Trung Quốc lại đang thử Hoa Kỳ trên biển Hoa Đông
Việc Trung Quốc thành công trong tiến trình “Phần Lan hóa” [là quá trình mà theo đó một quốc gia hùng mạnh có tác động mạnh mẽ đến các chính sách của một quốc gia láng giềng nhỏ hơn .
Trong khi cho phép nó giữ được nền độc lập và hệ thống chính trị của riêng mình] hay đánh bại Nhật Bản và Đài Loan sẽ làm tiêu tan hy vọng của các chính phủ nước ngoài trông cậy vào Washington về mặt an ninh.
Máy bay chiến đấu J-16 của quân đội Trung Quốc.
Vào ngày 30.3, Lực lượng Không quân thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã đưa 4 máy bay ném bom chiến lược tầm xa, các máy bay trinh sát gây nhiễu điện tử và 2 hoặc nhiều hơn các máy bay chiến đấu bay trên vùng biển quốc tế thuộc vịnh Miyako, có khoảng cách khoảng 281km tính từ vịnh tới quần đảo Okinawa của Nhật Bản.
Đây không phải là một sự tình cờ vì 2 ngày trước đó, theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản thì Hải quân Trung Quốc đã đưa 2 tàu khu trục loại nhỏ trang bị tên lửa dẫn đường và 1 tàu tiếp vận từ vùng biển Hoa Đông tới khu vực trung tâm Thái Bình Dương. Eo biển Miyako là một hành lang quan trọng giữa biển Hoa Đông và Thái Bình Dương. Nếu có xung đột, Trung Quốc triển khai tàu chiến vào khu vực trung tâm Thái Bình Dương sẽ phải tìm kiếm đường đi thông qua vịnh Miyako. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã đáp trả bằng cách đưa các máy bay chiến đấu tới để ngăn chặn máy bay Trung Quốc.
Vào ngày tiếp theo 31.3, hai máy bay chiến đấu J-11 của Trung Quốc đã vượt qua đường trung tuyến chia eo biển Đài Loan giữa Đài Loan và Trung Hoa Đại Lục. Đài Loan đã đưa máy bay chiến đấu để chặn vi phạm bất ngờ đường biên được cả 2 bên ngầm hiểu từ lâu rằng sẽ không bên nào vượt quá đường trung tuyến này. Lần cuối, Trung Quốc cố ý vi phạm nó là từ 20 năm trước.
Cả Nhật Bản và Đài Loan trong những ngày vừa qua đều không gây ra nguyên nhân gì trong những sự kiện mới trên biển Hoa Đông. Trung Quốc đã gia tăng sự khiêu khích với cả Đài Bắc và Tokyo bằng cách gia tăng tần suất xâm nhập trong những năm vừa qua. Nhật Bản đã phải đưa máy bay chiến đấu để ngăn chặn không quân Trung Quốc vào đầu tháng 3 và tháng 2 năm nay, và mỗi tháng kể từ tháng 6.2018 tại biển Hoa Đông và thường là trên không phận khu vực eo biển Miyako.
Tương tự, Trung Quốc đã gia tăng sự khiêu khích trực tiếp với Đài Loan trong 12 tháng vừa qua bao gồm cả việc đưa hải quân đi vòng quanh Đài Lona, có lần còn đưa tàu sân bay Liêu Ninh đi qua eo biển Đài Loan.
Vẫn chưa có đủ bằng chứng để kết luận rằng Trung Quốc đang chuẩn bị để bắt đầu những hành vi thù địch chống lại Đài Loan hay Nhật Bản. Nhưng các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn chưa loại bỏ việc sẽ đưa lực lượng “để thống nhất” Đài Loan với đại lục. Và các cuộc tập trận mô phỏng những bước đi của quân đội trong một cuộc xung đột thực thụ là những chiến thuật tiêu chuẩn của lực lượng vũ trang. Họ mô phỏng một kẻ gây hấn với thông tin quan trọng về năng lực tình báo tiềm năng của đối thủ, kỹ năng chỉ huy và kiểm soát, thời gian đáp trả và sự tinh nhuệ về chiến thuật.
