Trung Quốc lại ngang ngược cấm đánh bắt cá ở Biển Đông
Theo báo Hải Nam số ra ngày 15/5, từ 12 giờ ngày 16/5 đến 12 giờ ngày 1/8, Trung Quốc chính thức thực thi lệnh cấm đánh bắt cá tại Biển Đông.
Trong thời gian kể trên, Trung Quốc nghiêm cấm tàu thuyền đánh bắt cá bằng mọi phương thức (trừ hình thức câu và kéo lưới đơn tầng). Đây là lần thứ 17 liên tiếp Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá tại Biển Đông.
Bắt đầu từ năm 1999, Trung Quốc hàng năm đều tự ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, nơi Trung Quốc tự cho là thuộc chủ quyền của nước này bất chấp phản ứng của Việt Nam và Philippines.
Trung Quốc ngang ngược cấm đánh bắt cá ở Biển Đông
từ ngày 16/5 đến ngày 1/8/2015.
Báo Hải Nam cho biết, phạm vi mà Trung Quốc cấm đánh bắt cá nằm trong vùng biển từ 12 độ vĩ Bắc đến khu vực biển tiếp giáp giữa tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Quảng Đông (bao gồm cả Vịnh Bắc Bộ). Như vậy, khu vực mà Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá bao gồm cả quần đảo Trường Sa và bãi cạn Scarborough. Lệnh cấm này áp dụng cho cả ngư dân Trung Quốc và ngư dân nước ngoài. Các trường hợp vi phạm sẽ bị tịch thu tàu thuyền, phương tiện đánh bắt, xử phạt hành chính.
Video đang HOT
Mặc dù cấm đánh bắt cá nhưng Trung Quốc lại có ngoại lệ là “chỉ những tàu cá nào có giấy phép đi đánh bắt mới được rời cảng tới khu vực Trường Sa”, bài báo cho hay.
Trong thời gian từ ngày 16/5 đến 1/8, Trung Quốc sẽ huy động số lượng lớn tàu hải cảnh, ngư chính, hải giám và các tàu chấp pháp địa phương tăng cường phối hợp tuần tra, nhằm thực thi lệnh cấm đánh bắt cá tại Biển Đông.
Ngư trường quần đảo Trường Sa là ngư trường chính của ngư dân Việt Nam. Việc Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố cấm đánh bắt cá sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất trên biển của ngư dân Việt Nam tại ngư trường này.
Theo Kiến Thức
Trung Quốc dùng tàu cá "độc chiếm" biển Đông
Chính quyền Trung Quốc hỗ trợ tài chính, hệ thống vệ tinh cho các tàu cá và động viên các thuyền trưởng đánh bắt cá trong các vùng biển tranh chấp nhằm thực hiện mưu đồ bành trướng trên biển Đông, theo Reuters.
Tại đảo Hải Nam của Trung Quốc, một thuyền trưởng tàu cá giấu tên cho phóng viên Reuters thấy chiếc tàu cũ kỹ của mình.
Mặc dù tàu cũ, nhưng tàu cá được chính quyền Trung Quốc trang bị miễn phí hệ thống định vị vệ tinh giúp ông thuyền trưởng liên lạc trực tiếp với lực lượng tuần duyên Trung Quốc. Hệ thống này sẽ rất hữu dụng nếu tàu cá Trung Quốc đi vào khu vực thời tiết xấu hoặc chạm trán với tàu tuần tra của Việt Nam hay Philippines khi đi đánh cá trong khu vực tranh chấp trên biển Đông.
Tàu cá của Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp ở Hoàng Sa - Ảnh: Độc Lập
Vào cuối năm 2013, hệ thống vệ tinh Beidou của Trung Quốc đã được lắp đặt trên 50.000 tàu cá nước này, Tân Hoa xã cho hay.
Hệ thống vệ tinh Beidou vẫn được coi là đối thủ của Hệ thống định vị toàn cầu - GPS (Mỹ) và hệ thống định vị GLONASS (Nga). Quân đội Trung Quốc sử dụng Beidou nhiều nhất, theo Reuters.
Tại Hải Nam, cửa ngõ ra biển Đông, các thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc chỉ chi trả 10% chi phí đánh bắt cá. Chính quyền hỗ trợ số còn lại.
Đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc tăng cường hỗ trợ tài chính cho ngư dân khi họ đi đánh bắt cá và tìm kiếm ngư trường xa bờ trên biển Đông, theo Reuters.
Chính quyền Hải Nam còn khuyến khích ngư dân đánh bắt cá trong khu vực tranh chấp trên biển Đông, các thuyền trưởng cho Reuters hay trong các cuộc phỏng vấn tại cảng Quỳnh Hải, Hải Nam.
Chính quyền Trung Quốc còn hỗ trợ xăng dầu để các tàu cá có thể đánh bắt xa bờ, các thuyền trưởng Trung Quốc cho biết thêm.
Gần đây, tàu cá Trung Quốc đã được điều động lảng vảng quanh khu vực mà Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển Việt Nam.
Tàu cá Trung Quốc quanh giàn khoan đã đâm húc và thậm chí đâm chìm tàu cá Việt Nam trong vòng trên hai tháng cho đến Bắc Kinh cho rút giàn khoan vào ngày 15/7, Reuters cho hay.
"Cá rất quan trọng đối với Trung Quốc. Rõ ràng là đội tàu cá Trung Quốc được chính quyền nước này động viên và tài trợ để đánh bắt cá trong vùng biển tranh chấp", giáo sư Alan Dupont, chuyên gia về an ninh quốc tế thuộc Đại học New South Wales (Úc), nhận định.
"Chính quyền Trung Quốc làm điều này vì động cơ thương mại và địa chính trị", theo ông Dupont.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Trung Quốc phản ứng tuyên bố của ASEAN Theo Reuters, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua 28.4 đã tuyên bố nước này "cực kỳ lo ngại" sau khi lãnh đạo các nước ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc trước những diễn biến phức tạp hiện nay ở biển Đông. Hình ảnh cho thấy Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng đường băng trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo...