Trung Quốc là “bạn” hay chỉ “lợi dụng” Nga lúc khó khăn để kiếm lợi?
Nhiều chuyên vgia Nga lo ngại rằng trong bối cảnh hiện nay, Trung Quốc sẽ tranh thủ ràng buộc áp đặt những điều kiện riêng và xoay chuyển tình hình hợp tác một cách thực dụng thiên về có lợi cho họ.
Hai nhà lãnh đạo Trung Quốc – Nga.
Biện pháp trừng phạt của phương Tây có thể đẩy nhanh sự phát triển quan hệ hợp tác giữa Nga và Trung Quốc. Đó là quan điểm của người đứng đầu về phía Nga trong Hội đồng Doanh nghiệp Nga-Trung, ông Gennady Timchenko, Tiếng nói nước Nga viết.
Tuy nhiên, nhiều chuyên vgia Nga lo ngại rằng trong bối cảnh hiện nay, Trung Quốc sẽ tranh thủ ràng buộc áp đặt những điều kiện riêng và xoay chuyển tình hình hợp tác một cách thực dụng thiên về có lợi cho họ.
Ông Gennady Timchenko nhận định rằng sự xích gần của Nga và Trung Quốc là do tác động của rất nhiều yếu tố thống nhất, còn các Chính phủ trợ giúp quá trình đó ở cấp độ thỏa thuận chính trị.
Theo lời ông, các hãng Trung Quốc sẵn sàng đầu tư vào phát triển tổ hợp khai thác mỏ nguyên liệu, năng lượng, cơ sở hạ tầng và nhiều hạng mục hơn nữa. Nhưng thực tế đầu tư của Trung Quốc ở nước ngoài cho thấy rằng người Trung Quốc quan tâm trước hết đến phát triển tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ các quốc gia khác. Và điều đó là tự nhiên bởi Trung Quốc thiếu thốn hơn cả là về nguyên liệu năng lượng.
Luận đề này thể hiện cả qua chương trình hợp tác giữa các khu vực Viễn Đông Nga và đông-bắc Trung Quốc những năm 2009-2018. Trong số các đề án chung thực hiện trên lãnh thổ Nga, có thăm dò khai thác mỏ quặng kim loại hỗn hợp ở khu vực đông-nam Ngoại Baikal, mỏ magiê ở Savinskoye…
Còn trên lãnh thổ Trung Quốc là đề án sản xuất máy và chế tạo thiết bị nâng cao chất lượng than, đề án chế biến nhôm thỏi v.v… Nói cách khác, phía Trung Quốc quan tâm đến phát triển khai thác tài nguyên thiên nhiên tại Liên bang Nga, còn ở địa bàn nước mình thì chú trọng phát triển chu trình sản xuất công nghiệp nội tại. Trung Quốc luôn luôn biết khéo léo thúc đẩy tuyến lợi ích của mình trong tất cả các đề án chung, như nhận xét của chuyên viên Liubov Novoselova từ Viện nghiên cứu Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga.
“Trung Quốc là đất nước duy nhất mà kinh phí của Ngân hàng Thế giới đã được rót vào không phải để phát triển cải cách như thường thấy, mà là cho phát triển những ngành sản xuất thực tế, chính là những gì đã được quan tâm ở Trung Quốc hồi những năm 90. Tức là, thậm chí cả trong các cuộc thương lượng với tổ chức tầm cỡ lớn nhất như Ngân hàng Thế giới, đã có khối kinh nghiệm phong phú qua đàm phán với các nước đang phát triển, thì Trung Quốc vẫn có thể bảo lưu lập trường của mình. Có lẽ nước này sẽ tiếp tục trong cùng một tinh thần như vậy”.
Nga hiện nay đang khó đàm phán với châu Âu về nhiều vấn đề. Nhưng nếu không hiệu quả, thì việc gì cứ phải đập đầu vào cánh cửa cố tình đóng chặt? Nên chăng quay lại và nhìn vào khả năng hiệp lực với đối tác Trung Quốc, như kêu gọi của ông Gennady Timchenko lãnh đạo về phía Nga trong Hội đồng Doanh nghiệp Nga-Trung.
Hiển nhiên là trong bối cảnh phương Tây thi hành các biện pháp trừng phạt, thì Moscow cần cố gắng tìm kiếm cơ sở phối hợp mới ở phương Đông. Trong đó, Nga dự định phát triển hợp tác không chỉ với Trung Quốc mà còn với cả những cầu thủ khác của khu vực. Đó là Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và các nước ASEAN.
Nguyện vọng của doanh nghiệp Nga tiến tới đa phương hóa các mối liên hệ công việc ở châu Á đã được chứng minh qua rất nhiều cuộc gặp và hội nghị trong tháng Chín ở Moscow. Chẳng hạn cách đây vài ngày đã tổ chức diễn đàn Nga-Nhật “Những điểm tiếp xúc: Kinh doanh và công nghệ”.
Theo NTD/Bizlive