Trung Quốc lại giở trò vu cáo trắng trợn
Trong cuộc họp báo ngày 5.6, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại tiếp tục giở trò vu cáo khi cho rằng tàu Việt Nam đã đâm tàu Trung Quốc hơn 1.200 lần tại khu vực Bắc Kinh hạ đặt trái phép giàn khoan.
Phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi trả lời báo giới trong buổi họp báo ngày 5.6 – Ảnh: Bộ ngoại giao Trung Quốc
Tuy nhiên, trả lời Thanh Niên Online, các chuyên gia cho rằng không còn ai lạ gì với trò vu vạ quen thuộc này của Trung Quốc bất chấp những gì diễn ra trên thực tế. Điều quan trọng là sẽ chẳng có mấy ai tin Bắc Kinh, theo các chuyên gia.
“Phía Việt Nam đã cho tàu đâm hơn 1.200 lần vào tàu thuyền nhà nước Trung Quốc đang làm nhiệm vụ canh gác tại hiện trường, đồng thời đã thả chướng ngại vật trôi nổi trên biển”, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi phát biểu trong cuộc họp báo ngày 5.6.
Khi được hỏi về đoạn video ghi lại cảnh tàu Trung Quốc điên cuồng đâm vào tàu Việt Nam mà Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố cũng trong ngày 5.6, ông Hồng vẫn chối rằng: “Tàu Trung Quốc đang tự vệ đó và tàu Việt Nam đang tấn công”, theo tờ The New York Times (Mỹ).
Ngoài ra, trong cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn ngang ngược khẳng định rằng giàn khoan Hải Dương – 981 (Haiyang Shiyou – 981) đang hoạt động trong vùng biển của Trung Quốc.
Ông Hồng còn trơ tráo cho rằng “Trung Quốc đã kiềm chế tối đa”, đồng thời lớn lối đặt điều nói “Việt Nam lợi dụng sự kiềm chế của Trung Quốc để làm phức tạp tình hình và làm gia tăng căng thẳng”.
Video đang HOT
“Điều Việt Nam cần làm lúc này là từ bỏ ảo tưởng, ngừng ngay các hành động khiêu khích và rút toàn bộ tàu khỏi hiện trường”, người phát ngôn của quốc gia đã xâm phạm chủ quyền Việt Nam nói.
“Không ai tin”
Giới quan sát và dư luận đã “giật mình” về những luận điểm sai sự thật trắng trợn trong hàng loạt các phát biểu Trung Quốc đưa ra về vụ nước này hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương – 981 trong vùng biển Việt Nam.
Thực tế Việt Nam đã nhiều lần khẳng định với cộng đồng quốc tế: Trung Quốc cho rất nhiều tàu vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào vùng biển Việt Nam. Các tàu vũ trang hộ tống bảo vệ giàn khoan rất hung hãn bắn vòi nước có cường độ mạnh và đâm húc thẳng vào các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam, gây hư hại nhiều tàu và làm nhiều người bị thương. Chính hành động cực kỳ nguy hiểm này đã và đang đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở biển Đông.
Dư luận quốc tế sẽ tin ai? Câu trả lời hết sức rõ ràng. Tiến sĩ Euan Graham (ĐH Công nghệ Nanyang, Singapore) nhận xét: “Thật khó mà chỉ ra được hành động nào gọi là “khiêu khích” từ phía Việt Nam, không chỉ trong vụ giàn khoan mà còn trong suốt 2 năm qua. Việt Nam đã làm mọi cách để thể hiện thiện chí giảm thiểu căng thẳng. Về vụ giàn khoan, giới phân tích không thể không gọi các hành động của Trung Quốc là sự bắt nạt trong hoàn cảnh không hề bị khiêu khích”.
