Trung Quốc lại ‘vừa ăn cướp, vừa la làng’ ở Biển Đông
Trung Quốc bày tỏ thái độ tức giận trước những bình luận của Mỹ và Australia về tình hình Biển Đông hiện nay, đồng thời lớn lối chỉ trích hai nước này là “đổ thêm dầu vào lửa” vào vấn đề Biển Đông.
Theo những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đông hiện nay, các Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng của hai nước Mỹ – Australia vừa kết thúc cuộc họp hai ngày ở thành phố Boston (Mỹ), trong đó bày tỏ “sự quan ngại mạnh mẽ” về hoạt động xây dựng các đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông và yêu cầu Bắc Kinh dừng ngay các hành vi gây hấn tại vùng biển tranh chấp.
Đáp trả lại tuyên bố chung của Mỹ – Austrailia về tình hình Biển Đông hiện nay, Đại sứ quán Trung Quốc tại Australia cho hay Bắc Kinh “vô cùng quan ngại” về những bình luận trên. Trung Quốc cũng tố cáo rằng “các bên liên quan” là “hai mặt”.
Mỹ và Australia vừa đưa ra tuyên bố chung yêu cầu Trung Quốc ngừng ngay việc làm căng thẳng thêm tình hình Biển Đông hiện nay
“Sẽ có ích hơn nếu họ tôn trọng cam kết của mình không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp liên quan và nỗ lực nhiều hơn để thúc đẩy hòa bình cũng như ổn định khu vực một cách đúng nghĩa, hơn là châm lửa và đổ thêm dầu vào”, báo TS dẫn thông báo của Đại sứ quán Trung Quốc tại Australia cho hay.
Video đang HOT
Được biết, cũng trong cuộc họp nói trên, Australia và Mỹ đã nhất trí “tăng cường hợp tác hải quân trên tất cả các lĩnh vực”, đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đông. Khi được hỏi về khả năng tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter cho biết sẽ đưa máy bay, tàu và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép, như cách nước này làm trên khắp thế giới, và Biển Đông không và sẽ không là ngoại lệ.
Trước tình hình này, giới quan sát quốc tế nhận định, động thái trên của Washington có thể gây căng thẳng với Bắc Kinh. Tuy nhiên, ông Carter cho biết đây không phải là cam kết của riêng Mỹ, mà còn được các nước trong khu vực chia sẻ. Về phần mình, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop khẳng định Washington và Canberra “không đứng về bên nào trong những tuyên bố chủ quyền”, nhưng kêu gọi tất cả các bên “không hành động đơn phương, không hành động làm căng thẳng leo thang”.
Đáp lại, Trung Quốc cho rằng chính Mỹ và Australia đang &’đổ thêm dầu vào lửa’ ở Biển Đông
Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay, tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS, Washington, Mỹ) ngày 13/10, thẩm phán Antonio Carpio, Thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines, cho biết Trung Quốc đang gần như thực thi ADIZ (Vùng nhận dạng phòng không’ ở Biển Đông. Lý do là bởi hiện bất kỳ máy bay Philippines nào bay qua quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông đều nhận được lời cảnh báo từ Trung Quốc thông qua điện đàm yêu cầu “tránh xa khu vực này”, báo Thanh Niên đưa tin.
ADIZ được định nghĩa là vùng trời do một quốc gia tự ấn định và đòi hỏi mọi máy bay dân sự xâm nhập vùng này phải thông báo nhận dạng, vị trí và chịu sự kiểm soát của quốc gia đó. ADIZ không đồng nghĩa với không phận nhưng được xem là khu vực song hành với an ninh quốc phòng của một quốc gia. Theo lời ông Carpio, ADIZ là một phần trong kế hoạch lớn của Trung Quốc nhằm kiểm soát phi pháp toàn bộ Biển Đông và tất cả tài nguyên ở vùng biển này.
