Trung Quốc lại thử phản ứng dư luận
Ngày 9/9, tờ Nikkei (Nhật Bản) cho rằng, Bắc Kinh đang đẩy nhanh thảo luận kế hoạch cải cách quy mô lớn đối với quân đội Trung Quốc (TQ).
Các binh sỹ Trung Quốc trong một cuộc tập trận. (Nguồn:THX/TTXVN)
Còn theo nhận định của chuyên gia Barthelemy Courmont, Giám đốc Viện Nghiên cứu Các quan hệ quốc tế và Chiến lược (Pháp), Bắc Kinhmuốn thông qua lễ duyệt binh hôm 3/9 để khoe quân đội hiện đại và đã tinh gọn.
Tạp chí Challenges (Pháp) cho rằng, Bắc Kinh đang đóng tàu sân bay thứ hai, phát triển 2 dự án máy bay tiêm kích Thành Đô J-20, Thẩm Dương J-31 và tăng số tàu ngầm để vượt Mỹ (71 chiếc). Trước đó (2/9), Tạp chí quốc phòng IHS (Anh) dự báo, ngân sách quốc phòng của TQ sẽ tăng gấp đôi trong giai đoạn 2010-2020, từ 134 tỉ USD lên 260 tỉ USD.
Điều đáng nói là, tỉ lệ tăng ngân sách quốc phòng chỉ chiếm 1,7% GDP, nhưng nếu tính giá trị tuyệt đối thì đây là con số lớn. Bởi chỉ với 190 tỉ USD năm 2015, số tiền này đã chiếm 11% tổng ngân sách quốc phòng thế giới, gấp 4 lần Pháp (52 tỉ USD) và chỉ đứng sau Mỹ (587 tỉ USD).
Theo Hãng PTI, khi phát biểu tại Viện Phân tích và Nghiên cứu Quốc phòng (IDSA) ở New Delhi, Ấn Độ hôm 2/9, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Kevin Andrews đã chỉ trích gay gắt hành động bành trướng quân sự của TQ tại Biển Đông. Đồng thời cảnh báo, những hành động “hăm dọa và gây hấn” tại các vùng biển tranh chấp sẽ khiến tình hình thêm căng thẳng.
Ông Kevin Andrews còn cho rằng, TQ phải làm rõ ý đồ chiến lược của họ; đồng thời nhấn mạnh, tranh chấp Biển Đông phải được giải quyết theo cách hòa bình, phản đối sử dụng biện pháp dọa nạt và gây hấn.
Video đang HOT
Cũng trong ngày 2/9, tờ Thời báo Tài chính (Anh) nhận định, tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong 21D (DF-21D) của TQ có thể trở thành mối đe dọa, làm thay đổi cán cân quân sự ở phía Tây Thái Bình Dương. Theo giới chuyên gia quân sự Phương Tây, DF-21D có tầm bắn từ 900km đến 1.500km, và có thể đạt vận tốc gấp 10 lần tốc độ âm thanh (Mach 10). Do đó, sức mạnh trên biển của Mỹ sẽ bị đe dọa.
Bô trương Quôc phong Mỹ Ashton Carter
Cùng ngày 2/9, tờ Tin tức tham khảo (TQ) dẫn tuyên bố của Bô trương Quôc phong Mỹ, khi ông Ashton Carter tái khẳng định, Washington sẽ tiếp tục bay, đi lại và hoạt động ở Biển Đông trong phạm vi cho phép của luât phap quôc tê. Đồng thời cho rằng, chiến lược “xoay trục” – tái cân bằng Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ chính là duy trì một cấu trúc an ninh vững chắc, hiệu quả và chặt chẽ để bảo đảm mỗi quốc gia đều có cơ hội tiếp tục trỗi dậy.
Ngày 3/9, Bộ Tư lệnh tàu ngầm Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ đã tổ chức lễ bàn giao giữa 2 tư lệnh ở căn cứ Hải quân Trân Châu Cảng, Hawaii. Bởi Chuẩn đô đốc Frederick Roegge được bổ nhiệm thay thế người tiền nhiệm là Chuẩn đô đốc Phillip Sawyer, để trở thành tân Tư lệnh của Bộ Tư lệnh tàu ngầm.
Và tại lễ bàn giao kể trên, Tư lệnh Bộ Tư lệnh chiến lược Mỹ, Đô đốc Cecil Haney, cựu Tư lệnh Bộ Tư lệnh tàu ngầm Hạm đội Thái Bình Dương nhận định, hòa bình và ổn định tại khu vực Thái Bình Dương đang bị đe dọa bởi các hoạt động gây hấn của TQ. Dư luận cho rằng, trước việc TQ tăng cường hoạt động ở Biển Đông đã khiến Mỹ buộc phải tăng cường hoạt động trinh sát của đội tàu ngầm ở Thái Bình Dương.
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Kevin Andrews
Ngày 5/9, tờ South China Morning Post cho biết, TQ sẽ cắt giảm ít nhất 170.000 sĩ quan từ thiếu úy đến đại úy, cùng 2 quân khu và 3 quân đoàn thời gian tới. Và việc này diễn ra theo kế hoạch cải tổ quân đội đã được Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Tập Cận Bình thông qua. Quân đội TQ có 18 quân đoàn, tập trung ở 7 quân khu (Bắc Kinh, Thẩm Dương, Lan Châu, Thành Đô, Tế Nam, Nam Kinh và Quảng Châu) và chưa biết quân khu nào sẽ bị giải thể. Sau cải tổ, quân đội TQ chỉ còn 5 quân khu với 15 quân đoàn.
Ngày 4/9, tờ Tầm nhìn của Nga dẫn thông tin từ Tân Hoa xã cho biết, chương trình cắt giảm quân số sẽ bắt đầu từ năm 2017 nhằm “giảm số lượng để nâng cao chất lượng, tối ưu hóa cấu trúc quân đội”. Theo tờ Tầm nhìn, từ năm 2009 đã có tin nói rằng, Bắc Kinh có thể cắt giảm tới 700.000 binh sĩ. Đến năm 2011, lại có đồn đoán cho rằng, con số này có thể tăng lên 800.000 người. Nhiều người nhận định, việc cắt giảm 300.000 quân không có ý nghĩa gì bởi chi tiêu quân sự không vì vấn đề này mà bị cắt giảm.
