Trung Quốc lại phóng phi thuyền xây trạm vũ trụ
Trung Quốc vừa phóng thành công tên lửa mang theo tàu vũ trụ chở hàng Thiên Châu 2, vụ phóng thứ 2 trong chuỗi sứ mệnh nhằm xây dựng trạm vũ trụ của nước này.
Trung Quốc phóng tàu vũ trụ Thiên Châu 2 từ Hải Nam . ẢNH CHỤP MÀN HÌNH HOÀN CẦU THỜI BÁO
Theo Tân Hoa xã, tên lửa đẩy Trường Chinh 7 Y3 được phóng từ trung tâm phóng tàu vũ trụ Văn Xương trên đảo Hải Nam vào tối 29.5.
Tên lửa mang theo tàu vũ trụ Thiên Châu 2, con tàu mang theo hàng hóa tiếp tế, trang thiết bị lên mô đun Thiên Hòa, vốn được phóng lên hồi cuối tháng 4.
Mô đun Thiên Hòa là thành phần chính của trạm vũ trụ Thiên Cung, dự kiến hoàn tất vào năm 2022. Trạm vũ trụ này gồm cấu trúc lõi là mô đun Thiên Hòa và 2 mô đun thí nghiệm để các phi hành gia và khoa học gia sinh sống, làm việc. Trạm vũ trụ Thiên Cung sẽ hoạt động trong quỹ đạo thấp của trái đất, ở độ cao từ 340 – 450 km.
NASA chỉ trích Trung Quốc về xử lý tên lửa rơi xuống trái đất
Cuộc phóng tàu vũ trụ Thiên Châu 2 là sứ mệnh thứ 2 trong tổng số 11 sứ mệnh để Trung Quốc hoàn thành trạm vũ trụ Thiên Cung. Năm sau, Trung Quốc sẽ phóng 2 mô đun chính còn lại của Thiên Cung, gồm mô đun Vấn Thiên và Mộng Thiên, bằng tên lửa đẩy Trường Chinh 5B.
Tên lửa đẩy này có khả năng mang theo hàng hóa nặng 25 tấn lên quỹ đạo thấp của trái đất và đã gây lo ngại cho cư dân địa cầu hồi đầu tháng 5, khi nó rơi tự do xuống trái đất sau khi đưa mô đun Thiên Hòa vào quỹ đạo.
Các mảnh vỡ lớn của tên lửa đẩy này sau khi bay vào khí quyển đã rơi xuống Ấn Độ Dương, không gây thiệt hại gì, theo Reuters. Tuy nhiên, Trung Quốc bị một số nước chỉ trích vì không minh bạch về thời gian mảnh vỡ rơi và dự đoán quỹ đạo bay của nó.
Châu Âu, Mỹ dự đoán điểm rơi của mảnh vỡ tên lửa Trung Quốc
Các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ tuy chưa thể xác định chính xác thời điểm tàn dư của tên lưa Trung Quốc trở lại khí quyển nhưng cho rằng nó có thể rơi xuống vào giữa đêm 8-5 và sáng sớm 9-5 (giờ địa phương).
Theo Aerospace Corporation, công ty nghiên cứu và phát triển về không gian được Mỹ tài trợ, dự đoán mới nhất về vị trí mà tàn dư của tên lửa Trương Chinh 5B rơi xuống là gần Đảo Bắc của New Zealand. Tuy nhiên, công ty này cũng cảnh báo những mảnh vỡ trên có thể rơi xuống bất cứ đâu.
Theo đài CNN, một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ đang theo dõi quỹ đạo của tên lửa nhưng không thể xác định chính xác điểm rơi.
Trong khi đó, Cơ quan Vũ trụ Châu Âu đã dự đoán "vùng rủi ro" bao gồm New York, châu Phi, Úc, phía Nam Nhật Bản và Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý và Hy Lạp.
Tên lửa Trương Chinh 5B được phóng từ Hải Nam - Trung Quốc hôm 29-4. Ảnh: Reuters
Phạm vi được dự đoán dựa trên tốc độ rơi nhanh của phần tàn dư tên lửa do những tác động nhỏ cũng có thể thay đổi đáng kể quỹ đạo của nó.
Theo hãng tin Reuters , Cơ quan Giám sát và Theo dõi Không gian EU (EU SST) cho rằng xác suất mảnh vỡ tên lưa Trung Quốc rơi ở vùng đông dân cư là "thấp" nhưng cũng cảnh báo về những rủi ro không đoán trước được.
Ông Jonathan McDowell, nhà vật lý thiên văn tại Trung tâm Vật lý Thiên văn tại Trường ĐH Harvard (Mỹ), nói với đài CNN rằng tình hình không quá nghiêm trọng. Theo ông McDowell, đại dương vẫn là nơi các mảnh vỡ hạ cánh khả dĩ nhất vì đại dương chiếm hầu hết bề mặt trái đất.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 7-5 cho biết hầu hết các mảnh vỡ từ tên lửa sẽ bốc cháy khi rơi xuống trái đất và ít có khả năng gây ra bất kỳ tổn hại nào. Phía Trung Quốc cũng cho rằng thông tin tên lửa này đã mất kiểm soát và có thể gây hại là sự cường điệu của phương Tây. Giới chuyên gia Trung Quốc cũng cho hay tình hình không có gì đáng lo ngại.
Trương Chinh 5B, cao hơn 30 m và nặng 22 tấn, bao gồm một tầng lõi và 4 tên lửa đẩy, được phóng từ đảo Hải Nam của Trung Quốc hôm 29-4 và mang theo mô đun không ngươi lái Thiên Hà, chứa những bộ phận để lắp ráp thành nơi ở cho phi hành đoàn trên một trạm vũ trụ mà Trung Quốc đang xây dựng trong không gian. Vụ phóng Thiên Hà là nhiệm vụ đầu tiên trong số 11 việc cần thiết để hoàn thành việc thiết lập trạm vũ trụ của Trung Quốc.
Đây là phân quan trọng trong kế hoạch đầy tham vọng làm chủ không gian và thăm dò măt trăng, thâm chí là cả sao Hỏa của Trung Quốc.
Ông Tập biên chế cùng lúc ba chiến hạm cỡ lớn Hải quân Trung Quốc tiếp nhận cùng lúc tàu ngầm hạt nhân, tàu sân bay trực thăng và khu trục hạm cỡ lớn trong buổi lễ có sự tham dự của Chủ tịch Tập Cận Bình. Hải quân Trung Quốc biên chế tàu ngầm, tàu sân bay trực thăng và khu trục hạm tại đảo Hải Nam ngày 23/4. Video: CCTV . Chủ...