Trung Quốc lại ngang ngược áp lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông
Trung Quốc ngang ngược áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá đối với các tàu cá trong nước và nước ngoài trong một số khu vực ở biển Đông, bao gồm cả quần đảo Trường Sa của Việt Nam, trong vòng 2 tháng rưỡi bắt đầu từ ngày 15.5.
Tàu cá Trung Quốc tràn xuống biển Đông hồi năm 2012 – Ảnh: Reuters
Tân Hoa xã cho rằng đây là lệnh đánh bắt cá thường niên, áp dụng kể từ năm 1999, sẽ có hiệu lực từ ngày 16.5-1.8.2014.
Hồi đầu năm 2014, Trung Quốc còn áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá hết sức phi lý ở biển Đông. Lệnh này buộc các tàu cá nước ngoài phải xin phép chính quyền tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) nếu muốn hoạt động nghề cá tại khu vực mà Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền, vốn bao phủ gần trọn biển Đông.
Tỉnh Hải Nam đã ban hành quy định yêu cầu tàu cá nước ngoài phải xin phép chính quyền Trung Quốc nếu muốn đánh bắt trong “vùng quản lý” của tỉnh Hải Nam. “Vùng quản lý” tự nhận này vốn bao trùm hơn 2/3 biển Đông, theo AFP.
Cũng theo lệnh cấm này, những tàu vi phạm sẽ bị phạt gần 83.000 USD, bị tịch thu dụng cụ đánh bắt và hải sản. Lệnh cấm này đã được thông qua hồi tháng 11.2013 và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1.1.2014, theo AFP.
Tình hình biển Đông trở nên căng thẳng sau khi Trung Quốc ngang ngược đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Video đang HOT
Trung Quốc cũng điều máy bay, tàu quân sự đến khu vực hạ đặt giàn khoan trái phép. Tàu Trung Quốc còn ngang ngược đâm, bắn nước vào tàu Việt Nam đang làm nhiệm vụ chấp pháp trên vùng biển của Việt Nam.
Tiến sĩ Ian Storey, chuyên gia an ninh khu vực thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS, Singapore), nhận định vớiThanh Niên Online: “Lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của Trung Quốc sẽ càng làm tình hình biển Đông thêm căng thẳng. Có những năm Trung Quốc thực thi lệnh cấm này cứng rắn hơn mức bình thường. Hãy chờ xem Bắc Kinh sẽ làm gì”.
Theo TNO
Tình hình biển đông: 'Gót chân asin' của quân đội Trung Quốc
Vì là con một nên con cái ở TQ được chiều chuộng đủ đường, đến tuổi nhập ngũ, tinh thần phấn đấu, chịu đựng gian khổ của những "cậu ấm độc nhất" đó rất kém
Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng công suất cao phun nước vào tàu kiểm ngư của Việt Nam
Hành động ngang ngược của Trung Quốc khi đặt giàn khoan 981 trên vùng biển Việt Nam đang khiến dư luận trong nước và quốc tế đặc biệt quan ngại. Bất chấp phản đối mạnh mẽ của Việt Nam và quốc tế nhưng sau nhiều ngày, Trung Quốc dường như vẫn chưa có ý định rút giàn khoan trên. Động thái này khiến nhiều người lo ngại về một cuộc xung đột ở biển Đông.
Đường lối chiến tranh Việt Nam nhanh nhạy và biến hóa
Trong cuộc trao đổi mới đây, khi được hỏi về việc các nước như Mỹ, Nhật Bản, Nga sẽ "cản trở" Trung Quốc trong vấn đề biển Đông hay không, PGS-TS Trần Lê Bảo - Chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc và Châu Á, cho rằng các nước này can thiệp mạnh hay không trước hết là vấn đề quyền lợi của quốc gia họ. Sau là những chiến lược của họ nhằm liên thủ chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc. Vấn đề là không có kẻ thù suốt đời mà cũng chẳng có bạn mãi mãi.
So sánh về tiềm lực quân sự giữa Việt Nam và Trung Quốc, theo ông Bảo, cho dù Việt Nam có hệ thống phòng thủ rất mạnh ở bờ biển nhưng cũng khó so bì được với Trung Quốc. Trung Quốc có đội tàu biển các loại quá đông đảo. Các phương tiên vũ khí chiến tranh vừa ăn cắp mẫu vừa sản xuất đã rất hiện đại về các loại tên lửa, các loại máy bay, kể cả những vũ khí vũ trụ bắn hạ các vệ tinh cũng rất đông đảo và tinh vi...
Bên cạnh đó, Trung Quốc luôn cạy số đông. Trước đây Mỹ cũng vậy.
Tuy nhiên, bàn về ý chí, năng động sáng tạo và đường lối chiến tranh nhân dân của Việt Nam, ông Bảo đánh giá khó có đất nước nào nhanh nhạy và biến hóa tốt như vậy. Trong những cuộc chiến tranh trước với các nước hùng mạnh, Việt Nam không bị phụ thuộc quá nhiều vào vũ khí. Tinh thần đoàn kết, trên dưới một lòng của Việt Nam là thứ vũ khí đáng sợ nhất đối với kẻ thù.
Nhận định diễn biến mới sau khi Trung Quốc đặt giàn khoan tại vùng biển Việt Nam, dư luận lo ngại có thể xảy ra một cuộc xung đột ở biên giới đường bộ? Về việc này ông Bảo nhận định, đánh bằng đường bộ chắc khó xảy ra nhưng quấy rối thì khả năng vẫn có.
