Trung Quốc làm mất lòng đối tác thương mại vì xét nghiệm COVID-19 trên thực phẩm
Nhiều quốc gia đã không hài lòng với tình trạng thắt chặt nhập khẩu thực phẩm của Trung Quốc do nghi ngờ tồn tại virus Cornona chủng mới (SARS-CoV-2) gây COVID-19 trên bề mặt.
Khách hàng mua sắm thực phẩm tại một siêu thị ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Hãng thông tấn Reuters (Anh) ngày 18/11 đưa tin rằng những nước này cũng đề nghị Bắc Kinh ngừng thử nghiệm gắt gao COVID-19 trên thực phẩm bởi điều này tương đương với hạn chế thương mại.
Trung Quốc tuyên bố phát hiện SARS-CoV-2 trên bao bì thực phẩm từ 20 quốc gia bao gồm thịt lợn Đức, thịt bò Brazil và cá Ấn Độ. Nhưng các quan chức nước ngoài đánh giá tuyên bố thiếu bằng chứng của Trung Quốc đồng nghĩa với việc gây tổn thương cho thương mại và danh tiếng của thực phẩm nhập khẩu mà không có lý do.
Reuters dẫn nguồn tin giấu tên cho biết trong cuộc họp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) diễn ra từ 5-6/11, Canada đánh giá việc xét nghiệm thực phẩm nhập khẩu và từ chối sản phẩm có kết quả dương tính qua xét nghiệm nucleic acid là “hạn chế thương mại không công bằng” đồng thời khuyến khích Bắc Kinh ngừng động thái này.
Cũng theo nguồn tin này, Australia, Brazil, Mexico, Canada, Anh và Mỹ đều cho rằng Trung Quốc đã không cung cấp bằng chứng khoa học thiết thực về biện pháp xét nghiệm này.
Trong tháng 11, tờ Global Times cho rằng sự hiện diện của SARS-CoV-2 trên thực phẩm nhập khẩu cho thấy khả năng virus này có nguồn gốc từ nước ngoài.
Trung Quốc đã bắt đầu xét nghiệm COVID-19 với thực phẩm nhập khẩu từ tháng 6, sau khi xuất hiện ổ dịch tại khu chợ Tân Phát Địa cách trung tâm Bắc Kinh 14km về phía Tây Nam. Ổ dịch khiến Bắc Kinh phải tiến hành xét nghiệm cho hơn 10 triệu dân và áp dụng lệnh phong tỏa một phần.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá cả thực phẩm và bao bì khó có thể là nguồn lây lan COVID-19. Nhưng Bắc Kinh cho rằng SARS-CoV-2 có thể “nhập cảnh” vào nước này qua thực phẩm nhập khẩu.
Quầy thực phẩm đông lạnh tại một siêu thị ở Bắc Kinh. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Nhiều đối tác thương mại của Trung Quốc phàn nàn rằng việc nước này thắt chặt xét nghiệm thực phẩm nhập khẩu là không tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế.
Ngày 16/11, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã băn khoăn về kết quả xét nghiệm của Trung Quốc sau khi chính quyền thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông tuyên bố phát hiện SARS-CoV-2 trên thịt bò đông lạnh nhập khẩu từ New Zealand. Thủ tướng Ardern khẳng định không có sản phẩm thịt nào của nước này xuất khẩu có mang theo SARS-CoV-2 và phía Trung Quốc không có giải thích rõ ràng.
Bộ Nông nghiệp Brazil cho biết trong tháng 8, nhiều quan chức đã đến thành phố Thâm Quyến sau khi chính quyền địa phương thông báo phát hiện SARS-CoV-2 trên cánh gà nhập khẩu từ Brazil. Nhưng chính quyền Thâm Quyến không thể cung cấp thông tin làm rõ liệu SARS-CoV-2 phát hiện được còn hoạt động hay đã vô hiệu.
Bộ Nông nghiệp Mỹ ngày 17/11 đánh giá: “Hạn chế của Trung Quốc đối với thực phẩm nhập khẩu không hề dựa trên khoa học và còn gây rủi ro gián đoạn thương mại”. Trung Quốc phản hồi rằng động thái của nước này là nhằm “bảo vệ tối đa cuộc sống của người dân”.
Phát biểu trong một hội thảo an toàn thực phẩm trong tháng 10, cố vấn an toàn thực phẩm và sức khỏe của phái đoàn Liên minh châu Âu tại Trung Quốc – bà Gudrun Gallhoff nói rằng các nhà xuất khẩu cần có thêm thông tin về kết quả và phương pháp xét nghiệm của Trung Quốc. Bà Gudrun Gallhoff nói: “Bạn cần đối xử công bằng với đối tác thương mại và cho họ cơ hội để phối hợp”.
Cụ ông 88 tuổi tặng nhà hơn 10 tỷ cho người bán hoa quả
Rất nhiều người bất ngờ với quyết định này tuy nhiên ông cụ nói rằng, sau khi qua đời ông không muốn tài sản của mình rơi vào tay những kẻ tham lam, ích kỷ.
Ở Thượng Hải (Trung Quốc), ông MaLin là một công nhân đã về hưu. Hiện ông 88 tuổi.