Giáo sư Zachary Abuza, chuyên gia về khoa học chính trị và đối ngoại khu vực Đông Á thuộc Đại học Simmons (Mỹ), khẳng định với Thanh Niên Online: “Tôi đọc báo chí ASEAN mỗi ngày và chính Trung Quốc mới là bên bị báo giới khắc họa như một đất nước đang đi khiêu khích. Báo chí phương Tây cũng vậy. Tôi chưa thấy bài báo nào thể hiện sự cảm thông về cái gọi là lập trường quan điểm của Bắc Kinh trong vấn đề này”.
Theo TNO
Trung Quốc không thể đánh lừa công luận
Bất chấp những gì diễn ra trên thực tế, Trung Quốc lại cố tình đóng vai nạn nhân của tình hình căng thẳng hiện nay trên biển Đông và tiếp tục giở bài vu cáo.
Tại cuộc họp báo quốc tế chiều 5.6, VN tiếp tục công bố chứng cứ thuyết phục về việc tàu
TQ tấn công tàu ngư dân VN trên vùng biển Hoàng Sa của VN - Ảnh: Ngọc Thắng
Tại cuộc họp báo quốc tế về biển Đông lần thứ 4 chiều 5.6, Việt Nam (VN) tiếp tục công bố chứng cứ cho thấy hơn 1 tháng kể từ ngày đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng biển VN, Trung Quốc (TQ) đã đưa tàu hộ tống đe dọa ngư dân, đi ngược lại luật pháp quốc tế. Hành vi của TQ ảnh hưởng tới an ninh an toàn hàng hải ở biển Đông, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình.
Trung Quốc đang biến mình giống như kẻ chuyên đi bắt nạt không chịu tìm giải pháp hòa bình, bỗng có ai tới để tìm cách bảo vệ người yếu thế thì chính kẻ bắt nạt đó lại la toáng lên: Chúng tôi có thể tự giải quyết được. Đừng có ai can dự vào
Giáo sư Dennis McCornac
Thế nhưng, Bắc Kinh vẫn tiếp tục cố chứng minh điều ngược lại. Viện Nghiên cứu quốc tế TQ, một cơ quan phản biện của chính phủ, vừa xuất bản quyển sách với nội dung cáo buộc VN và Philippines đang "thao túng" ASEAN để giành sự ủng hộ cho các tuyên bố chủ quyền tại biển Đông. Trả lời Thanh Niên, các chuyên gia khẳng định thực tế đã cho thấy: Chính TQ mới là nước đang "thao túng" và tìm cách chia rẽ các nước thành viên ASEAN bằng tiềm lực kinh tế và quân sự của mình.
Trong quyển sách, tập hợp hàng loạt báo cáo về quan hệ giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng, Viện Nghiên cứu quốc tế TQ vu vạ rằng các nước bên ngoài khu vực như Mỹ đang tạo điều kiện cho VN và Philippines lợi dụng ASEAN, đồng thời gây chia rẽ và bất ổn, theo tờ South China Morning Post ngày 5.6. Ông Hoàng Quế Phương, cựu Đại sứ TQ tại Philippines, nhận định VN và Philippines đang cố cô lập TQ tại ASEAN. "Sau cùng thì các nước ASEAN sẽ phải chọn quyền lợi quốc gia của họ hơn là theo chân hai nước này", ông Hoàng nói. Thế nhưng, tự bản thân lập luận của nhà ngoại giao này, theo các chuyên gia, đã chỉ rõ ai mới là người đang thực sự muốn "thao túng" ASEAN.
Thủ đoạn chia rẽ
Theo các chuyên gia, TQ không muốn Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) mang tính ràng buộc ra đời và do vậy đã gây áp lực lên các nước thành viên ASEAN, vốn đưa ra mọi quyết định dựa trên quy tắc đồng thuận tuyệt đối, để trì hoãn quá trình hoàn tất COC. "Điều TQ không bao giờ mong đợi là một ASEAN đồng thuận lên tiếng phản đối các hành động của mình", ông Ristian Atriandi Supriyanto, chuyên gia phân tích hàng hải thuộc Đại học Nanyang (Singapore), nói với Thanh Niên.
