Trung Quốc lại tố Mỹ là nguồn cơn gây bất ổn lớn nhất, chuyên đi khắp nơi bôi nhọ Bắc Kinh
Trung Quốc cáo buộc Mỹ là nguồn cơn gây bất ổn lớn nhất thế giới và các chính trị gia của Washington đang đi khắp nơi rêu rao, bôi nhọ Bắc Kinh.
Tuyên bố gay gắt này được Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đưa ra trong cuộc gặp với người đồng cấp Hà Lan Stef Blok bên lề Hội nghị Ngoại trưởng nhóm các nền kinh tế lớn G20 tổ chức ở thành phố Nagoya, Nhật Bản hôm 23/11.
“Mỹ tham gia rộng rãi vào chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ, gây tổn hại cho chủ nghĩa đa phương và hệ thống thương mại đa phương. Điều này trở thành tác nhân gây bất ổn lớn nhất thế giới“, vị quan chức ngoại giao hàng đầu Trung Quốc nhấn mạnh.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. (Ảnh: Reuters)
Ông Vương khẳng định Mỹ vì mục đích chính trị sử dụng bộ máy nhà nước để đàn áp các doanh nghiệp hợp pháp của Trung Quốc, đưa ra các cáo buộc vô căn cứ với các công ty này.
“Đây là hành động bắt nạt”, Ngoại trưởng Trung Quốc nhấn mạnh, nói thêm rằng một số chính trị gia Mỹ bôi nhọ Bắc Kinh khắp nơi trên thế giới mà không đưa ra bất cứ bằng chứng nào.
Ông nhấn mạnh Mỹ sử dụng luật lệ của mình để can thiệp thô bạo vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc, cố gắng gây hại cho mô hình “một quốc gia, hai chế độ” cũng như sự ổn định, thịnh vượng của Hong Kong.
Trung Quốc trong tuần qua bày tỏ giận dữ sau khi Hạ viện Mỹ thông qua 2 dự luật ủng hộ người biểu tình ở Hong Kong và cảnh báo Trung Quốc về vấn đề nhân quyền. Thượng viện Mỹ cũng đã thông qua dự luật về biểu tình Hong Kong. Dự luật chỉ còn chờ Tổng thống Trump ký phê chuẩn để thành luật.
Nhiều nguồn tin khẳng định Tổng thống Trump sẽ ký thông qua các dự luật này bất chấp các cuộc đàm phán thương mại với Bắc Kinh.
Ông Vương nói thêm rằng sự phát triển và tăng trưởng của Trung Quốc là xu hướng tất yếu của lịch sử mà không một thế lực nào có thể ngăn lại.
“Không có lối thoát nào cho các trò chơi tổng bằng không của Mỹ. Chỉ có hợp tác cùng có lợi giữa Mỹ và Trung Quốc mới là con đường đúng đắn”, vị Ngoại trưởng nổi tiếng cứng rắn của Trung Quốc nhấn mạnh.
(Nguồn: Reuters)
SONG HY
Theo vtc.vn
Video đang HOT
Quân đội Trung Quốc cải tổ toàn diện, xây mộng siêu cường thế giới
Những chỉ trích về hiệu quả chiến đấu khiến quân đội Trung Quốc thực hiện chương trình cải cách sâu rộng, nhằm giành quyền lãnh đạo khu vực và thế giới.
Kể từ năm 2016 đến nay, Trung Quốc đã tiến hành tái cơ cấu mạnh mẽ lực lượng vũ trang. Theo kế hoạch đề ra, Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) phải được tối ưu hóa cơ cấu tổ chức theo yêu cầu của tình hình khu vực. Trong mấy năm, nhiệm vụ cải tổ cơ bản đã hoàn thành, PLA hiện tinh gọn về số lượng, hiệu quả chiến đấu tăng lên.
Bối cảnh cải tổ quân đội Trung Quốc
Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc. (Ảnh: Topwar.ru)
Nhu cầu chuyển đổi PLA đã được thảo luận và đánh giá trong vài năm trước. Tháng 1/2016, lãnh đạo Trung Quốc ra quyết định bắt đầu thực hiện quá trình cải cách này. Theo kế hoạch, đến năm 2020, công việc cải tổ phải được hoàn thành.
Lý do chính của cải cách xuất phát từ những chỉ trích kéo dài về cấu trúc của PLA. Theo đó, bộ máy vận hành của quân đội Trung Quốc vẫn theo cấu trúc của những thập niên trước, không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của quốc phòng hiện đại. Ngoài ra, các hiện tượng tham nhũng và tiêu cực khác diễn ra trong quân đội, đòi hỏi PLA phải được cải cách triệt để.
Công việc chuẩn bị cho cải cách quân đội Trung Quốc diễn ra vài năm. Trong thời gian này, hơn 850 diễn đàn và hội nghị đã được tổ chức, bàn luận về cấu trúc tương lai của PLA. Một cuộc khảo sát về nhân sự được thực hiện ở 700 đơn vị quân sự, đồng thời ý kiến của hơn 900 chỉ huy các cấp đã được thu thập.