Theo ông Vasily Kashin, chuyên gia tại Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ của Nga, việc cắt giảm là điều dễ hiểu vì nó đã trở nên dư thừa sau khi Bắc Kinh có sự phân phối lại lực lượng. Hơn nữa, mức giảm này không gây ra mối đe dọa nào đối với sức mạnh tổng thể của quân đội TQ vì nó đã được bù đắp bằng các loại vũ khí công nghệ cao. Ông Vasily Kashin cho rằng, ưu tiên của TQ trong tương lai là phát triển hải quân thành lực lượng chiến lược.
Tờ Expert của Nga còn nhận định, xu hướng cắt giảm này cũng dễ hiểu khi ông Tập Cận Bình là người chủ trương tăng khả năng chiến đấu cho quân đội thông qua việc hiện đại hóa vũ khí và cắt giảm biên chế. Cho tới nay TQ vẫn là quốc gia có đội quân lớn nhất thế giới (khoảng 2,3 triệu người) và đứng thứ hai toàn cầu về chi tiêu quân sự.
1 tháng trước (11/8), tại cuộc tham vấn thường niên Brunei – Malaysia ở Brunei (có Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah và Thủ tướng Malaysia Najib Rarak cùng dự), Brunei và Malaysia đã quyết định hợp tác khai thác tại 2 khu vực dầu khí CA1 và CA2 trên biên giới chung ở Biển Đông.
Thủ tướng Najib Rarak cho biết, khai thác dầu khí sẽ được Malaysia và Brunei hợp tác trong khu vực có chồng lấn bởi vấn đề tranh chấp hàng hải đã được giải quyết. Từ năm 2009, Brunei và Malaysia đã trao đổi công hàm nhằm giải quyết dứt điểm các vấn đề biên giới trên biển, để thiết lập khu vực khai thác dầu khí chung và ấn định thể thức phân giới trên bộ.
Cũng trong ngày 11/8, tờ Sydney Morning Herald dẫn nhận định của Giáo sư Ross Babbage, nguyên cố vấn đặc biệt của Bộ Quốc phòng Australia, lần đầu tiên sau Thế chiến II có khả năng sẽ xảy ra xung đột giữa các nước lớn ở Châu Á – Thái Bình Dương. Quan ngại này xuất phát từ hoạt động xây đảo nhân tạo bất hợp pháp của TQ ở Biển Đông.
Theo Tuấn Quỳnh
PetroTimes
Hàn Quốc tăng ngân sách quốc phòng đối phó Triều Tiên
Hàn Quốc sẽ tăng ngân sách quốc phòng năm 2016 nhằm tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực biên giới, đối phó những nguy cơ khiêu khích từ Triều Tiên; mặt khác Seoul cũng tuyên bố sẵn sàng đối thoại cho mục tiêu thống nhất liên Triều.
Hàn Quốc sẽ tăng ngân sách quốc phòng năm 2016 - Ảnh: AFP
Hãng tin Yonhap hôm nay 8.9 cho biết căng thẳng ở biên giới giữa Triều Tiên và Hàn Quốc đã tạm lắng nhưng giới quân sự Hàn Quốc vẫn lo lắng những nguy cơ có thể đến từ bên kia biên giới. Seoul nhận định thỏa thuận hai bên ký kết hồi tháng 8.2015 có thể bị phá vỡ bất kỳ lúc nào, đặc biệt là mối đe dọa từ những cuộc thử tên lửa mà dự kiến sẽ có đợt phóng tiếp theo trong tháng 10.2015 của Bình Nhưỡng.
Vì vậy chính phủ Hàn Quốc đề nghị tăng ngân sách quốc phòng lên gần 40.000 tỉ won (tương đương 32 tỉ USD) cho năm 2016, tăng 4% so với năm 2015, theo Yonhap. Trong số này, 3.000 tỉ won sẽ được sử dụng để gia cố tuyến phòng thủ vùng phi quân sự cũng là biên giới trên bộ giữa 2 nước, tăng 40% so với năm 2015.
Việc tăng cường hỏa lực ở dọc biên giới được nội các chính phủ Hàn Quốc xem là cấp bách trong kế hoạch tăng ngân sách quốc phòng. Chính phủ Hàn Quốc đã gửi kế hoạch ngân sách năm 2016 cho quốc hội xem xét để phê chuẩn, hãng tin Yonhap cho hay.
Seoul cho rằng cần tăng cường thêm radar hiện đại, máy bay không người lái công nghệ cao và các vũ khí quân sự khác như pháo tự hành Thần Sấm K9, xe tăng chiến đấu Báo Đen K2 và hệ thống phóng tên lửa các loại.
Hàn Quốc sẽ tăng chi tiêu ngân sách cho việc chống mối đe dọa từ tàu ngầm của Triều Tiên, và ngân sách cũng được tăng cho hoạt động ngoại giao, quân sự ở nước ngoài, xúc tiến quan hệ và xây dựng lòng tin liên Triều.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Tham vọng chế tạo xe đổ bộ đảo hiện đại của Nhật Mẫu xe bọc thép đổ bộ mới của Mitsubishi dự kiến có tốc độ di chuyển dưới nước nhanh hơn nhiều lần so với xe đổ bộ hàng đầu thủy quân lục chiến Mỹ sử dụng. Xe tấn công đổ bộ AAV7 của thủy quân lục chiến Mỹ. Ảnh: Chosun Bộ Quốc phòng Nhật Bản vừa đề xuất tăng ngân sách quốc phòng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

