Trung Quốc lại ra lệnh “cấm đánh bắt cá” ở Scarborough ép Philippines
Điều này có nghĩa Bắc Kinh khuyến khích ngư dân tập trung đánh bắt cá trên vùng biển phụ cận quần đảo Trường Sa. Trong bản tin này Tân Hoa Xã cũng tuyên bố, các chủ tàu Trung Quốc được cấp cái gọi là “giấy phép đánh bắt cá trên quần đảo Nam Sa (tức quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam – PV).
Tân Hoa Xã ngày 15/5 đưa tin, cục Ngư chính thuộc bộ Nông nghiệp Trung Quốc vừa ban hành cái gọi là “lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông” trong vòng 2 tháng rưỡi, bắt đầu từ 12/5/2012.
Đáng chú ý là lệnh cấm này từ phía Bắc Kinh quy định khu vực cấm đánh bắt từ 12 độ vĩ Bắc trở lên phía Hải Nam, Trung Quốc nên đại bộ phận khu vực quần đảo Trường Sa không nằm trong vùng ảnh hưởng của lệnh cấm.
Ngư chính 310 và 2 tàu Hải giám đang trực ban tại bãi Scarborough sẵn sàng bắt bớ bất cứ tàu cá nào (Philippines) nếu họ “vi phạm” lệnh cấm này
Điều này có nghĩa Bắc Kinh khuyến khích ngư dân tập trung đánh bắt cá trên vùng biển phụ cận quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Trong bản tin này Tân Hoa Xã cũng nói rõ, các chủ tàu Trung Quốc được cấp cái gọi là “giấy phép đánh bắt cá trên quần đảo Nam Sa (quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam – PV).
Những tàu cá có giấy phép (trái luật pháp quốc tế, vô hiệu – PV) “có thể” đánh bắt trên vùng biển quần đảo Trường Sa nhưng phải tuân thủ chặt chẽ quy định của cơ quan chủ quản Trung Quốc.
Video đang HOT
Trong khi ra lệnh cấm (nhằm vào nước khác, trực tiếp là Philippines – PV), Trung Quốc lại vừa đưa 1 tàu cá khổng lồ ra biển Đông
Vùng cấm do Bắc Kinh tự “nghĩ ra” bao gồm cả bãi cạn Scarboroug vốn đang căng thẳng vì tranh chấp với Philippines và có rất nhiều tàu cá Trung Quốc đang ở đó, tuy nhiên Bắc Kinh lại “nới lỏng lệnh cấm” với nhóm tàu cá này.
Theo đó nếu các tàu cá (Trung Quốc – PV) câu cá hoặc đánh bắt riêng lẻ từng tầu (không theo đội) tại bãi cạn Scarborough và đầm phá thì “vẫn được”. Đồng thời một quan chức thuộc chi cục Ngư chính Nam Hải cho hay, lực lượng tàu Ngư chính của họ sẽ tuần tra liên tục và phạt nặng những tàu cá nào “cố tình câu trộm”.
Tàu cá Trung Quốc bị Philippines bắt giữ ngày trước, bây giờ sẽ là các tàu Philippines nếu họ quay trở lại bãi cạn Scarborough, thực chất lệnh cấm này là một chiêu hiểm tiếp theo Bắc Kinh tung ra với Manila (PV)
Lệnh cấm đánh cá trên biển Đông tập trung vào bãi Scarborough thực sự là một mũi tên bắn trúng 2 đích. Một mặt nó tạo điều kiện và giục tàu cá Trung Quốc tăng cường xuống phía nam gần quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) để đánh bắt, mặt khác tạo cớ cho các tàu “công vụ” Trung Quốc bắt bớ tàu cá Philippines trên bãi Scarborough, từng bước khẳng định sự kiểm soát thực tế của Trung Quốc tại khu vực tranh chấp này (với Philippines).
