Trung Quốc lại dùng đòn kinh tế ve vãn Philippines để cô lập Việt Nam?
Những món hời kinh tế Trung Quốc đưa ra thường không dễ “nuốt trôi” khi đối tác của chúng ta luôn rắp tâm hãm hại, chớp thời cơ đánh lén sau lưng.
Ông Triệu Kiến Hoa (trái) và Chủ tịch Phòng Công nghiệp thương mại Philippines
Philstar ngày 3/7 đưa tin, chính phủ Trung Quốc đang muốn khuyến khích đầu tư và thúc đẩy khách du lịch Trung Quốc sang Philippines bất chấp những căng thẳng giữa 2 nước trên Biển Đông.
Triệu Kiến Hoa, tân Đại sứ Trung Quốc tại Philippines tuyên bố: “Tôi phải nói thẳng rằng đầu tư của Trung Quốc đến Philippines là chưa thỏa đáng, vì vậy chúng tôi hy vọng rằng có thể đầu tư nhiều hơn”. Ông Hoa đưa ra phát biểu này trong buổi chiêu đãi của Phòng Thương mại và công nghiệp Philippines (PCCI) tối Thứ Ba.
Ông Hoa cho biết, Bắc Kinh muốn khuyến khích đầu tư vào các dự án năng lượng để “giúp” Philippines giảm chi phí sản xuất năng lượng được cho là cao nhất Đông Nam Á.
“Có một cơ hội tốt cho phía Philippines để nhận được một khoản đầu tư cho sản xuất chất lượng cao, bao gồm chế biến thực phẩm, khai thác khoáng sản. Đây là những điều chúng tôi có thể làm trong tương lai gần”, Triệu Kiến Hoa cho biết.
“Bạn sẽ ngạc nhiên rằng Philippines đang đầu tư ở Trung Quốc nhiều hơn những gì Trung Quốc đang đầu tư ở Philippines”, tân Đại sứ Trung Quốc nói, Bắc Kinh cũng mong muốn nhiều khách du lịch nước này đến Philippines hơn.
Video đang HOT
Trong quan hệ hợp tác kinh tế – thương mại, thường người ta vẫn nhắc đến hợp tác cùng có lợi, như Trung Quốc vẫn nói là cùng thắng. Nhưng trong phát biểu của ông Hoa, người ta chỉ thấy Bắc Kinh muốn “giúp” Manila, và chỉ thấy đây là “cơ hội” Philippines cần nắm lấy, tuyệt nhiên không đả động gì đến lợi ích mà Trung Quốc có được, phải chăng là một sự bất thường? (PV).
Trong năm 2013, 426 ngàn lượt khách du lịch Trung Quốc đến Philippines, tăng 70% so với năm 2012 xảy ra cuộc khủng hoảng Scarborough. Mặc dù có sự tăng vọt trở lại, nhưng Triệu Kiến Hoa cho rằng con số này còn quá nhỏ so với điểm đến Malaysia 4 triệu lượt, Thái Lan 3 triệu lượt.
“Hãy tưởng tượng nếu bạn có thể thu hút 1 triệu khách du lịch Trung Quốc, điều đó sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp du lịch Philippines. Chúng tôi rất vui mừng rằng mặc dù chúng ta đang có những khó khăn, du khách Trung Quốc vẫn đang bị thu hút bởi cảnh đẹp và con người ở đây. Chúng tôi hy vọng điều này sẽ tăng trưởng trong năm nay”, ông Hoa tuyên bố.
“Tôi nghĩ rằng đây là điều bắt buộc và cần thiết để 2 nước tập trung vào những thứ có thể đoàn kết chúng ta, tập trung vào những cái có thể thúc đẩy sự thịnh vượng chung cho cả 2 nước, góp phần cải thiện đời sống người dân của chúng ta”, ông Triệu Kiến Hoa nói.
Nông dân trồng chuối Philippines và nền kinh tế nước này đã từng phải lao đao vì những ngón đòn thâm hiểm của Trung Quốc mỗi khi căng thẳng leo thang trên Biển Đông.
Cần lưu ý rằng, “nhành ô liu” mà Trung Quốc chìa ra cho Philippines trong lúc căng thẳng Việt – Trung đang tăng cao trên Biển Đông sau những hành động leo thang khiêu khích của Bắc Kinh hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và âm thầm xây dựng trái phép ngoài 6 bãi đá ở Trường Sa mà Trung Quốc xâm lược và chiếm đóng trái phép từ năm 1988 (Philippines cũng yêu sách chủ quyền với một phần khu vực này).
Những áp lực Trung Quốc đang tìm cách đổ lên Việt Nam cả về chính trị – quân sự – ngoại giao – kinh tế ngày hôm nay không khác những gì Philippines đã phải hứng chịu trong cuộc khủng hoảng Scarborough năm 2012. Không những rút vốn đầu tư, hạn chế nhập khẩu nông sản, khuyến khích khách du lịch Trung Quốc không sang Philippines mà Bắc Kinh còn dùng cả những thủ đoạn ngoại giao không một nước văn minh nào nghĩ tới nhằm vào cá nhân Tổng thống Benigno Aquino chỉ để gây sức ép buộc Manila từ bỏ quyền chủ quyền, quyền tài phán với bãi cạn Scarborough.
Trong 5 nước, 6 bên trên Biển Đông có yêu sách về chủ quyền và vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa bị đường lưỡi bò Trung Quốc xâm lấn, Việt Nam và Philippines là 2 quốc gia phản ứng mạnh mẽ nhất, kiên quyết nhất trước tham vọng bành trướng lãnh thổ của Bắc Kinh. “Nhành ô liu” Trung Quốc mới chìa ra phía Philippines khiến người ta không thể không đặt câu hỏi về mục đích, âm mưu thực sự đằng sau nó.