Đồng thời, Thẩm phán Tòa án tối cao Philippines nhấn mạnh, những hành động của Trung Quốc trong những năm gần đây, từ quấy rối tàu cá các nước láng giềng cho đến xây đảo nhân tạo phi pháp, cho thấy Bắc Kinh muốn chiếm hết ngư trường, dầu mỏ, khí đốt, tài nguyên trong tuyên bố chủ quyền phi lý “đường lưỡi bò” của Trung Quốc nuốt trọn gần cả Biển Đông. “Kế hoạch lớn của Trung Quốc là kiểm soát toàn bộ Biển Đông cả về kinh tế lẫn quân sự”, ông Carpio nhận định.
Trong khi đó, Thẩm phán Tòa án tối cao Philippines tố Trung Quốc đang ngầm thực thi ADIZ ở Biển Đông
Tuy nhiên, ông Carpio thừa nhận về mặt quân sự, khả năng của Philippines để đáp trả những hành động ngang ngược của Trung Quốc khá hạn chế, bởi Trung Quốc đang sản xuất đại trà nhiều loại tàu chiến ở tốc độ nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới trong thời bình. “Chúng tôi rất thận trọng bởi vì đó là chiến lược của Trung Quốc. Và chúng tôi không thể chống lại Trung Quốc về mặt quân sự”, ông Carpio nói. Dù vậy, ông nhấn mạnh Philippines sẽ tiếp tục theo đuổi vụ kiện phản đối “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở tòa án quốc tế.
Theo Chất lượng Việt Nam
Hải quân Mỹ sắp đưa tàu vào vùng 12 hải lý quanh đảo nhân tạo
Theo trang Navy Times, hải quân Mỹ đang chuẩn bị điều một tàu chiến vào bên trong phạm vi 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng tại biển Đông. Động thái này có thể được tiến hành trong vài ngày tới, tuy nhiên vẫn còn phải chờ phê duyệt cuối cùng của Tổng thống Mỹ Obama.
Những đồn đoán về một động thái trực diện như thế này đã xuất hiện từ tháng 5-2015. Tuy nhiên mới đây, ba quan chức Lầu Năm Góc đã tiết lộ với tờ Navy Times (Mỹ) rằng phê duyệt cuối cùng cho hoạt động này sẽ sớm được đưa ra trong nay mai.
Nếu đúng như thế, đây sẽ là lần đầu tiên kể từ năm 2012 Mỹ "trực tiếp thách thức" vùng hải lý mà Trung Quốc tuyên bố xung quanh các thực thể họ chiếm đóng trên biển Đông, tờ Navy Times nhận định.
Chiến hạm Singapore Supreme (giữa) cùng tàu chiến Fort Worth (phải) và chiến hạm Lassen (trái) của Mỹ tuần tra chung tại biển Đông tháng 7-2015, trong khuôn khổ chương trình Hợp tác ứng phó và Huấn luyện trên biển.
Khi được đặt câu hỏi, một phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ đã từ chối trả lời xác nhận, cho rằng vẫn phải chờ đợi Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ công bố kế hoạch.
Tuy nhiên, người này vẫn dẫn lại phát biểu của Tổng thống Obama tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 28-9, khẳng định "Mỹ có lợi ích trong việc đảm bảo các quy ước cơ bản về tự do đi lại và tự do thương mại, giải quyết các tranh chấp thông qua luật quốc tế, chứ không phải bằng vũ lực". Phát ngôn viên của Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng từ chối trả lời xác nhận nhưng cũng dẫn lại phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter tuyên bố "Mỹ có thể di chuyển trên vùng trời, vùng biển và hoạt động ở bất kỳ nơi đâu luật pháp quốc tế cho phép, như cách chúng tôi đang thực hiện trên toàn thế giới".
Kiệt Anh
Theo_PLO
Bình Định: 12 ngư dân gặp nạn trên biển Tàu cá đang đánh bắt trên vùng biển cách tỉnh Khánh Hòa khoảng 100 hải lý thì bị hỏng máy, trôi dạt trong điều kiện sóng to, gió giật mạnh. Sáng 5/10, tỉnh Bình Định tập trung hỗ trợ, cứu nạn tàu cá cùng 12 ngư dân ở huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đang bị hỏng máy, thả trôi trên biển. Vị...