Bắc Kinh đã phân tích, tổng hợp và áp dụng kinh nghiệm thực tế ở nhiều nước. Đặc biệt, giới lãnh đạo quân sự và chính trị Trung Quốc đã nghiên cứu kĩ lưỡng những thay đổi mới mất của Các lược lượng vũ trang Nga và quân đội Hoa Kỳ. Từ đó, Bắc Kinh có thể xác định hướng phát triển của PLA và đưa ra một chương trình cải cách rõ ràng.
Mục tiêu đầu tiên của cải tổ là thay đổi cơ cấu tổ chức của PLA, nhằm loại bỏ nạn tham nhũng và tệ nạn quan liêu, đồng thời thúc đẩy quá trình thực thi nhiệm vụ, xử lí công việc nhanh gọn. PLA cũng được lên kế hoạch tinh giảm lực lượng ở mức thấp nhất, tăng cường khả năng hiệu quả chiến đấu và duy trì lực lượng dự bị cần thiết. song song với quá trình đó, PLA cần được tái thiết vũ khí, khí tài hiện đại.
Cải cách cấu trúc Bộ Quốc phòng PLA
Cấu trúc bộ máy lãnh đạo cao nhất của PLA được biên chế tinh gọn. (Ảnh: Topwar.ru)
Tháng 1/2016, một quân lệnh được ban ra, nhằm mục đích tái cấu trúc bộ máy lãnh đạo cao nhất của PLA. Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục chính trị, Tổng cục hậu cần, Tổng cục vũ khí chuyển đổi thành 15 tổ chức mới với quy mô nhỏ hơn, trong đó có một số cơ quan quân đội lần đầu xuất hiện.
Một số cải tổ được tiến hành trong cấu trúc của Quân ủy Trung ương. Theo đó Ủy ban khoa học và công nghệ và Văn phòng hoạch định chiến lược thực hiện nhiệm vụ cải cách và hợp tác quân sự quốc tế. Các nhiệm vụ giám sát hành chính, tiến độ công việc được giao cho Văn phòng kiểm toán trực thuộc Quân ủy Trung ương.
Năm 2017, công việc tái cấu trúc các đơn vị hành chính quân sự được thực hiện. Quân đội Trung Quốc, trước đó được chia thành 7 quân khu, nay được sát nhập, chia thành 5 quân khu theo vị trí địa lý. Đó là Quân khu miền Tây, miền Đông, miền Bắc, miền Nam và Quân khu Trung tâm.
Thay đổi ở các đơn vị quân đội
Năm quân khu chiến lược của PLA sau cải cách quân đội. (Ảnh: Topwar.ru)
Năm 2017, lực lượng mặt đất của PLA bao gồm 20 quân đoàn, mỗi quân khu có từ 3-5 cánh quân. Sau cải tổ, số lượng quân đoàn giảm xuống còn 13 quân đoàn. Ban chỉ huy tác chiến của các đơn vị PLA cũng được tái cơ cấu lại.
Quân khu Thẩm Dương trước đây có các sư đoàn số 16, 26, 39 và 40, bao gồm các lực lượng bộ binh, xe tăng và đội hình khác. Sau cải tổ, Quân khu Thẩm Dương hợp thành Bộ Tư lệnh Liên hợp miền Bắc, quản lý các sư đoàn 78,79 và 80. Các đơn vị này được cơ cấu bằng cách chuyển đổi và trang bị lại từ 4 sư đoàn trên.
Một quân đoàn PLA gồm có 6 lữ đoàn hỗn hợp, bao gồm bộ binh, xe tăng và các đơn vị mặt đất khác. Ngoài ra, PLA có 6 lữ đoàn hậu cần, các lữ đoàn pháo binh, phòng không, không quân và nhiều lực lượng khác. Bộ chỉ huy Quân khu miền Bắc trực tiếp kiểm soát 11 lữ đoàn biên giới và 4 lữ đoàn phòng thủ bờ biển.
Trang bị vũ khí, khí tài cho các lữ đoàn hỗn hợp là đặc điểm nổi bật của PLA. Trong mỗi lữ đoàn hỗn hợp có 2 tiểu đoàn xe tăng, mỗi đơn vị trang bị 40 xe; có hai tiểu đoàn bộ binh cơ giới, với 31 xe bọc thép ở mỗi đơn vị. Ngoài ra, mỗi lữ đoàn còn có một tiểu đoàn pháo binh (trang bị 36 khẩu pháo), một tiểu đoàn tên lửa phòng không (trang bị 18 hệ thống tên lửa).
Thay đổi của Lực lượng hạt nhân chiến lược
Lực lượng pháo binh số 2 được đổi tên gọi thành Lực lượng tên lửa . (Ảnh: China Military)
Trong bối cảnh cái cách chung của quân đội, Lực lượng hạt nhân chiến lược của PLA cũng có vài sự thay đổi. Đến cuối năm 2015, "Lực lượng pháo binh số 2" chịu trách nhiệm vận hành các hệ thống tên lửa mặt đất. Vào tháng 1/2016, tên gọi của lực lượng này được đổi thành "Lực lượng tên lửa Quân đội giải phóng nhân dân".
