Trung Quốc kỷ niệm 95 năm ngày quân đội với loạt màn trình diễn vũ khí tân tiến
Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) phấn đấu mục tiêu trở thành một quân đội hiện đại, đẳng cấp thế giới có thể đáp ứng nhu cầu an ninh và lợi ích phát triển của Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (thứ 4 từ phải sang) cùng các quan chức cấp cao tham gia tiệc chiêu đãi kỷ niệm ngày quân đội PLA tổ chức vào 31/7/2022. Ảnh: THX
Đây là phát biểu của Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tướng Ngụy Phượng Hoà tại tiệc chiêu đãi tổ chức ở Bắc Kinh ngày 31/7.
Được sự ủy thác của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và thay mặt Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Quốc vụ viện và Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Ngụy Phượng Hòa đã chuyển lời đánh giá cao của nhà lãnh đạo Trung Quốc tới các quân nhân thuộc PLA cũng như những người đã đóng góp cho sự phát triển của quân đội Trung Quốc.
Trong tương lai, PLA sẽ tự tăng cường sức mạnh thông qua cải cách và hiện đại hóa, trở thành một quân đội đẳng cấp thế giới có thể đáp ứng các yêu cầu của đất nước và vị thế toàn cầu của Trung Quốc.
Trong ngày 1/8, Tạp chí Qiushi – tạp chí hàng đầu của Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc – đã đăng lại bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong buổi lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập PLA vào năm 2017.
Trong bài phát biểu, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với quân đội, nhấn mạnh tầm quan trọng của cải cách và đổi mới quân đội, đồng thời kêu gọi các lực lượng vũ trang ghi nhớ nhiệm vụ thiêng liêng chiến đấu vì nhân dân.
Cũng nhân dịp kỷ niệm, PLA đã công bố những thành tựu mới nhất trong quá trình phát triển vũ khí và trang thiết bị hiện đại, trong đó có tên lửa siêu vượt âm, tàu tấn công đổ bộ, máy bay tiếp dầu trên không và tàu khu trục lớn.
Video đang HOT
Vũ khí được cho là tên lửa DF-17 xuất hiện trên bản tin ngày 31/7. Ảnh: CCTV
Cụ thể, ngày 31/7, đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đã công bố đoạn video có tiêu đề “Năng lực của quân đội Trung Quốc thể hiện trong 81 giây”. Đoạn video có sự xuất hiện của vũ khí trông giống tên lửa siêu vượt âm DF-17 được phóng từ đường cao tốc trên sa mạc. Tên lửa này được cho là không thể đánh chặn và mang tính di động cao.
Trong một bản tin riêng rẽ khác vào ngày 30/7, CCTV cũng phát sóng cảnh trực thăng Z-20 tham gia huấn luyện cùng tàu tấn công đổ bộ Type 075 trên biển. Đây cũng là lần đầu tiên xuất hiện bản tin xác nhận Z-20 bắt đầu tập trận cùng tàu Type 075.
Giới quan sát cho rằng sự kết hợp của hai phương tiện này là một chiến thuật quan trọng trong các nhiệm vụ đổ bộ. Trực thăng Z-20 có thể mang theo lực lượng tấn công từ trên công và hạ cánh tại những khu vực có địa hình mà tàu không thể tiếp cận. Tàu tấn công Type 075 có thể chở theo hàng chục trực thăng Z-20.
Phương tiện chiến đấu bộ binh bọc thép lội nước (IFV) dàn đội hình chiến đấu trong tập trận tác chiến trên biển ngày 30/6/2022. Ảnh: China Military
Tại cuộc họp báo ngày 31/7, Thượng tá Shen Jinke – người phát ngôn của Lực lượng Không quân PLA – thông báo máy bay tiếp nhiên liệu YU-20 đã bắt đầu tham gia huấn luyện sẵn sàng chiến đấu. Các chuyên gia cho rằng YU-20 có thể tăng cường khả năng hoạt động tầm xa của các máy bay chiến đấu.
Máy bay chiến đấu J-20 tham gia tập trận bay ngày 7/1/2022. Ảnh: eng.chinamil.com.cn
Hải quân PLA hiện có 6 tàu khu trục Type 055 Yan’an loại 10.000 tấn đang hoạt động. Được nhiều nhà phân tích đánh giá là tàu chiến trên mặt nước mạnh nhất thế giới, Type 055 không chỉ vượt trội các tàu khu trục của các nước khác về mọi mặt mà còn có thể phóng tên lửa chống hạm siêu vượt âm.
Tàu tiếp tế Type 901 Hulunhu hỗ trợ các tàu khu trục Type 055 Lhasa và Anshan tại một vùng biển không được tiết lộ vào năm 2022. Ảnh: Hải quân PLA
Bằng những hình ảnh về vũ khí và trang thiết bị quân sự mới nhất, PLA đang muốn truyền tải một thông điệp tới Mỹ rằng nếu họ kiên quyết có hành động khiêu khích, PLA sẽ thực hiện mọi biện pháp đối phó.
