Trung Quốc lại trắng trợn cấm đánh bắt cá tại Biển Đông
Trung Quốc ngày hôm nay chính thức bắt đầu thi hành cái gọi là “lệnh cấm đánh bắt cá trái phép trên Biển Đông”. Đây là lần thứ 18 kể từ năm 1999, Bắc Kinh đơn phương thi hành luật này, luật này có hiệu lực với cả tàu cá nước ngoài.
Tàu cá Trung Quốc. (Ảnh: Tân Hoa xã)
Theo Tân Hoa Xã , lệnh cấm đánh bắt này chính thức có hiệu lực từ 12 giờ trưa ngày 16/5, và sẽ kéo dài thời gian 2 tháng rưỡi, tức là đến 12 giờ ngày 1/8 lệnh cấm đánh bắt cá sẽ kết thúc. Trong đó tính đến trưa ngày 16/5, tỉnh Hải Nam có gần 8.000 tàu cá quay về cảng neo đậu.
Bài báo cho biết, phạm vi khu vực biển thực thi lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc kéo dài từ 12 độ vĩ bắc đến khu vực biển tiếp giáp giữa tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Quảng Đông (bao gồm Vịnh Bắc Bộ). Có nghĩa là lệnh đánh bắt cá bao trùm cả quần đảo Hoàng Sa, và vài hòn đảo ở Trường Sa của Việt Nam và bãi cạn Scarborough.
Video đang HOT
Theo chính quyền Trung Quốc, lệnh cấm vô lý này sẽ áp dụng cho ngư dân trong nước và ngư dân nước ngoài, nếu tàu nào cố tình đánh bắt sẽ bị xử phạt hành chính và thu giữ dụng cụ đánh bắt. Trong thời gian thực thi lệnh cấm đánh bắt cá, Bắc Kinh chỉ cho phép sử dụng dụng cụ câu cá, hoặc đánh lưới đơn, nghiêm cấm các loại hình tác nghiệp khác.
Chỉ có các tàu thuyền có “giấy phép đặc biệt” mới có thể rời cảng tới đánh bắt ở ngư trường thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tuy nhiên, các tàu này chỉ được phép đánh bắt ở khu vực cho phép, và phải luôn mở thiết bị vệ tinh Bắc Đẩu, điện thoại vệ tinh để thực hiện chế độ báo cáo. Tàu thuyền nào không có giấy phép đánh bắt sẽ không được xuất cảng.
Trong thời gian thi hành luật cấm đánh bắt cá, Bắc Kinh sẽ trắng trợn triển khai lực lượng hải cảnh để tăng cường tuần tra, chấp pháp, bắt giữ các tàu cá nào vào khu vực cấm và không tuân hành luật cấm đánh bắt cá.
Hương Giang
Theo Dantri/Tân Hoa Xã
Ngư dân Trung Quốc vẫn gia tăng đánh bắt trái phép
Tổ chức phi chính phủ "Dự án Biển quanh ta" của Canada đã công bố báo cáo tố cáo tình trạng đánh bắt cá trái phép của các ngư dân Trung Quốc (TQ) tiếp tục gia tăng trên thế giới. Ví dụ tiêu biểu là 10 tàu cá TQ bị bắt quả tang đánh bắt trộm ở Indonesia.
Các nhà quan sát nhất trí các tàu cá TQ đã đi vào trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia. Dù vậy, chính phủ TQ vẫn khăng khăng cho rằng các ngư dân TQ hoạt động trong "ngư trường truyền thống của TQ". Các ví dụ tương tự đã xảy ra ở Nhật, Philippines, Đài Loan, Việt Nam cũng như Nga, CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc và Sri Lanka.
Theo tổ chức "Dự án Biển quanh ta", nguyên nhân đầu tiên là nhu cầu tiêu thụ cá. Báo The Economist đã viết "mức tiêu thụ cá bình quân đầu người ở TQ nhiều gấp hai lần mức trung bình thế giới". Do vậy, để cung ứng cho nhu cầu khổng lồ này, sản lượng do đánh bắt bừa bãi của TQ đã tăng lên đến khoảng 14 triệu tấn so với bảy triệu tấn của Mỹ.
Indonesia phá hủy tàu đánh cá nước ngoài đánh bắt trái phép. Ảnh: TÂN HOA XÃ
Cá trong vùng biển gần bờ TQ đã bị khai thác quá mức và đang dần dần cạn kiệt (đánh bắt gần bờ chiếm 5%-30% sản lượng cá so với những năm 1950), các tàu cá TQ đã đi ra ngư trường xa hơn nhằm tìm kiếm sản lượng lớn hơn.
Chính sách đối ngoại là một nguyên nhân khác dẫn đến hoạt động đánh bắt hung hăng của TQ như báo The Economist ghi nhận rằng "cá có thể được sử dụng vì mục đích chiến lược".
Tổ chức "Dự án Biển quanh ta" ghi nhận TQ không chỉ có đội tàu đánh bắt xa bờ lớn nhất thế giới, đánh cá ở hầu hết các nước mà còn khẳng định yêu sách chủ quyền trên hầu hết biển Đông. Và khi một đội tàu lớn của TQ hoạt động trong vùng biển này thì mỗi tàu dường như nhằm tạo ra thực tế vật lý phục vụ cho yêu sách chủ quyền phi lý của TQ.
Tổ chức phi chính phủ "Dự án Biển quanh ta" ghi nhận các quy tắc và chuẩn mực quốc tế đang bị thao túng khi vùng đặc quyền kinh tế thuộc về một quốc gia này lại bị một quốc gia khác mô tả là "vùng biển đánh bắt truyền thống". Từ đó cho thấy TQ là một trong số ít nhà nước không nhận thức được rằng Công ước LHQ về Luật Biển ra đời nhằm định nghĩa và giải quyết các vấn đề về vùng đặc quyền kinh tế và yêu sách lãnh hải.
Theo thống kê của Tổ chức Lương-Nông LHQ (FAO), hành động đánh bắt cá lậu, đánh bắt không báo cáo và không theo quy định đã chiếm 15% sản lượng đánh bắt hằng năm trên toàn cầu, tương đương 26 triệu tấn cá, từ đó kinh tế toàn cầu mất đi hằng năm 10-20 tỉ USD.
MINH THÙY
Theo_PLO
Nhóm Hồi giáo Syria dùng vũ khí cấm ở Aleppo Nhóm Hồi giáo Syria Jaysh al-Islam chiến đấu chống quân chính phủ đã thừa nhận sử dụng vũ khí cấm chống lại dân quân người Kurd ở Aleppo. Nhóm Jaysh al-Islam trong tuyên bố không nêu cụ thể hoàn cảnh mà chúng sử dụng vũ khí cấm đó nhưng khẳng định sẽ trừng phạt những ai liên quan. Nhóm Hồi giáo Syria này...