Theo dữ liệu nước ngoài, việc tổ chức lại Lực lượng pháo binh số 2 thành Lực lượng tên lửa không gây ra bất cứ sự thay đổi lớn nào trong cơ cấu tổ chức. Lực lượng hạt nhân chiến lược này tăng lên về số lượng và có khả năng vượt xa một quân đoàn.
Lực lượng an ninh chiến lược
Lực lượng An ninh chiến lược của PLA có nhiệm vụ tác chiến điện tử trên không gian mạng. (Ảnh: Topwar.ru)
Kể từ năm 2016, một đơn vị mới đã xuất hiện trong cấu trúc PLA, đó là Lực lượng an ninh chiến lược. Lực lượng này chịu trách nhiệm thực hiện và ứng dụng công nghệ vô tuyến điện tử và công nghệ vũ trụ tiên tiến nhất. Sử dụng vệ tinh quân sự và các thiết bị điện tử. Lực lượng an ninh chiến lược này tiến hành trinh sát, thực hiện các hoạt động tác chiến trong không gian mạng và chống lại vũ khí điện tử của kẻ thù.
Lực lượng an ninh chiến lược sẽ quản lý hệ thống không gian vũ trụ và điều hành hệ thống mạng. Trong đó, bộ phận thứ nhất chịu trách nhiệm bảo đảm hoạt động cho vệ tinh quân sự và các thiết bị khác cả trên quỹ đạo và dưới mặt đất. Bộ phận thứ hai tham gia vào lĩnh vực chiến tranh mạng và tác chiến điện tử nói chung.
Vì những nhiệm vụ đặc biệt đó, Lực lượng an ninh chiến lược của PLA gây sự chú ý đối với tình báo nước ngoài. Tuy vậy, hoạt động của lực lượng này vẫn còn nhiều bí ẩn.
Kết quả của quá trình cải tổ PLA
Quân đội Trung Quốc cắt giảm số lượng, tăng cường trang bị vũ trí tiên tiến. (Ảnh: China Miltary)
Đầu năm 2019, Bộ chỉ huy PLA công bố các dữ liệu về kết quả chuyển đổi lực lượng mặt đất và toàn bộ lực lượng vũ trang. Theo báo cáo, các đơn vị không tham gia chiến đấu của PLA bị cắt giảm một nửa. Số lượng sĩ quan phục vụ của PLA giảm gần 30%.
Cũng theo báo cáo của PLA, lần đầu tiên trong lịch sử quân đội Trung Quốc, lực lượng mặt đất cắt giảm xuống dưới 50% tổng số quân của lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, con số chính xác đã không được đưa ra. Sau khi tinh giảm lực lượng, hiệu quả chiến đấu của PLA đã tăng lên.
Đánh giá chung về chương trình cải tổ quân đội Trung Quốc là khá tích cực. Trước hết, đó là đã tối ưu hóa các cấu trúc quản lý, phân chia nhiệm vụ và trách nhiệm giữa các đơn vị. Việc cắt giảm số lượng đơn vị và nhân viên quân sự mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.
Song song với cải cách nhân sự và đơn vị quân sự, PLA được trang bị nhiều loại vũ khí và khí tài mới, với nhiều tính năng cải tiến, nhằm tăng cường hiệu quả chiến đấu.
Một thay đổi quan trọng là thành lập "Lực lượng an ninh chiến lược", giúp đơn giản hóa việc tiến hành các chiến dịch quân sự và hỗ trợ các lực lượng vũ trang khác nhau trong quá trình tác chiến. Việc chuyển đổi "Lực lượng pháo binh số 2" thành "Lực lượng tên lửa" không gây ra bất cứ tác động nghiêm trọng nào, bởi vì sự thay đổi chủ yếu gắn liền với việc phát triển kĩ thuật và công nghệ điện tử.
Kế hoạch cải cách quân đội Trung Quốc đã đúc rút những kinh nghiệm thực tế từ nhiều nước, đặc biệt là những thay đổi mới đây của quân đội Nga. Rõ ràng, Các Lực lượng vũ trang Nga chính là nguồn ý tưởng và giải pháp cơ bản cho chương trình hiện đại hóa PLA.
Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc hiện nay đã tinh gọn hơn, hiệu quả hơn. Những thay đổi cơ bản trên nhằm thực hiện chiến lược hiện tại của Bắc Kinh. Trung Quốc muốn giành vị trí lãnh đạo khu vực, sau đó trở thành siêu cường thế giới với những vũ khí mạnh nhất hiện nay.
(Nguồn: Topwar.ru)
PHONG VŨ
Theo VTC
Sản xuất công nghiệp của Trung Quốc thấp kỷ lục trong 18 năm Nhu cầu thế giới giảm mạnh và ảnh hưởng tiêu cực từ chiến tranh thương mại với Mỹ, khiến các chỉ số kinh tế vĩ mô của Trung Quốc thấp kỷ lục. Theo báo cáo của Cục Thống kê nhà nước Trung Quốc, tăng trưởng sản xuất công nghiệp trong tháng 8 vừa qua đạt mức 4,4%, mức thấp nhất trong vòng 18...