Video đang HOT
Năm nay là năm thứ 40, Hoa Kỳ ban hành “Luật Quan hệ với Đài Loan”, bộ luật yêu cầu Hoa Kỳ phải cung cấp các “điều khoản và sự giúp đỡ” để giúp Đài Loan tự bảo vệ mình. Luật tuyên bố rằng, bất cứ nỗ lực nào để định hình tương lai của Đài Loan mà không bằng các phương tiện hòa bình “sẽ là mối đe dọa tới hòa bình và an ninh của tây Thái Bình Dương và là mối quan ngại nghiêm trọng với Hoa Kỳ”. Thực tế này vẫn chưa thay đổi trong 40 năm nay. Họ đã nhấn mạnh nó vì Trung Quốc tiếp tục các chương trình hiện đại hóa quân sự với nguồn tài chính dồi dào cùng với tốc độ nhanh chóng, cùng với việc gia tăng sự gây hấn trong khu vực. Đài Loan nằm ở trung tâm của chuỗi đảo trên đường vòng của miền ven biển phía đông Châu Á. Nếu Trung Quốc có Đài Loan, thì họ sẽ có thể tiếp cận vùng trung tâm Thái Bình Dương bao gồm cả Hawaii mà không ai ngăn cản nổi. Đồng thời, điều này cũng sẽ cho phép Trung Quốc tạo ra mối đe dọa nguy hiểm hơn với các đồng minh nằm trên chuỗi đảo như Philippines và Nhật Bản.
Nhật Bản là đồng minh duy nhất mà Hoa Kỳ phải có trách nhiệm hàng đầu trong việc phòng thủ cho đất nước này. Việc Nhật Bản bại trận hay quy thuận Trung Quốc sẽ kết thúc hơn 1 thế kỷ làm siêu cường trong khu vực Thái Bình Dương của Hoa Kỳ như dòng chảy thương mại, kỹ thuật và trách nhiệm làm đối trọng an ninh với Trung Quốc.
Việc Trung Quốc thành công trong tiến trình “Phần Lan hóa” [là quá trình mà theo đó một quốc gia hùng mạnh có tác động mạnh mẽ đến các chính sách của một quốc gia láng giềng nhỏ hơn, trong khi cho phép nó giữ được nền độc lập và hệ thống chính trị của riêng mình] hay đánh bại Nhật Bản và Đài Loan sẽ làm tiêu tan hy vọng của các chính phủ nước ngoài dựa vào Washington về mặt an ninh.
Tổng thống Donald Trump cần hành động một cách nhanh chóng và kiên quyết để khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận thấy rằng Hoa Kỳ ủng hộ các đồng minh và đối tác Châu Á chống lại việc leo thang khiêu khích của Trung Quốc tại vùng Đông Á.
Cụ thể, chính quyền của tổng thống Trump cần ngay lập tức kết thúc và ký kết thỏa thuận bán 60 chiếc máy bay chiến đấu F-16V cho Đài Loan. Hoa Kỳ đã hứa nhưng chưa thực hiện việc bán các máy bay chiến đấu hiện đại cho Đài Loan trong 27 năm. Đài Loan cần chúng trong các sự kiện như ngày 31.3 hay trong những năm trước đó. Chúng sẽ không thể đảo ngược được khoảng cách khổng lồ giữa sự phòng thủ của Đài Loan với lực lượng vũ trang và những hành động khiêu khích của Trung Quốc. Nhưng chúng sẽ minh chứng cho cam kết của Hoa Kỳ với việc phòng thủ Đài Loan và nó mang tính cấp thiết kể ngăn chặn Trung Quốc.
Để thể hiện sự ủng hộ với cả Nhật Bản và Đài Loan, Trung Quốc nên đưa nhóm tàu tấn công USS Wasp và nhóm tàu sân bay tấn công USS Ronald Reagan từ cảng tại Nhật Bản để đi đến eo biển Miyako và tiếp tục hải hành qua eo biển Đài Loang.