Lúc này, Bắc Kinh cần tập trung nguồn lực gây sức ép với Việt Nam trên các mặt, có thể phải tạm thời hòa hoãn với Philippines. Nhưng xin lưu ý, giàn khoan 981 có thể ngang nhiên bất chấp luật pháp cắm xuống vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì nó cũng có thể lặp lại với Philippines. Tổng thống Aquino đã từng ý thức rất rõ và nhấn mạnh điều này.
Do đó, những món hời kinh tế Trung Quốc đưa ra thường không dễ “nuốt trôi” khi đối tác của chúng ta luôn rắp tâm hãm hại, chớp thời cơ đánh lén sau lưng. Vì vậy, dù Trung Quốc là thị trường lớn, nhưng lệ thuộc vào họ là thất bại. Muốn đương đầu với Trung Quốc về lâu dài, buộc phải độc lập tự chủ, tự lực tự cường trên mọi phương diện, trong đó có cả kinh tế – thương mại – PV.
Theo Giáo Dục
Mưu hiểm truyền thông lên án Nhật của Trung Quốc
Trung Quốc phát động chiến dịch truyền thông lên án chuyến thăm đền Yakusuni của ông Abe là một chiến thuật nhằm lôi kéo sự cảm thông của cộng đồng quốc tế.
Giáo sư Lian Degui thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải bày tỏ quan điểm. Ông cho rằng, Bắc Kinh đang tìm kiếm sự cảm thông từ cộng đồng quốc tế bằng cách cố gắng biến chuyến thăm đền này trở thành hành động gây tổn hại tới hòa bình khu vực.
"Bắc Kinh thừa hiểu rằng, Tokyo không hề có mục đích như vậy. Thế nên, họ mới "nhờ" cộng đồng quốc tế giúp họ lên án ông Abe. Bằng cách đề cập tới quá khứ, những quốc gia từng tham gia Cuộc chiến tranh Thế giới thứ hai sẽ nghiêng về phía những nước từng bị tổn thương bởi cuộc chiến này", ông Liu cho hay.
Khác với quan điểm của Giáo sư Liu, Giáo sư Niu Zhongjun của Học viện Ngoại giao Trung Quốc lại cho rằng, bằng cách thực hiện chiến dịch truyền thông thay vì đe dọa cắt đứt quan hệ với Tokyo, Bắc Kinh hiện ra trong cộng đồng quốc tế là một quốc gia lý trí và điềm tĩnh. "Điều này thể hiện, Trung Quốc sẵn sàng thảo luận về vấn đề trên và khiến cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn về các vấn đề khác", ông nói.
Chuyến thăm đền chiến tranh Yakusuni của Thủ tướng Shinzo Abe là nguồn cơn của cuộc khẩu chiến Trung-Nhật.
Bắc Kinh phát động chiến dịch truyền thông quốc tế nhằm lên án mạnh mẽ chuyến thăm đền Yakusuni của Thủ tướng Shinzo Abe vào hôm 26/12. Cụ thể, họ không thực hiện bất cứ hành động cụ thể mạnh mẽ nào chống lại Tokyo. Thay vào đó, các đại sứ ở nước ngoài lại là những nhân vật công khai đứng ra chỉ trích chuyến thăm gây nhiều tranh cãi của vị lãnh đạo Đảng Bảo thủ Nhật Bản.
Kể từ sau sự kiện này, có nhiều bài xã luận được đăng ở hơn 40 ấn phẩm quốc tế. Ngoài ra, hai nước còn xảy ra cuộc khẩu chiến gay gắt. Khởi đầu, đại sứ Trung Quốc ở Anh là Lưu Hiểu Minh ví von Nhật Bản là "Chúa tể Voldemort" của loạt truyện thiếu nhi Harry Porter trên tờ The Daily Telegraphy.
Bốn ngày sau, Đại sứ Nhật ở Anh là Keiichi Hayashi đáp trả lại bằng bài xã luận với tựa đề "Trung Quốc nguy cơ trở thành Chúa tể Voldemort ở châu Á". Chưa dừng lại ở đó, 2 đại sứ này còn tiếp tục cãi vã nhau trong cuộc phỏng vấn mặt đối mặt trên hãng truyền hình BBC.
Đại sứ Trung Quốc ở Mỹ là Thôi Thiên Khải là người tiếp theo đưa vấn đề chuyến thăm đền của ông Abe lên bàn tranh cãi. Trong một bài báo trên Washington Post hôm 10/1, ông Thôi chỉ trích gay gắt nỗ lực của chính quyền Abe trong việc tăng cường sức mạnh quân sự cũng như quyết tâm sửa đổi hiến pháp hòa bình hậu chiến tranh.
"Ông Abe từng phát biểu rằng, những thay đổi trên chỉ nhằm khôi phục vị thế quốc gia bình thường của Nhật mà thôi. Phải chăng ông ta muốn ám chỉ rằng, con đường hòa bình mà nước Nhật từng trải qua là không bình thường?", trích dẫn bài viết của ông Thôi.
Theo Kiến Thức
Đại sứ Trung Quốc gọi thủ tướng Nhật là 'kẻ gây rối' Chính phủ Nhật Bản vào ngày 16.1 đã phớt lờ một cuộc đấu khẩu với phía Trung Quốc sau khi một quan chức ngoại giao Trung Quốc gọi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là &'kẻ gây rối', nói rằng quan điểm của Bắc Kinh thiếu chính xác và bỏ qua sự thật. Đại sứ Trung Quốc tại Liên minh châu Phi Xie...