Năm 2012, TQ đã có hàng loạt cam kết tăng viện trợ cho Campuchia, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên ASEAN. Tháng 3.2012, trước thềm Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Phnom Penh, Chủ tịch TQ lúc đó là ông Hồ Cẩm Đào, sau khi cam kết tăng thương mại song phương với Campuchia lên gấp đôi (5 tỉ USD) vào năm 2017, cũng đã yêu cầu Campuchia đừng đẩy vấn đề biển Đông trong chương trình nghị sự đi "quá nhanh". Ngay trước đó, Campuchia cũng đã đưa phần thảo luận về biển Đông ra khỏi chương trình nghị sự vì không muốn "quốc tế hóa" vấn đề này. Tháng 7.2012, lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm thành lập của mình, ASEAN không đưa ra được tuyên bố chung vì những bất đồng chưa được giải quyết xung quanh vấn đề biển Đông. Đã có nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề này, nhưng ngay sau đó việc TQ công khai ủng hộ không "quốc tế hóa" vấn đề biển Đông đã khiến dư luận và giới quan sát không thể không đặt câu hỏi. Giáo sư Carl Thayer (Úc) nhận định: "TQ luôn biết tận dụng tối đa những điểm chưa thống nhất giữa các nước thành viên ASEAN để thao túng cho toan tính của riêng mình. Câu chuyện Hội nghị thượng đỉnh Campuchia 2012 là bằng chứng sống động nhất".
Kẻ bắt nạt to mồm
Quyển sách của Viện Nghiên cứu quốc tế TQ cũng cho rằng VN và Philippines đang tìm đến sự hậu thuẫn của ASEAN cho một vấn đề đáng ra nên được giải quyết song phương. Thế nhưng, chính những hành động đơn phương của TQ nhằm cụ thể hóa chính sách đường chín đoạn phi lý trên biển Đông đã tự biến vấn đề biển Đông thành mối quan ngại chung của cả khu vực. Indonesia, trước đây còn đóng vai trò là bên trung lập, hiện cấp tập chuẩn bị lực lượng đối phó. Ngay cả quốc gia lâu nay ít lên tiếng dù có tranh chấp trực tiếp tại biển Đông là Malaysia cũng không thể không quan ngại. Thủ tướng Najib Razak mới đây đã hối thúc ASEAN và TQ gấp rút thông qua COC ngay sau khi trở về từ chuyến thăm Bắc Kinh. Singapore cũng thường xuyên lên tiếng về nguy cơ ảnh hưởng của tự do hàng hải trong khu vực trước những động thái đơn phương từ Bắc Kinh.
TQ cũng bảo lưu quan điểm rằng sự can dự của Mỹ vào khu vực sẽ chẳng giúp ích được gì mà chỉ làm rối thêm tình hình. Thế nhưng, các chuyên gia cho rằng chính sự thiếu thiện chí hợp tác tìm ra phương thức giải quyết hòa bình từ TQ đã tạo ra lý do chính đáng cho các "thế lực bên ngoài" can thiệp như Bắc Kinh lo ngại. Giáo sư Dennis McCornac (ĐH Loyola Maryland, Mỹ), một chuyên gia kinh tế châu Á, kết luận: "TQ đang biến mình giống như kẻ chuyên đi bắt nạt không chịu tìm giải pháp hòa bình, bỗng có ai tới để tìm cách bảo vệ người yếu thế thì chính kẻ bắt nạt đó lại la toáng lên: Chúng tôi có thể tự giải quyết được. Đừng có ai can dự vào".
Theo TNO
Sự nguy hiểm của tư tưởng nước lớn Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và tư tưởng nước lớn của một bộ phận dư luận Trung Quốc đang là con bài nguy hiểm được sử dụng trong tranh chấp chủ quyền. Tàu ĐNa-90152 được kéo về vịnh Đà Nẵng sau khi bị tàu TQ đâm chìm ngày 26.5 - Ảnh: Nguyễn Tú Chỉ một ngày sau hành động vô nhân đạo...