Trung Quốc lại tập trận trái phép ở quần đảo Hoàng Sa
Cục An toàn hàng hải Trung Quốc ngày 26-10 ra thông báo, nước này sắp tổ chức diễn tập quân sự trên biển ở Hoàng Sa và ngang ngược yêu cầu tàu bè qua lại tránh xa khu vực trên kể từ ngày hôm(27-10).
Biên đội tàu chiến Trung Quốc trong một cuộc tập trận năm 2014. Ảnh: Reuterst
Cụ thể, khu vực tập trận sẽ bao trùm vùng biển phía nam đảo Hải Nam của Trung Quốc và tây bắc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trong thời gian tập trận, mọi tàu thuyền sẽ bị hạn chế và cấm vào vùng biển nói trên. Thông báo không cung cấp thêm bất kỳ thông tin chi tiết nào khác.
Động thái của Trung Quốc diễn ra chỉ chưa đầy một tuần sau khi Mỹ triển khai tàu khu trục USS Decatur tuần tra xung quanh quần đảo Hoàng Sa.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc vẫn chưa đưa ra bất kỳ bình luận hay thông tin nào về cuộc tập trận mang tính “nắn gân” và cảnh báo Mỹ lần này, Reuters cho biết.
Video đang HOT
Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng trái phép kể từ năm 1974. Bắc Kinh đã cho xây dựng bất hợp pháp một loạt các công trình quân sự và dân sự trên những hòn đảo này.
Ngang ngược hơn, chính quyền Trung Quốc còn cho lập cái gọi là thành phố Tam Sa trực thuộc tỉnh Hải Nam và tổ chức bầu cử.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần khẳng định Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, yêu cầu Trung Quốc phải chấm dứt các hoạt động trái phép và nghiêm túc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982.
(Theo Tuổi Trẻ)
Trung Quốc đưa trái phép không quân ra quần đảo Hoàng Sa
Đây là lần đầu tiên quân đội Trung Quốc chính thức thừa nhận thông tin tiến hành quân sự hóa (trái phép) ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Báo Giải phóng quân (PLA Daily), cơ quan ngôn luận của Quân ủy trung ương Trung Quốc, hôm 20/10 đăng tải bản tin ngắn, hé lộ một lực lượng không quân thuộc Sư 9 Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc đã được triển khai (trái phép) trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Bài báo sử dụng cụm từ "địa điểm nằm sâu trong biển Đông" để mô tả địa điểm diễn ra các cuộc tập trận đối đầu mà lực lượng hàng không binh của Hạm đội Nam Hải tiến hành.
Theo Tân Hoa Xã, thông điệp này có nghĩa là 3 sân bay (mà Trung Quốc xây trái phép) trên đá Chữ Thập, đá Vành Khăn và đá Xu Bi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đã được Bắc Kinh đưa vào sử dụng.
Báo chí Trung Quốc ngày 24/10 phát hiện, Sư 9 Hạm đội Nam Hải chính là đơn vị của phi công Trung Quốc Vương Vĩ, người thiệt mạng trong vụ va chạm ngày 1/4/2001 giữa máy bay do thám EP-3 của Hải quân Mỹ và máy phản lực chiến đấu của Trung Quốc.
PLA Daily tuyên bố, với lính không quân Trung Quốc đồn trú (phi pháp) trên đảo Phú Lâm, sân bay Lăng Thủy trên đảo Hải Nam sẽ cùng với sân bay (xây trái phép) trên đảo Phú Lâm và trên 3 bãi đá ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hình thành cái mà Bắc Kinh gọi là "kiềng 3 chân biển Đông".
"Từ Nam Sa và Tây Sa (cách gọi vô giá trị của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa-PV), các tàu chiến và máy bay của hải không quân Trung Quốc, đặc biệt là chiến đấu cơ, dưới tiền đề phối hợp với nhau, đã có thể &'quản lý giám sát' toàn bộ vùng trời biển Đông," PLA Daily viết.
Tàu USS Decatur (phải) tham gia một hoạt động của quân đội Mỹ trên biển Đông ngày 17/10. Ảnh chụp từ tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Spruance. (Nguồn: AP)
Tuyên bố của tờ báo đại diện cho quân đội Trung Quốc được đưa ra chỉ 1 ngày trước khi tàu khu trục USS Decatur của Hải quân Mỹ tiến hành tuần tra tự do hàng hải gần đảo Phú Lâm hôm 21/10, nhằm bác bỏ những yêu sách phi lý của Bắc Kinh trên biển Đông.
Đặc biệt, USS Decatur thuộc biên chế Hạm đội 3. Kể từ sau Thế chiến II, Hạm đội này đã không còn trực tiếp chỉ huy các chiến hạm hoạt động tại châu Á, cho thấy sự kiện ngày 21 là một bước ngoặt mới trong nỗ lực kiềm chế Trung Quốc của quân đội Mỹ.
Song song với thông báo triển khai không quân (trái phép) trên đảo Phú Lâm, Hạm đội Nam Hải Trung Quốc tiến hành một loạt cuộc tập trận thực chiến, bao gồm bay đêm, không kích đảo... nhằm cảnh cáo và hạn chế ảnh hưởng từ cuộc tuần tra của USS Decatur.
Giám đốc tình báo quốc gia của Mỹ, ông James Clapper nói rằng Trung Quốc "rất nhạy cảm" với các động thái của Washington bởi cho rằng sự đối đầu của Mỹ tác động trực tiếp đến những hành động của họ ở biển Đông.
Hồi tháng 2, quân đội Trung Quốc cũng bị vệ tinh của Mỹ phát hiện bí mật triển khai trái phép hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9 ở Hoàng Sa.
Theo Soha News
Uy lực của Hạm đội 3 Hoa Kỳ lần đầu tiên tuần tra gần Hoàng Sa Khu trục hạm USS Decatur mà Mỹ phái đến vùng biển Hoàng Sa hôm 21.10 không thuộc Hạm đội 7 mà thuộc Hạm đội 3, vốn không hề can thiệp vào Châu Á từ Thế chiến 2 đến nay. Khu trục hạm USS Decatur. Ngày 25.10, hai nguồn tin Mỹ khác nhau đã khẳng định với Reuters, chiến hạm đã đến vùng Hoàng...