bắc và từng là thuyền trưởng tàu ngầm Trường Chinh 3 của PLA. Vào năm 1985, ông Tôn đã lập kỷ lục thế giới khi điều khiển tàu ngầm hạt nhân Trường Chinh lặn dưới nước tới 90 ngày.
Video đang HOT
Cũng theo báo trên, Bắc Kinh đã cử đại diện quân sự dự Đối thoại an ninh Shangri-La từ năm 2007, nhưng mới có một lần duy nhất cử Bộ trưởng Quốc phòng tham dự vào năm 2011. Hồi năm ngoái, Trung Quốc cử Trung tướng Vương Quán Trung, Phó tổng tham mưu trưởng PLA, xuất thân từ Quân đoàn Pháo binh số 2, đơn vị tên lửa chiến lược của PLA.
SCMP cũng dẫn lời một chuyên gia phân tích cấp cao khác của Đối thoại Shangri-La cho biết phái đoàn Trung Quốc năm ngoái đã không đưa ra được luận điểm biện minh cho hành động ngang ngược đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam. Dù vậy, chuyên gia này cũng cho rằng Bắc Kinh đã chuẩn bị rất kỹ càng để có thể biện minh trong hội nghị thượng đỉnh năm nay.
Bình luận về mối quan hệ Mỹ – Trung, chuyên gia Choong cho biết, cách tiếp cận của phái đoàn Mỹ luôn đánh giá cao mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc, bởi vậy, ông dự đoán hai phía sẽ “tranh luận rất cẩn thận” trong Đối thoại Shangri-La tới đây.
Năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng của 30 nước sẽ tới Singapore tham dự Đối thoại Shangri-La, Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á – Thái Bình Dương bắt đầu được tổ chức từ năm 2002.
Thoa Phạm
Theo Dantri/ SCMP
Thông điệp cứng rắn của Mỹ khi công bố video Trung Quốc xây đảo nhân tạo
Thông qua việc công bố video về các hoạt động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Trường Sa và cân nhắc các hành động quyết liệt trên biển, Mỹ cho thấy một lập trường cứng rắn hơn tại Biển Đông và đang cố gắng hối thúc các đối tác châu Á cùng hành động.
Ảnh chụp từ video của hải quân Mỹ cho thấy rất nhiều tàu của Trung Quốc tập trung tại bãi Vành Khăn thuộc Trường Sa (Ảnh: Los Angeles Times)
Tuần trước, hải quân Mỹ đã lần đầu tiên công bố đoạn video được quay từ video giám sát về các hoạt động bồi đắp, xây đảo nhân tạo của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa. Video cho thấy các tàu nạo vét và các tàu khác của Trung Quốc đang cấp tập biến các bãi đá thành các đảo nhân tạo với các cảng và đường băng. Việc công bố video này đã cho thấy vấn đề Biển Đông sẽ thống trị diễn đàn an ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La), khai mạc hôm nay 29/5 tại Singapore, với sự tham dự của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ash Carter và các quan chức quân đội cấp cao Trung Quốc.
Trong bối cảnh Mỹ thúc đẩy chính sách "xoay trục" quân sự sang châu Á một phần nhằm đối trọng với Trung Quốc, Washington cũng muốn các quốc gia Đông Nam Á có lập trường đoàn kết hơn nhằm đối phó với việc Trung Quốc ồ ạt xây dựng trên các bãi đá trong năm nay.
Đối thoại Shangri-La thường niên tại Singapore sẽ bị phủ bóng bởi các căng thẳng ở Biển Đông, nơi Trung Quốc đã bồi đắp 607 ha tại 5 tiền đồn tại quần đảo Trường Sa chỉ tính riêng từ đầu năm tới nay.
"Các quốc gia này cần làm chủ nó (vấn đề)", một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên cho biết, nói thêm rằng sẽ là phản tác dụng khi Mỹ đi đầu trong việc thách thức Trung Quốc về Biển Đông.
Hành động đoàn kết hơn của các đối tác, trong đó có ASEAN, là cần thiết và phải nhanh chóng, vì "nếu bạn đợi 4 năm thì mọi việc đã xong", quan chức nói.
Dù một số quốc gia thành viên ASEAN, trong đó có đồng minh của Mỹ và Philippines, và Việt Nam đã chỉ trích mạnh mẽ các hành động của Trung Quốc, nhưng ASEAN với tư cách là một khối vẫn bị chia rẽ về vấn đề Biển Đông và không muốn can thiệp.
Nhưng trong một dấu hiệu cho thấy lo ngại đang gia tăng, các lãnh đạo của nhóm hồi tháng trước đã cùng bày tỏ lo ngại rằng hành động cải tạo của Bắc Kinh đã làm xói mòn lòng tin và hòa bình trong khu vực.
