Trung Quốc là một trong 10 quốc gia có lượng dự trữ vàng lớn nhất
Trung Quốc đang là một trong 10 quốc gia có ngân hàng trung ương tích trữ vàng lớn nhất thế giới.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đang là một trong số những ngân hàng liên tục thêm vàng vào tích trữ trong những năm gần đây, theo Hội đồng vàng thế giới.
Lượng vàng dự trữ chính thức tại Trung Quốc đang ở mức 1.843 tấn trong quý 2 năm 2018. (Ảnh: Reuters)
“Trung Quốc đang là một trong 10 quốc gia có ngân hàng trung ương tích trữ vàng lớn nhất thế giới. Ngân hàng này trong nhiều năm qua vẫn không ngừng bổ sung thêm lượng vàng lớn” – Matthew Mark, giám đốc về phân phối thị trường Mỹ tại hội đồng cho biết. Hội đồng Vàng thế giới là một tổ chức phát triển thị trường phi lợi nhuận có trụ sở tại New York với các công ty khai thác vàng trên khắp thế giới là thành viên.
Theo SCMP, lượng vàng dự trữ chính thức tại Trung Quốc đã tăng từ 1.054 tấn trong quý 1 năm 2015 lên 1.839 tấn trong quý 3 năm 2016, 1.843 tấn trong quý 2 năm 2018. Nhu cầu vàng trong người tiêu dùng Trung Quốc tăng 5% trong quý 2 năm 2017 lên 144,9 tấn. Nhu cầu của khách hàng Ấn Độ giảm 8% trong cùng giai đoạn xuống còn 147,9 tấn.
Thị trường vàng khối và vàng trang sức cũng được Trung Quốc và Iran phát triển, trong khi tìm cách “phòng vệ” trước căng thẳng địa chính trị với Mỹ, theo SCMP. “Trung Quốc là một trong những thị trường sôi động nhất cho vàng vì nhu cầu lớn và đa dạng. Khi thu nhập tăng, người dân mua nhiều đồ trang sức và công nghệ hơn, các sản phẩm công nghệ và ô tô bằng vàng hoặc nạm vàng ngày càng phổ biến ở thị trường này.” – Mark nói.
Tháng 9/2018, Tập đoàn vàng Shandong, một trong những nhà sản xuất vàng lớn nhất Trung Quốc, tham gia hội đồng vàng thế giới để tìm kiếm vai trò tích cực hơn và khả năng kết hợp tốt hơn đối với thị trường vàng toàn cầu.
(Nguồn: SCMP)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Người Trung Quốc đang nắm giữ vị trí trọng yếu tại các tổ chức quốc tế nào?
Sự việc cựu giám đốc Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) người Trung Quốc, Meng Hongwei bị bắt giữ, sau đó từ chức khiến những quan chức Trung Quốc nắm giữ vị trí trọng yếu tại các cơ quan quốc tế khác nhận được sự chú ý.
Video đang HOT
Theo SCMP, từ năm 1978 tới nay Trung Quốc không ngừng mở rộng quan hệ quốc tế và tham gia vào các tổ chức liên chính phủ nhằm tìm kiếm những bệ phóng phát triển. Những tổ chức như Ngân hàng thế giới, Tổ chức tiền tệ quốc tế và các cơ quan Liên Hợp Quốc ngày càng có sự xuất hiện của nhiều người Trung Quốc tại các vị trí trọng yếu.
Meng Hongwei, cựu giám đốc Interpol người Trung Quốc "mất tích" sau đó được công bố đang bị điều tra vì cáo buộc tham nhũng. (Ảnh: TIME)
Liu Zhenmin, Phó Tổng thư ký về kinh tế xã hội tại Liên Hợp Quốc (LHQ)
Liu Zhenmin (ở giữa) giữ chức Phó Tổng thư ký LHQ từ năm 2017. (Ảnh: UN TV)
Nhận chức vụ năm 2017, Liu Zhenmin thay thế Wu Hongbo - một nhà ngoại giao Trung Quốc khác giữ chức từ năm 2012. Theo trang web của LHQ, ông Liu chịu trách nhiệm cố vấn cho Tổng thư ký LHQ về các vấn đề kinh tế-xã hội và hướng dẫn ban thư ký LHQ hỗ trợ cho các công việc theo Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.