Đài Sputnik (Nga) ngày 27/7 đưa tin chuyến thăm Đài Loan/Trung Quốc của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi, nếu diễn ra, có thể dẫn đến nguy cơ không lường trước về một cuộc đụng độ quân sự giữa các lực lượng vũ trang Mỹ và Trung Quốc, với việc Bắc Kinh sẵn sàng áp đặt vùng cấm bay hoặc khu vực hạn chế hàng hải ở Eo biển Đài Loan để ngăn cản chuyến thăm.
Ngày 31/7, Văn phòng Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi ra tuyên bố xác nhận bà Pelosi sẽ dẫn đầu một phái đoàn gồm 6 nghị sĩ đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương, với các điểm dừng tại Singapore, Malaysia, Hàn Quốc và Nhật Bản. Tuyên bố không đề cập đến chuyến thăm sẽ có điểm dừng tại Đài Loan/Trung Quốc.
Tác động từ cuộc xung đột ở Ukraine đối với sự phát triển vũ khí của Mỹ
Xung đột ở Ukraine có thể thay đổi các loại vũ khí mà Lầu Năm Góc mong muốn.
Người đứng đầu tập đoàn quốc phòng lớn thứ hai của Mỹ mới đây cho biết cuộc xung đột ở Ukraine có thể làm thay đổi kế hoạch mua vũ khí trong tương lai của Lầu Năm Góc, khi các nhà lãnh đạo quân sự muốn bảo vệ tốt hơn các thiết bị lớn, đắt tiền.
"Những gì chúng tôi học được từ cuộc xung đột ở Ukraine là "một vũ khí phi đối xứng có thể tiêu diệt một hệ thống trị giá hàng tỷ USD", Giám đốc điều hành của tập đoàn Raytheon Technologies, Greg Hayes cho biết trong một cuộc phỏng vấn.
Tại Ukraine, cả lực lượng Ukraine và Nga đều đã sử dụng các máy bay không người lái thương mại đã được sửa đổi, tương đối rẻ để tấn công các mục tiêu quân sự. Trước đây, các vũ khí tự chế có gắn chất nổ như vậy đã được sử dụng bởi các chiến binh IS ở Iraq và Syria.
"Tôi nghĩ điều này sẽ khiến chúng ta phải suy nghĩ lại một số ưu tiên chi tiêu trong thập kỷ tới", ông Hayes nói, lưu ý rằng lực lượng Ukraine đã sử dụng tên lửa vác vai Stinger và Javelin rẻ hơn để tiêu diệt xe tăng, thiết giáp và máy bay chiến đấu đắt tiền hơn của Nga. Raytheon chế tạo Stingers, và chế tạo Javelin cùng với tập đoàn Lockheed Martin.
Tuy nhiên, theo ông Hayes, những thay đổi này khó diễn ra trong năm nay. Hiện Quốc hội Mỹ đang xem xét yêu cầu ngân sách tài khóa 2023 của Lầu Năm Góc, và bên trong Lầu Năm Góc, các quan chức đang xây dựng kế hoạch chi tiêu cho năm tài khóa 2024.
"Tôi không nghĩ chúng ta sẽ không thấy điều đó trong năm nay. Nhưng chắc chắn trong suy nghĩ của những người ở Bộ Quốc phòng Mỹ rằng nếu đối thủ có thể dễ dàng tiêu diệt một trong những tài sản quân sự quan trọng bằng tên lửa, thì chúng ta phải làm gì để bảo vệ? Hoặc sẽ cần những công nghệ nào khác? Hay cần những phương tiện ít bị ảnh hưởng bởi những cuộc tấn công bất đối xứng này?", ông Hayes nêu rõ.
Trong những năm gần đây, Lầu Năm Góc đã điều chỉnh chi tiêu dài hạn của mình nhằm đối phó với những tiến bộ vũ khí của Trung Quốc, sau hai thập kỷ chi hàng tỷ USD cho vũ khí để chiến đấu với quân nổi dậy ở Afghanistan và Iraq. Lầu Năm Góc đang phát triển máy bay ném bom tầm xa mới, vũ khí siêu thanh,...
Sau khi đắc cử vào năm 2020, các chuyên gia và nhà phân tích dự đoán chính quyền Biden sẽ cắt giảm hoặc giữ nguyên mức ngân sách quốc phòng sau nhiều năm tăng chi dưới thời chính quyền Trump. Nhưng cả hai đề xuất ngân sách của chính quyền Biden đều bao gồm việc tăng chi tiêu quốc phòng. Quốc hội Mỹ đã bổ sung thêm hàng chục tỷ USD cho yêu cầu năm 2022 và sẵn sàng làm điều tương tự một lần nữa trong năm nay khi xem xét lại yêu cầu năm 2023.
"Khi Tổng thống Biden đắc cử cách đây hai năm, tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều đã chuẩn bị cho việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng không thể tránh khỏi. Nhưng thực tế là, tất cả là vì các sự kiện địa chính trị", ông Hayes kết luận.
Tân Tổng thống Philippines muốn không quân lớn mạnh để bảo vệ chủ quyền Tân Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr tuyên bố sẽ hiện đại hóa không quân nước này để đối phó những tranh chấp chủ quyền, đặc biệt là tại Biển Đông. Tổng thống Ferdinand Marcos Jr ngày 1.7 đã đến thăm căn cứ không quân Clark ở đảo Luzon nhân buổi lễ kỷ niệm 75 năm ngày thành lập không quân, một ngày...