Các chuyên gia dự đoán rằng một hành động đoàn kết của ASEAN sẽ không diễn ra sớm. Nhưng sự phối hợp tăng cường giữa vài quốc gia là có khả năng. Quân đội Nhật Bản đang cân nhắc tham gia với Mỹ trong các cuộc tuần tra trên không ở Biển Đông. Vào tuần tới, Nhật Bản và Philippines dự kiến sẽ bắt đầu các cuộc thảo luận về khuôn khổ cho việc chuyển giao các thiết bị và công nghệ quốc phòng, và thảo luận hiệp ước tiềm tàng về vấn đề binh sĩ Nhật tới thăm Philippines.
Phát biểu tại Hawaii trên đường tới Singapore tham dự Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ash Carter đã nhắc lại yêu cầu của Washington về việc ngừng ngay các hoạt động xây đảo nhân tạo, nói rằng Trung Quốc đang vi phạm các nguyên tắc của "cấu trúc an ninh khu vực" và sự đồng thuận về "các biện pháp không ép buộc".
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với 90% diện tích Biển Đông, bao trùm lên vùng biển của các quốc gia cũng có tuyên bố chủ quyền trong khu vực.
Mỹ sẽ cho Trung Quốc thấy sự kiên quyết
Một thành viên của hải quân Mỹ chỉ vào hình ảnh cho thấy Trung Quốc đang xây dựng một đường băng ở Biển Đông (Ảnh: Washington Post)
Trong khuôn khổ nỗ lực của Washington nhằm ủng hộ các đồng minh, một máy bay do thám P-8 của hải quân Mỹ đã cho phép đài truyền hìnhCNN và đoàn quay phim của hải quân Mỹ ghi hình các hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa hồi tuần trước. Video sau đó đã được Mỹ công bố.
"Không ai muốn thức dậy vào một buổi sáng và phát hiện ra rằng Trung Quốc đã xây nhiều tiền đồn, thậm chí tồi tệ hơn là trang bị cho chúng các hệ thống quân sự", trợ lý ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel nói.
Ernest Bower, một chuyên gia về Đông Nam Á tại Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) tại Washington, cho hay mục tiêu của Mỹ là thuyết phục Trung Quốc tham gia vào hệ thống quốc tế để giải quyết tranh chấp thay vì đơn phương áp đặt các tuyên bố lãnh thổ quá đáng trong khu vực.
Nhưng trong tương lai, "tôi nghĩ rằng Mỹ sẽ cho Trung Quốc thấy sự kiên quyết", ông Bower nói.
Giới chức Mỹ đã tuyên bố các tàu hải quân nước này có thể được điều vào bên trong vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc để cho thấy rằng Washington không công nhận các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh tại đó.
Washington cũng đang đẩy mạnh chính sách tái cân bằng sang châu Á, 4 năm sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố sự chuyển dịch chiến lược, dù một quốc gia nói rằng sự chuyển dịch này còn chậm chạp.
Mỹ đã sửa đổi các thỏa thuận an ninh với các đồng minh hiệp ước là Nhật Bản và Philippines, và đang tăng cường phòng thủ tên lửa tại Nhật Bản, một phần cũng nhằm đề phòng Triều Tiên.
Các lính thủy đánh bộ Mỹ đang huấn luyện tại Úc trên cơ sở luân phiên. Các tàu tác chiến ven bờ của Mỹ đang hoạt động tại Singapore và các máy bay do thám P-8 mới đang đồn trú tại Nhật Bản để thực hiện các sứ mệnh bay khắp khu vực.
Giới chức quốc phòng Mỹ cho hay, hải quân Mỹ sẽ tăng18% sự hiện diện trong giai đoạn 2014-2020. Mục đích của việc này là chuyển 60% tàu của hải quân Mỹ sang châu Á-Thái Bình Dương vào năm 2020, so với 57% hiện thời.
Giới chức quân đội tại Philippines cho hay dễ dàng nhận thấy sự chuyển dịch của Mỹ, trong đó có các cuộc tập trận quân sự, huấn luyện, các chuyến thăm của tàu và máy bay. Trọng tâm của Washington đã chuyển từ chống khủng bố sang an ninh hàng hải.
Bất chấp những điều đó, Trung Quốc đã không cho thấy dấu hiệu nào bị cản trở. Chỉ mới đây, hôm 26/5, Trung Quốc đã làm lễ khởi công xây dựng 2 ngọn hải đăng ở Biển Đông, tuyên bố tăng cường việc bảo vệ biển khơi và chỉ trích các láng giềng có "các hành động khiêu khích" trên các bãi đá và đảo mà Bắc Kinh tự nhận.
An Bình
Theo Dantri
Anh đón tàu sân bay "khủng" của Mỹ Tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt ngày 22/3 đến Anh trong hành trình nhằm biểu dương sức mạnh quân sự Mỹ và hiện không thể cập cảng nước bạn vì kích thước tàu quá lớn. Chuyến thăm được thực hiện giữa lúc đang có nhiều lo ngại về việc cắt giảm ngân sách quốc phòng của Anh. Tàu sân bay USS Theodore...