Trước đó, cũng liên quan tới vấn đề biển Đông, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy, nguyên Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc cũng đánh giá cao tiềm lực quân sự của Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Dy cho rằng dù mạnh đến đâu thì Trung Quốc cũng có "gót chân asin".
Những điểm yếu của quân sự Trung Quốc
Đầu tiên, dễ dàng thấy rằng điểm yếu lớn nhất của Trung Quốc về mặt quân sự ở biển Đông chính là vị trí và khoảng cách địa lý. Trong tác chiến trên biển hiện đại thường phải kết hợp cả hải quân với không quân, nhưng một khi nổ ra xung đột tại biển Đông, chiến đấu cơ Trung Quốc bay từ đất liền của họ ở đảo Hải Nam ra được tới vùng biển rồi bay về là hết dầu, không còn thời gian tác chiến.
"Chính vì vậy, theo dõi trên báo chí Trung Quốc tôi thấy Bắc Kinh đang loay hoay tìm cách khắc phục "tử huyệt" này bằng cách đóng tàu sân bay và huấn luyện tiếp dầu trên không cho chiến đấu cơ. Cả 2 việc này Trung Quốc đã và đang làm, việc đưa tàu sân bay Liêu Ninh vào hoạt động còn phải cần thời gian, không phải cứ muốn là được. Còn hoạt động huấn luyện cơ động tác chiến đường dài cũng như tiếp dầu cho chiến đấu cơ thì hiện chưa có thông tin nào cho thấy là Trung Quốc đã làm xong" - nhà nghiên cứu Dương Danh Dy nói.
Thứ hai, điểm yếu nổi bật của Trung Quốc ở biển Đông chính là tính phi nghĩa trong các hoạt động quân sự của họ, Bắc Kinh không chỉ tuyên bố và khẳng định cái gọi là "chủ quyền" với hầu hết diện tích biển Đông nên việc Trung Quốc chủ động gây căng thẳng hoặc tìm cách khiêu khích xung đột quân sự sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế, các nước trong khu vực...
Chúng ta đều biết quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam cách đảo Hải Nam, Trung Quốc rất xa, nhưng vì tham vọng bành trướng lãnh hải cũng như sức mạnh quân sự trên biển xuống hướng Nam, Bắc Kinh cố sống cố chết để tuyên bố cái gọi là chủ quyền đối với 80% diện tích biển Đông thông qua đường lưỡi bò phi pháp do họ tự nhào nặn. Điều này dù họ có cố tình lấp liếm bằng lý do gì cũng không thể che dấu được.
Mặt khác ông Dy cho rằng, biển Đông là một trong những tuyến hàng hải quốc tế quan trọng hàng đầu của thế giới hiện nay, nơi các cường quốc lớn trong khu vực tuyên bố có lợi ích, lợi ích cốt lõi hoặc mối quan tâm đặc biệt. Theo ông Dy, Mỹ và Nhật Bản có thể sẽ nhảy vào cuộc bằng cách này hay cách khác chứ họ không để Trung Quốc muốn làm gì thì làm.
Thứ ba, tàu của Trung Quốc sẽ là miếng mồi ngon cho tên lửa và không quân của các nước có liên quan. Nhiều nguời còn nhớ, trong cuộc chiến tại quần đảo Falkland năm 1982 giữa Arhentina và Anh, chỉ cần một quả tên lửa đất đối hạm, Arhentina đã bắn chìm một thiết giáp hạm 10000 tấn tối tân của Anh.
Thứ tư, điểm yếu của quân đội Trung Quốc nói chung và hải quân nói riêng chính là tinh thần người lính. Lính Trung Quốc hiện nay thường được gọi là &'lính con một". Hơn 30 năm nay Trung Quốc thực hiện chế độ sinh đẻ có kế hoạch, mỗi cặp vợ chồng chỉ được đẻ 1 con.
"Lứa tuổi trên 18-20, tuổi đi lính nghĩa vụ của Trung Quốc hiện nay thuộc loại "con độc nhất". Không nói cũng rõ, những cậu con một này đã được "6 người lớn chăm sóc, nâng niu" từ lúc mới lọt lòng cho tới khi đến tuổi trưởng thành. (6 người là hai bố mẹ, hai ông bà nội, hai ông bà ngoại) cậu nào, dù ở thành phố hay nông thôn, là con nhà giàu hay còn nghèo cũng đều được nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa, chiều chuộng đủ đường.
Đến tuổi nhập ngũ, tinh thần phấn đấu, chịu đựng gian khổ của những "cậu ấm độc nhất" đó nói chung rất kém. Và điều quan trọng nữa là cuộc xung đột ở Biển Đông nếu có xảy ra thì là hoạt động quân sự phi nghĩa của Trung Quốc, nhất định sẽ bị dư luận tiến bộ trong nước và trên thế giới lên án. Ngoài ra, những thanh niên Trung Quốc bây giờ có cơ hội tiếp xúc với nhiều luồng thông tin trong và ngoài nước hơn các thế hệ trước, nên họ không dễ bị lừa bịp, o ép" - nhà nghiên cứu Dương Danh Dy phân tích.
Theo Xahoi
Tình hình biển đông: Ý đồ khống chế Đông Nam Á của Trung Quốc Tình hình trên biển Đông hiện nay phản ánh ý đồ của Trung Quốc muốn khống chế cả Đông Nam Á, đồng thời cho thấy sự bất khuất của Việt Nam. Ý đồ khống chế Đông Nam Á của Trung Quốc Đó là bình luận của cựu quan chức ngoại giao, sử gia Ý Sergio Romano được hãng thông tấn CNA (Đài Loan)...