Trung Quốc là thị trường lớn nhất của Porsche
Năm 2020, Porsche bán nhiều nhất ở Trung Quốc với gần 89.000 xe, châu Âu đứng thứ hai hơn 80.000 chiếc và Mỹ trên 57.000 xe.
Theo báo cáo của Financial Times , nhà sản xuất ô tô trụ sở tại Stuttgart cho biết sẽ không xây dựng nhà máy ở Trung Quốc, mặc dù cố gắng xuất xưởng đủ số lượng xe thể thao để đáp ứng nhu cầu tăng vọt từ châu Á vào cuối năm 2020.
Taycan, xe thể thao chạy điện. Ảnh: Porsche
Trung Quốc là thị trường lớn của Porsche, chiếm khoảng 40% lợi nhuận hàng năm của tập đoàn Volkswagen Group (VW Group). 10 năm trước, thương hiệu này chưa bán đến 100.000 chiếc trên toàn cầu. Năm 2020, thương hiệu xe thể thao Đức bán 272.162 chiếc. Trong đó, 88.968 chiếc đến tay Trung Quốc, xếp sau là thị trường châu Âu với 80.892 xe và Mỹ là 57.294 chiếc.
Video đang HOT
Porsche không sản xuất tất cả các mẫu xe của mình ở Đức. Đơn cử như Cayenne sản xuất từ các nhà máy đa thương hiệu VW Group tại Bratislava, Slovakia. Trong quá khứ, công ty hợp tác với Valmet Automotive để sản xuất Cayenne và Boxster ở Phần Lan.
CEO Oliver Blume đủ thực dụng để nhận ra rằng xây dựng một nhà máy Porsche ở Trung Quốc là cần thiết nếu là một thị phần quan trọng trong doanh thu của tập đoàn. “Trong 10 năm nữa, tôi không biết”, ông nói với Financial Times . “Việc xây dụng một nhà máy phụ thuộc rất nhiều vào khối lượng đơn hàng cũng như các quy định ở mỗi quốc gia”.
Để ra mắt chiếc sedan chạy điện Taycan, Porsche đầu tư 7,28 tỷ USD vào nhà máy Zuffenhausen để xây dựng dây chuyền lắp ráp chế tạo ôtô điện. Dây chuyền vận hành từ 2019, sau một năm đi vào hoạt động, hãng xe Đức đã rao 20.015 chiếc Taycan năm 2020.
Theo kế hoạch, Porsche sẽ sớm ra mắt Taycan Cross Turismo và một phiên bản chạy điện của Macan dự kiến triển khai vào cuối năm 2022.
Các hãng ô tô "rục rịch" triển khai trạm sạc xe điện tại Việt Nam
Porsche đã hoàn tất lắp đặt và chính thức đưa vào sử dụng hệ thống sạc điện cho ô tô đầu tiên tại Hà Nội, một phần trong nỗ lực dọn đường cho mẫu xe thể thao chạy điện Taycan.
Đây cũng là động thái mới nhất của các hãng ô tô trong việc thúc đẩy sự phổ biến của xe chạy điện thân thiện môi trường tại Việt Nam. Các trạm sạc không chỉ phục vụ xe thuần điện (EV) mà còn rất cần thiết cho các xe hybrid cắm-sạc (PHEV) vốn bắt đầu phổ biến tại Việt Nam.
Trạm sạc điện đầu tiên của Porsche tại Việt Nam đặt ở thành phố Hồ Chí Minh.
Điểm sạc tại Hà Nội của Porsche sử dụng hai thiết bị sạc loại dùng dòng điện xoay chiều 3 pha với công suất 22kW. Đây là thiết bị khác với trạm sạc nhanh (HPC) với công suất lớn mà Porsche đã lắp đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Trạm sạc HPC có công suất 175 kW, cho phép xe Taycan nạp điện từ mức 5% đến 80% pin chỉ trong 22,5 phút (thay vì cần tới 4 giờ như bộ sạc tại Hà Nội). Tuy nhiên, dù sử dụng lựa chọn nào, người dùng đều sẽ nạp điện nhanh hơn nhiều so với việc sử dụng nguồn điện tại gia (thông qua bộ sạc đi kèm của xe) - thường vào khoảng 12 tiếng với điện 220v hoặc 24 tiếng với điện 110v.