Năm 2012, vợ ông qua đời, để lại cho ông đứa con trai mắc bệnh tâm thần.
Ít năm sau đó, gần khu ông ở, có vài phụ nữ muốn được tái hợp với ông. Tuy nhiên, qua tiếp xúc, ông Ma nhận ra, họ không thật lòng với ông mà chỉ quan tâm đến tiền và bất động sản mà ông đang có.
Trong gia đình, ông cũng còn một số người thân nhưng ngoại trừ việc hối thúc ông viết di chúc sớm, họ gần như không đến thăm ông.
Vì vậy, kể từ khi vợ mất, chỉ có 2 cha con ông nương tựa vào nhau.
Ông Ma vốn sống khép mình, ít giao lưu với hàng xóm nhưng lại rất thích trẻ con. Ông thường mua bánh kẹo và chia cho lũ trẻ trong xóm. Thỉnh thoảng, ông sang cửa hàng hoa quả ở gần nhà, nán lại đó chơi và quen với gia đình Xiaoyou - người bán hoa quả.
Xiaoyou (35 tuổi) đến từ Hà Nam. Mấy năm trước, vợ chồng anh đưa con đến Thượng Hải kinh doanh. Cả gia đình sống trong chiếc lán đơn sơ ngay cạnh quầy hoa quả.
Ông Ma rất quý con gái của Xiaoyou. Có hôm, ông còn dẫn cô bé đi mua đồ chơi, đồ ăn ngon. Xiaoyou cũng thường giúp đỡ ông một vài việc vặt.
Ba năm sau ngày vợ mất, con trai ông cũng qua đời. Đêm đó, sau khi phát hiện con trai không còn sự sống, ông lão hốt hoảng soi đèn pin sang nhà Xiaoyou, cầu cứu sự giúp đỡ.
Xiaoyou không nề hà, lập tức đến nhà, cùng ông lo liệu tang ma cho chàng trai ngắn số.
Nhớ lại chuyện này, Xiaoyou cho biết, khi sang giúp ông Ma, anh nghĩ rằng, vì anh ở gần nên đến sớm nhất nhưng sau đó, anh nhận ra, không một người thân nào của ông Ma xuất hiện.
Mọi việc trong đám tang, từ chuyện đi nộp tiền đặt cọc, lo thủ tục hỏa táng, khắc bia mộ, đến chôn cất tro cốt ... đều do Xiaoyou và ông Ma làm.
Không phải người thân nhưng Xiaoyou thường xuyên giúp đỡ ông lão.
Hai năm trước, ông Ma bị ngất tại nhà và hôn mê. Xiaoyou tình cờ phát hiện nên đã đưa ông đến bệnh viện.
Lúc tỉnh dậy, ông Ma bảo Xiaoyou gọi điện cho người em gái ở Hải Nam. Tuy nhiên, người em này kêu bận, không thể đến chăm anh.
Thương hoàn cảnh ông lão, Xiaoyou và vợ quyết định sắp xếp công việc để thay nhau vào viện với ông.
Cảm động trước tấm lòng của đôi vợ chồng bán hoa quả, sau khi xuất viện trở về, ông Ma quyết định mời gia đình Xiaoyou đến ở cùng, tạo thành một gia đình đặc biệt.
Sau khi xuất viện, ông Ma mời gia đình Xiaoyou đến ở cùng.
Sự đầm ấm, sum vầy của con cháu có lẽ là những thứ mà ông lão thiếu nhất trong cuộc đời. Vì vậy, từ khi có gia đình Xiaoyou, mỗi lần lũ trẻ chạy lăng xăng gọi "Ông ơi", "Ông ơi" là ông Ma lại thấy hạnh phúc ngập tràn.
Năm 2017, ông lão đã đến Văn phòng công chứng Phổ Đà, Thượng Hải để được giám hộ và quyết định giao quyền thừa kế ngôi nhà trị giá hơn 3 triệu tệ (hơn 10 tỷ đồng) cho Xiaoyou. "Tôi muốn làm việc này khi còn minh mẫn. Xiaoyou sẽ là người sẽ lo liệu tang ma và chuyện tương lai cho tôi", ông nói.
Ông cũng cho biết, việc gặp được Xiaoyou là may mắn của cuộc đời ông.
Và việc trao quyền thừa kế khi ông qua đời là việc ông hoàn toàn tự nguyện. Bởi ông không muốn để lại tài sản cho những kẻ tham lam, chỉ nhìn vào tài sản mà không thật lòng quan tâm, giúp đỡ khi ông cần họ ở bên.
Bắc Kinh ráo riết lo đáp trả "cú đấm" cuối cùng của Trump Quan ngại xung đột công khai giữa Mỹ và Trung Quốc đang gia tăng sau khi có báo cáo Bắc Kinh đang chuẩn bị đối phó với "cơn thịnh nộ cuối cùng" từ Tổng thống Mỹ Donald Trump trong những ngày cuối nhiệm kỳ. Trong bài xã luận đăng trên Thời báo Hoàn cầu, vốn được coi là cơ quan ngôn luận của...