New York Times và New Yorker 'bội thu' tại Giải báo chí Pulitzer 2025

Lật thuyền ngoài khơi bang California của Mỹ, nhiều người thiệt mạng và mất tích

Thủ tướng Malaysia đề cao mối quan hệ với Singapore sau chiến thắng vang dội của PAP

Chính quyền Trump công bố chương trình cấp tiền cho người nhập cư trái phép tự rời Mỹ

Mỹ hạn chế tài trợ lĩnh vực nghiên cứu gây tranh cãi liên quan virus gây Covid-19

Hàn Quốc mở cửa trở lại Đài quan sát giáp biên giới liên Triều

So sánh các khuôn khổ hòa bình của phương Tây cho cuộc xung đột Nga - Ukraine

Bị phản ứng về bức ảnh mặc đồ Giáo hoàng, ông Trump lên tiếng

Lầu Năm Góc cắt giảm 20% sĩ quan cấp cao trong quân đội

Nga tấn công quy mô lớn vào tỉnh Sumy của Ukraine bằng bom dẫn đường và pháo phản lực

Tại sao Houthi lại khó bị đánh bại ở Trung Đông?

Tổng thống Trump lên tiếng về lệnh ngừng bắn dịp Ngày Chiến thắng của Nga
Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch nước Lương Cường chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Thanh Tâm
Tin nổi bật
21:09:20 06/05/2025
Giọt nước tràn ly, tôi nhất quyết ly hôn khi nhìn thấy vợ đổi hộp quà gửi cho bố mẹ
Góc tâm tình
21:08:00 06/05/2025
Cà Mau: Tạm giữ hình sự 3 nghi phạm vụ truy sát bằng súng giữa ban ngày
Pháp luật
21:03:05 06/05/2025
Ái nữ nhà Đỗ Mỹ Linh gây sốt với khoảnh khắc nằm gọn trong lòng Chủ tịch Hà Nội FC
Netizen
20:26:18 06/05/2025
Cuối cùng Palmer đã bật chế độ siêu anh hùng
Sao thể thao
20:20:27 06/05/2025
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh hạnh phúc bên chồng chủ tịch, diễn viên Kiều Thanh mặc sexy
Sao việt
20:05:07 06/05/2025
1 thành viên lộ "bí mật" ngày BLACKPINK tái hợp, còn yêu cầu fan kiên nhẫn chờ
Sao châu á
19:46:47 06/05/2025
Thượng tá Phương Anh, Tùng Dương và Soobin chung sân khấu ở Hải Phòng
Nhạc việt
19:42:07 06/05/2025
Chiến lược phá giá đồng USD của Tổng thống Trump và những rủi ro tiềm ẩn

Hoa hậu Kỳ Duyên đẹp sắc sảo, than 'kiệt sức vì vai nữ pháp sư'
Hậu trường phim
19:39:43 06/05/2025