Những bằng chứng rõ ràng sẽ có hiệu quả hơn là tuyên bố của chính phủ Hoa Kỳ. Những hành động không chỉ được đề cập ở trên, là cần thiết để ngăn chặn xung đột tại Biển Đông biển Hoa Đông. Cuối cùng, hành vi gây hấn của Trung Quốc trong những ngày qua là để thử xem các nhà hoạch định chính sách của Mỹ sẽ làm gì. Tổng thống Trump cần thúc đẩy mục tiêu hòa bình bằng câu trả lời kiên quyết.
Tiệp Nguyễn (chuyển ngữ)
Theo Datviet
Mỹ chỉ khiếm khuyết công nghệ đóng tàu sân bay Trung Quốc
Theo South China Morning Post, Trung Quốc vừa công bố kế hoach sở hữu tới 4 tàu sân bay tự đóng. Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị Mỹ hoài nghi.
Nội dung này được nói đến trong bài viết "Trung Quốc sẽ làm thế nào xây dựng biên đội tàu sân bay, triển khai ở Biển Đông cắt đứt tuyến đường vận tải của Nhật Bản". Tàu sân bay nội địa Trung Quốc rất có thể sẽ chế tạo 3 chiếc trong lô đầu tiên. Bởi vì, về lý thuyết, 1 tàu sân bay rất khó hình thành sức chiến đấu có hiệu quả.
Chỉ khi có 3 tàu sân bay trở lên mới có thể đạt được mục đích "1 tàu tiến hành thực hiện nhiệm vụ ở biển xa, 1 tàu huấn luyện phi công và thủy thủ cho một tàu mới khác, 1 tàu khác tiến hành sửa chữa va nghỉ ngơi ở bến tàu hoặc căn cứ", như vậy mới có thể hình thành biên đội tàu sân bay có hiệu quả, có thể sử dụng bất cứ lúc nào.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.
Báo Trung Quốc cho biết, khác với tau sân bay cua My "diễu võ dương oai" ở các đại dương trên thế giới, tau sân bay số lượng có hạn cua Trung Quôc có thể tụ tập triển khai ở cang chinh, lấy phương thức triển khai luân phiên để thưc hiên nhiệm vụ.
Trang mạng Học viện Hai quân My phân tích cho rằng, Trung Quốc có thể sẽ không phân phối tàu sân bay theo phương thức mỗi hạm đội lớn 1 chiếc (hiện nay Trung Quốc có 3 hạm đội lớn), có thể sẽ tụ tập nhiều tàu sân bay triển khai ở căn cứ Tam Á của Hạm đội Nam Hải, đông thơi cũng dùng mô hình triển khai không định kỳ ở các vùng biển như biển Hoa Đông để thích ứng với những nhu cầu khác nhau.
Tóm lại, Hải quân Trung Quốc trong giai đoạn đầu ít nhất cần thanh lâp 4 biên đội tàu sân bay để yểm trợ cho biên đội tàu chiến, chi viện tác chiến đổ bộ và bảo vệ chủ quyền trên biển mà họ tuyên bố (Phi pháp và phi lý - PV).
Sau khi sở hữu biên đội tàu sân bay của mình, sẽ tăng cường rất lớn năng lực tác chiến của Hải quân Trung Quốc, cũng có nghĩa là Trung Quốc se tăng cường sư hiên diên quân sư của mình ở các đại dương trên thế giới.
Dự tính, toàn bộ thời gian chế tạo tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc là 36 tháng, chạy thử 12 tháng, thời gian huấn luyện hiệp đồng giữa tàu và máy bay 12 tháng và thời gian bàn giao toàn bộ 3 chiếc dự đoán lạc quan có thể hoàn thành vào năm 2019. Điều đặc biệt là tất cả những chiếc tàu sân bay này đều được trang bị hệ thống máy phóng điện từ (EMALS).