Ngoài hai điểm sạc nói trên, Porsche cũng cho biết về lâu dài sẽ lắp đặt các trạm sạc điện có công suất tối đa lên đến 350 kW nhằm đón đầu xu hướng ô tô điện hóa tại thị trường Việt Nam. Với lựa chọn này, xe Taycan có thể sạc đầy pin chỉ trong vòng 93 phút, hoặc thậm chí chỉ mất 4 phút để có đủ lượng điện cho phép đi được 100km - rất lý tưởng cho việc nạp nhanh giữa hành trình.
Tổng Giám đốc Porsche Việt Nam Andreas Klingler nhận định, Việt Nam với đặc thù là một nước có dân số trẻ, dễ tiếp nhận các sản phẩm công nghệ cao nên lĩnh vực di chuyển sử dụng điện năng thay cho các nhiên liệu hóa thạch truyền thống sẽ trở nên phổ biến trong tương lai.
Trạm sạc nhanh cho xe điện của Mitsubishi tại Đà Nẵng.
Ngoài Porsche, Mitsubishi cũng đã lắp ráp trạm sạc ô tô điện tại Đà Nẵng, một phần trong dự án thí điểm hợp tác với Bộ Công Thương Việt Nam. Trước đó, GM Việt Nam (hiện thuộc VinFast) cũng đã mang xe điện Bolt EV và giải pháp trạm sạc đến với người dùng Việt Nam trong khuôn khổ Triển lãm ô tô Việt Nam năm 2017.
Tuy nhiên, việc triển khai các trạm sạc trên diện rộng tại Việt Nam không đơn giản. Theo Tổng Giám đốc Audi Việt Nam Laurent Genet, với chi phí lắp đặt một cột sạc chuyên dụng có thể lên tới 80.000 USD, việc triển khai rộng rãi mạng lưới sạc nhanh là thách thức lớn về tài chính. Bên cạnh đó, việc đảm bảo được một chuẩn sạc đồng nhất cũng như nguồn cung cấp điện phù hợp cho các trạm cũng không dễ dàng. Do đó, một lộ trình thống nhất về việc triển khai hạ tầng sạc trên quy mô toàn quốc, với những quy chuẩn rõ ràng về kỹ thuật là rất cần thiết. Trong đó, các nhà sản xuất cần có sự hợp tác và chia sẻ. Hiện nay, Audi cũng đang cân nhắc việc triển khai các trạm sạc riêng tại Việt Nam.
Cũng theo các chuyên gia trong lĩnh vực ô tô, bên cạnh xây dựng hạ tầng kỹ thuật, việc chia sẻ kiến thức đặc thù về sử dụng xe điện cũng rất quan trọng. Tương tự như với xăng hay dầu diesel lâu nay, sử dụng năng lượng điện cũng cần tuân thủ theo các nguyên tắc nhất định, qua đó đảm bảo an toàn cho người dùng cũng như kéo dài tuổi thọ và tối ưu trải nghiệm đối với những chiếc xe.
Porsche chính thức ra mắt dòng xe thể thao thuần điện cao cấp Taycan tại Việt Nam Porsche Taycan - dòng xe thể thao thuần điện đầu tiên của Porsche đã chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam từ ngày 10.10. Xem lại sự kiện ra mắt dòng xe Taycan tại www.porschetaycan.vn Taycan - biểu tượng cho kỷ nguyên di động điện của Porsche Nổi bật với những công nghệ dẫn đầu trong ngành công nghiệp ô tô,...