Trung Quốc lại vu khống cho Việt Nam
Không bất ngờ khi ngay sau Hội nghị cấp cao ASEAN ở Myanmar kết thúc, Trung Quốc bắt đầu đưa ra các luận điệu vu khống Việt Nam, nhằm bảo vệ cho hành động ngang ngược của mình trên Biển Đông.
Hôm thứ Hai (12/5), Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã thể hiện thái độ coi thường dư luận quốc tế khi lên tiếng cho rằng nỗ lực tìm kiếm sự hỗ trợ từ quốc tế của Việt Nam sẽ thất bại. Phát ngôn này được đưa ra chỉ một ngày sau khi các nhà lãnh đạo Đông Nam Á họp hội nghị thượng đỉnh khu vực ở Myanmar.
Người dân tuần hành phản đối hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
“Các dữ kiện chứng minh rằng Việt Nam đang cố gắng để kéo các bên nhằm gây áp lực cho Trung Quốc, nhưng (Việt Nam) sẽ không đạt được mục tiêu của mình”, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh phát biểu trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh.
Thậm chí, phát ngôn viên này còn đưa ra yêu cầu phía Việt Nam “ngừng quấy rối hoạt động của Trung Quốc”.
Các bằng chứng gần đây nhất từ phía lực lượng cảnh sát biển Việt Nam đã cho thấy rõ Trung Quốc có những hành động trái với luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước Quốc tế về Luật biển (UNCLOS) khi ngang nhiên đưa giàn khoan HS-981 vào vùng đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam, chỉ cách đảo Lý Sơn 120 hải lý.
Video đang HOT
Tại Hội nghị cấp cao ASEAN hôm 11/5 ở Myanmar, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu thẳng thắn chỉ trích hành động ngông cuồng coi thường luật pháp của Trung Quốc. Trong đó, Thủ tướng đã khẳng định Việt Nam hành động với sự kiềm chế tối đa, sử dụng tất cả các biện pháp đối thoại để yêu cầu Trung Quốc gỡ bỏ giàn khoan trái phép. Việt Nam sẽ sử dụng mọi biện pháp để bảo vệ chủ quyền, yêu cầu Trung Quốc ngừng vu khống và ngừng ngay các hành vi làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông.
Không dừng lại ở vu khống cho Việt Nam, phía Trung Quốc hồi tuần trước còn đổ lỗi cho Mỹ là đã làm “gia tăng căng thẳng trong khu vực” và “khuyến khích các nước tham gia vào các hành vi nguy hiểm”.
Theo Reuters đưa tin, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm thứ Hai đã gặp gỡ Ngoại trưởng Singapore tại Washington. Trong cuộc gặp, ông nhắc lại mối quan ngại của Mỹ về những gì ông gọi là “thách thức đối với quần đảo Hoàng Sa” của Trung Quốc.
“Chúng tôi đặc biệt quan tâm, cũng như tất cả các quốc gia đang tham gia vào giao thông hàng hải ở Biển Đông, biển Hoa Đông, và lo ngại sâu sắc về hành động hung hăng này”, ông Kerry nói.
“Chúng tôi mong muốn thông qua Bộ quy tắc ứng xử (COC), chúng tôi mong điều này được giải quyết một cách hòa bình thông qua Luật biển, thông qua trọng tài, thông qua bất kỳ phương tiện nào khác, nhưng không bao gồm đối đầu trực tiếp và hành động hung hãn”, ông Kerry cho biết.
Cuối tuần qua, khắp nơi ở Việt Nam, người dân đã đổ xuống đường phố để tuần hành phản đối hành vi ngang ngược của Trung Quốc, yêu cầu quốc gia này ngay lập tức rút giàn khoan HS-981 về nước và trả lại yên bình cho Biển Đông.
Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, bác bỏ tuyên bố của Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei đối với vùng biển giàu tài nguyên này. Một hành động phi lý mà cả thế giới đều thấy rõ bản chất tham vọng bá cường, chỉ trừ chính Trung Quốc lại không thể thấy điều này.
Mối quan hệ của Trung Quốc với Philippines cũng ngày càng trở nên căng thẳng trong những tuần gần đây do các tranh chấp trong khu vực.
Hồi tuần trước, Philippines đã bắt giữ một tàu đánh cá Trung Quốc ngoài bãi Trăng Khuyết. Sự việc xảy ra trong khi Philippines và Mỹ đang cùng nhau tập trận.
Phát ngôn viên Hoa của Trung Quốc gọi hành động của Philippines là “bất hợp pháp” vì đã tiến hành bắt giữ người “trong vùng biển của Trung Quốc”. Manila cho biết tàu Trung Quốc đã bị bắt giữ cách 60 dặm ngoài khơi đảo Palawan, trong vòng 200 dặm (320 km) vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Theo Infonet
Thủ tướng Việt Nam mềm dẻo nhưng cương quyết
Bà Aye Thu San, phóng viên cao cấp tờ 7 Day News của Myanmar, rất ấn tượng với phát biểu của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị cấp cao ASEAN, cho rằng ông đã "thể hiện sự mềm dẻo, khôn khéo, nhưng kiên quyết".
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi bước vào phòng họp của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 24 - Ảnh: EFE
Trả lời phóng viên Việt Nam bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 24 tại thủ đô Nay Pyi Taw, phóng viên Tim McLaughlin của tờ Myanmar Times nói: "Vấn đề quan trọng nhất ở Hội nghị ASEAN này rõ ràng là Biển Đông. Tuy nhiên, độc giả của Myanmar Times cũng quan tâm đến tình hình trong nước, trong đó có việc Myanmar tổ chức hội nghị này như thế nào".
Tiếp tục chia sẻ về sự đồng lòng của ASEAN, ông Tim McLaughlin nhận xét Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ra được Tuyên bố riêng là một bước tiến, thể hiện sự đoàn kết của ASEAN trong việc giải quyết những vấn đề chung. Ông Tim McLaughlin cho rằng Việt Nam và lãnh đạo Việt Nam có vai trò lớn giúp ASEAN đưa ra tuyên bố đó.
Các phóng viên Việt Nam và quốc tế tác nghiệp tại trung tâm báo chí của Hội nghị cấp cao ASEAN - Ảnh: Thế Dũng
Bà Aye Thu San, phóng viên cao cấp tờ 7 Day News của Myanmar, nhìn nhận: "Tôi cho rằng bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng thể hiện sự mềm dẻo, khôn khéo, nhưng kiên quyết". Theo bà Aye Thu San, đó là bài phát biểu thuyết phục bởi hợp lý và hợp tình.
Cùng mối quan tâm đến an ninh Biển Đông trước sự đe dọa từ "phương Bắc", ông Takayuki Kasuga, phóng viên của tờ Mainichi (Nhật Bản) chia sẻ: "Tôi đến hội nghị lần này với mong muốn tìm hiểu sự đồng thuận, đoàn kết của các thành viên ASEAN như thế nào về vấn đề Biển Đông, đặc biệt là vụ việc Trung Quốc đặt giàn khoan tại khu vực mà Việt Nam tuyên bố có chủ quyền". Theo ông, các tuyên bố của ASEAN đã cho thấy điều đó.
Theo NLĐ
Lòng tin với Trung Quốc đã bị ảnh hưởng Sau khi kết thúc Hội nghị Cấp cao ASEAN 2014 chiều 11-5, trao đổi với báo chí, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nhận định: Muốn quan hệ tốt đẹp cần có lòng tin. Việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào thềm lục địa Việt Nam đã tác động đến lòng tin * Phóng viên: Ông có thể...