Đây có thể là cái cớ để Trung Quốc bắt bớ tàu cá các nước hoạt động đánh bắt trên vùng biển có tranh chấp trong giai đoạn hiện nay, đồng thời gia tăng tần xuất hiện diện sự kiểm soát của nhà nước Trung Quốc đối với khu vực này, về lâu dài rất có lợi cho Bắc Kinh khi đàm phán giải quyết tranh chấp.
Theo GDVN
Biển Đông: TQ sẽ không dám đụng đến một sợi tóc của Philippines?
Các chuyên gia phân tích của Philippines cho rằng Trung Quốc sẽ không làm hại đến "một sợi tóc" của Philippines
Dự luận muốn sử dụng vũ lực tại Trung Quốc trong giải quyết vấn đề bãi cại Hoàng Nham đang lên cao, nhưng các chuyên gia phân tích của Philippines cho rằng Trung Quốc sẽ không làm hại đến "một sợi tóc" của Philippines.
Ngược lại, Trung Quốc đang cân nhắc đến những tình huống khó xử, bởi vì Trung Quốc đang muốn phát triển kinh tế và ổn định chính trị. Trung Quốc không thể áp dụng các biện pháp quân sự tại Biển Đông.
Liệu Trung Quốc có sử dụng vũ lực với Philippines trong vấn đề bãi cạn Hoàng Nham?
Tờ Philippines Daily Inquirer dẫn lời bình luận của chuyên gia quân sự Philippines Santa Villa cho hay, bản chất khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh hải,
Cùng với giai đoạn nhạy cảm hiện nay khi Trung Quốc chuẩn bị thay đổi lãnh đạo là những yếu tố hạn chế việc Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực trong vấn đề bãi cạn Hoàng Nham hiện nay.
Mặt khác, Trung Quốc muốn điều quân đội tới vùng biển tranh chấp sẽ lại gặp bất lợi về địa lý hơn so với Philippines.
Hiện quần đảo Kalayaan mà Philippines đang kiểm soát cách căn cứ hải quân Trạm Giang của Trung Quốc đến 1000 hải lý, bởi vậy nhanh nhất phải trong 2 ngày tàu chiến của Trung Quốc mới có thể di chuyển được đến vị trí này.
Đến khi đó, quân đội Philippines và đồng minh đã chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ để chờ tàu chiến của Hải quân Trung Quốc.
Người Philippines phản đối hành động của Trung Quốc (ảnh Reuters)
Bài viết còn phân tích, khi Trung Quốc đã xuất binh thì nhất định cần phải giành được chiến thắng, nếu không Trung Quốc sẽ "tự làm mất mặt" trước cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên, cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa chuẩn bị gì cho việc sẽ xuất binh để giải quyết tranh chấp với Philippines, bởi vấn đề chính đối với Trung Quốc lúc này vẫn là Mỹ.
Trước việc Mỹ có thể tham gia bảo vệ Philippines nếu xung đột với Trung Quốc nổ ra thì Trung Quốc đang cảm thấy không chắc chắn về chiến thắng của mình.
Do lúc này Trung Quốc vẫn chưa dám "động thủ" với Philippines tại khu vực Biển Đông nên tác giả đã kiến nghị Philippines cần giữ một thái độ cứng rắn và phát động một phong trào phản đối Trung Quốc qua các phương tiện truyền thông để công đồng quốc tế lên án hành vi cuả Trung Quốc.
Từ đó thế chủ động của Trung Quốc tự nhiên sẽ bị thu hẹp lại.
Theo GDVN
Cậu bé bị đánh đập dã man giữa phố, không ai can thiệp Có rất nhiều cách để kỉ luật trẻ em nhưng sử dụng vũ lực không bao giờ nằm trong số đó. Một đoạn video đăng tải trên mạng internet cho thấy 2 người đàn ông đã đấm đá một đứa trẻ thậm tệ suốt dọc một con phố đông đúc ở Trung Quốc. Và điều tội tệ nhất là những người xung quanh...