Sự nghiệp ngoại giao của ông Liu bắt đầu từ năm 1982 khi ông làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc phụ trách các vấn đề châu Á, biên giới và hàng hải. Ông từng liên quan đến nhiều cuộc đàm phán quốc tế đa phương, bao gồm đàm phán biến đổi khí hậu cho Nghị định thư Kyoto và Thỏa thuận Paris.
Zhang Tao, Phó Giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
Zhang Tao, Phó Giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ quốc tế IMF. (Ảnh: Scoopnest)
Cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc được bổ nhiệm vào IMF năm 2016. Ông tiếp nối người tiền nhiệm Zhumin, một quan chức Trung Quốc trước đó cũng từng là Phó Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc.
Trung Quốc nắm giữ 6,09% quyền bỏ phiếu của IMF - con số lớn thứ 3 sau Mỹ và Nhật Bản, theo thông tin từ website của IMF.
Yi Xiaozhun, Phó Tổng giám đốc Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
Yi Xiaozhun. (Ảnh: Twitter)
Từng là Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc, ông Yi hiện tại đang trong nhiệm kỳ thứ hai với vai trò Phó Tổng giám đốc WTO.
Ông là người Trung Quốc đầu tiên đảm nhận vị trí này. Trước đó ông từng là Đại sứ Trung Quốc tại WTO, người đàm phán chính trong quá trình Trung Quốc gia nhập tổ chức. Ông cũng tham gia vào các cuộc đàm phán thương mại khu vực và đa phương trong thời gian làm tại Bộ Thương mại Trung Quốc.
Liu Fang, Tổng thư ký Tổ chức hàng không dân sự quốc tế (ICAO)
Liu Fang, Tổng thư ký Tổ chức hàng không dân sự quốc tế ICAO. (Ảnh: OAC)
Từng là quan chức trong cơ quan hàng không Trung Quốc, bà Liu đang trong nhiệm kỳ thứ 2 tại ICAO, kể từ khi giữ chức năm 2015.
Bà Liu trước đó làm việc cho ICAO trong nhiều vai trò từ năm 2007, là người phụ nữ đầu tiên và người Trung Quốc đầu tiên giữ vị trí hiện tại trong lịch sử 70 năm của tổ chức quốc tế này.
Tổ chức được thành lập năm 1944 và phụ trách thiết lập tiêu chuẩn an toàn và quy tắc cho vận chuyển hàng không dân sự.
Zhao Houlin, Tổng thư ký Liên minh viễn thông quốc tế (ITU)
Ông Zhao Houlin.
Ông Zhao được bầu vào vị trí Tổng thư ký Liên minh viễn thông quốc tế năm 2014, trở thành người Trung Quốc đầu tiên giữ vị trí dẫn đầu cơ quan 150 năm tuổi của Liên Hợp Quốc về thúc đẩy công nghệ thông tin và liên lạc, hợp tác và tiêu chuẩn hóa.
Xue Hangqin, Phó Chủ tịch Tòa án Công lý quốc tế (ICJ)
Bà Xue được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Tòa án công lý quốc tế tháng 2/2018, trở thành người phụ nữ châu Á đầu tiên giữ vị trí này.
Bà cũng là thẩm phán nữ đầu tiên đến từ Trung Quốc trở thành thành viên ICJ năm 2010, thay thế vị trí của Shi Jiuyong, thẩm phán Trung Quốc kiêm cựu chủ tịch của tổ chức. ICJ có vai trò hòa giải các tranh chấp pháp lý giữa các nước và cho lời khuyên đối với những câu hỏi pháp lý được các cơ quan LHQ khác đề cập.
Từng là học giả ngành luật và cựu Đại sứ Trung Quốc tại Hà Lan, bà Xue có liên quan đến nhiều cuộc đàm phán pháp lý cấp cao, bao gồm vấn đề Anh - Hong Kong, Bồ Đào Nha - Macau, những thiệt hại sau khi Mỹ đánh bom đại sứ quán Trung Quốc tại Belgrade năm 1999, các vấn đề về Biển Đông.
(Nguồn: SCMP)
PHƯƠNG ANH
Những yêu cầu an ninh nghiêm ngặt buộc Ngoại trưởng Mỹ tuân thủ trước cuộc gặp ông Kim Jong-un Yêu cầu an ninh và bảo mật chặt chẽ từ Triều Tiên buộc Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo không được "vũ trang" theo nghĩa đen trong chuyến công du tới Bình Nhưỡng. Theo RT, vệ sỹ của ông Pompeo bị yêu cầu phải tháo bỏ vũ khí trong khi phiên dịch của ông không được cùng tham gia cuộc gặp với nhà lãnh...