Ngay khi Trung Quốc công bố thông tin đóng tàu sân bay với EMALS, trang Washington Post dẫn nhận định của giới quân sự Mỹ không tin vào khả năng chế được máy phóng điện từ của Trung Quốc vào thời điểm hiện nay.
Theo nguồn tin này, ngay cả với Mỹ - nước có kinh nghiệm sản xuất và vận hành tàu sân bay từ hàng chục năm nay cũng mới có những thử nghiệm thành công đầu tiên hệ thống EMALS từ tàu sân bay lớp Ford hồi đầu năm 2017. Vì vậy, để đạt được thành quả như Mỹ, Trung Quốc phải cần nhiều thời gian hơn nữa.
Được biết, USS Gerald R. Ford đã trở thành tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Mỹ sử dụng máy phóng điện từ trường thay cho máy phóng hơi nước. Trước khi máy phóng điện từ EMALS được đưa vào thử nghiệm, các kỹ sư và chuyên gia hàng không mẫu hạm thế giới đã nhiều lần bày tỏ sự nghi ngờ về tính khả thi trong kỹ thuật và tính kinh tế của một thiết bị phóng quá phức tạp này.
Tuy nhiên, từ góc nhìn quân sự, các máy phóng điện từ trường của tàu sân bay là một phương án có nhiều hứa hẹn trong tương lai hơn là máy phóng hơi nước truyền thống. Việc sử dụng thành công máy phóng điện từ lần đầu tiên cho thấy, giải pháp này đã đạt được kết quả như mong đợi.
Bảo đảm được tần suất và số lượt chiếc máy bay xuất kích ngày càng gia tăng trong tác chiến hiện đại là mục tiêu then chốt của bất cứ tàu sân bay nào, kể cả Trung Quốc. Hàng không mẫu hạm USS Gerald R. Ford được chế tạo với đích trở thành tàu sân bay lớn nhất, mạnh nhất thế giới.
Tính đa dạng trong tác chiến của hàng không mẫu hạm sử dụng máy phóng điện từ có tính năng ưu việt chính là khả năng bảo đảm hoạt động bình thường cho tất cả các loại máy bay mà nó mang theo, với hiệu suất vượt trội so với máy phóng hơi nước thế hệ cũ.
Máy phóng sử dụng hệ thống động lực điện từ, dễ dàng kiểm soát chính xác lượng điện phát ra, có thể dễ dàng phóng luân phiên hoặc xem kẽ các loại máy bay không người lái và có người lái với trọng lượng cất cánh từ vài tấn đến vài chục tấn mà chỉ cần thay đổi một vài tham số điều khiển.
Được trang bị hệ thống máy phóng điện từ, tàu sân bay sẽ phóng máy bay ra khỏi sàn tàu một cách nhẹ nhàng và thu hồi máy bay hạ cánh an toàn hơn sử dụng máy phóng hơi nước và thiết bị hãm đà kiểu cũ. Ước tính hiệu suất hoạt động mỗi ngày của tàu sẽ cao hơn 25% so với các tàu sân bay với hệ thống máy phóng hơi nước.
Và nếu thực sự Trung Quốc đã phát triển thành công hệ thống máy phóng EMALS, sức mạnh tàu sân bay thế hệ mới của Trung Quốc có thể sánh ngang với USS Gerald Ford bởi ngoài máy phóng điện từ, hàng không mẫu hạm của Bắc Kinh còn được trang bị phiên bản mới của tiêm kích J-15 rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, để đặt được như những gì tuyên bố, có thể Trung Quốc phải cần nhiều thời gian hơn nữa.
Tuấn Vũ
Theo Datviet
Trung Quốc đáp trả về nghi vấn điều quân đến Venezuela Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 3-4 khẳng định không biết báo chí lấy thông tin nước này gửi binh sĩ tới Venezuela từ đâu. Theo đài RT, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng khẳng định với phóng viên tại một cuộc họp hôm 3-4: "Tôi không biết mọi người lấy thông tin này ở đâu...