Trung Quốc kiểm soát 2/3 biển Đông?
Trung Quốc ngang nhiên yêu cầu các tàu cá nước ngoài phải xin phép trước khi đánh bắt hoặc thăm dò tại 2/3 diện tích biển Đông.
Trung Quốc tiếp tục có những động thái đe dọa khiến tình hình biển Đông thêm căng thẳng
Trong lúc tranh cãi về chủ quyền biển đảo tại biển Đông chưa có dấu hiệu lắng dịu thì Trung Quốc lại vừa đổ dầu vào lửa.
Thông qua chính quyền tỉnh Hải Nam, Bắc Kinh ra lệnh tàu cá nước ngoài phải “xin phép nhà chức trách” nếu muốn đánh bắt cá hoặc thăm dò tại “khu vực hành chính mới” do tỉnh này quản lý – bao trùm khoảng 2/3 diện tích biển Đông. Lệnh mới trên được công bố hồi tháng 11/2013 và có hiệu lực từ đầu năm nay nhưng đáng nói là không được công khai bên ngoài Trung Quốc.
Theo quy định ngang ngược này, bất kỳ tàu nào vi phạm sẽ phải ra khỏi khu vực, bị tịch thu phương tiện và đối mặt với số tiền phạt lên tới 82.600 USD. Trong một số trường hợp, tàu cá có thể bị tịch thu và thủy thủ đoàn bị truy tố theo luật pháp Trung Quốc.
Website tin tức The Washington Free Beacon (Mỹ) nhận định đòi hỏi trên có thể làm bùng nổ cuộc đối đầu mới tại biển Đông. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra tuyên bố pháp lý rõ ràng áp dụng cho vùng biển họ đang có tranh chấp với một số nước Đông Nam Á. Động thái này không chỉ tổn hại đến tự do hàng hải quốc tế mà còn cho thấy mưu đồ độc chiếm nguồn cá và những tài nguyên khác ở biển Đông của Bắc Kinh.
Giới phân tích cho rằng đây dường như là một nỗ lực mới của Trung Quốc để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền vô lý ở biển Đông. Ông John Tkaci, cựu quan chức ngoại giao Mỹ và là một chuyên gia về Trung Quốc, nhận định đây là diễn biến thật sự quan trọng nhưng không gây bất ngờ. Theo ông, quy định mới là bước tiếp theo của cái gọi “đường 9 đoạn” vốn bị cộng đồng quốc tế chỉ trích mạnh mẽ nhằm phục vụ ý đồ tăng cường kiểm soát biển Đông của Trung Quốc.
Quy định trên còn có thể là cách để buộc các nước Đông Nam Á, Mỹ, Nhật Bản chấp nhận sự lấn tới trên biển của Trung Quốc. Tuy nhiên, các quốc gia Đông Nam Á có thể chống lại bằng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. “Trung Quốc rõ ràng đang coi thường công ước” – ông Tkaci chỉ trích.
Bắc Kinh có thể tìm cách bao biện khi cho rằng quy định trên do chính quyền địa phương ban hành chứ không phải chính sách quốc gia. Vì thế, không có nhiều khả năng quy định sai trái này bị bãi bỏ. Thậm chí, Trung Quốc còn có thể áp đặt những hạn chế đánh bắt cá tương tự tại biển Hoa Đông, nơi căng thẳng về tranh cãi chủ quyền biển đảo giữa Bắc Kinh với Tokyo đang gia tăng.
Thông tin về quy định trên xuất hiện giữa lúc Trung Quốc vẫn đang gây phản ứng vì thiết lập vùng nhận diện phòng không ở biển Hoa Đông (ECSADIZ). Cộng đồng quốc tế lo ngại Bắc Kinh sẽ có bước đi tương tự tại biển Đông. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gần đây kêu gọi ECSADIZ không nên được thực thi, đồng thời cảnh báo Trung Quốc “kiềm chế những hành động đơn phương tương tự trong khu vực, nhất là ở biển Đông”.
Hơn 40 tàu tập trận hải quân ASEAN Đô đốc Agus Heryana, Tư lệnh vùng IV Hải quân Indonesia, cho biết sẽ có ít nhất 40 tàu quân sự của 10 nước ASEAN và 8 nước đối tác đối thoại của ASEAN – gồm Mỹ, Nga, Ấn Độ, Úc, New Zealand, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản – tham gia cuộc tập trận chung ASEAN 8 vào tháng 4 tới. Cuộc tập trận mang tên Komodo 2014 sẽ được tiến hành tại các vùng biển Batam, Natuna và Anambas thuộc Indonesia tiếp giáp với biển Đông. Với tư cách chủ nhà, Indonesia sẽ cử 5.000 binh sĩ và 12 tàu tham gia.
Theo Xahoi
Tướng VN nói về mưu đồ Trung Quốc lập vùng nhận dạng phòng không
Tướng Công an Việt Nam nói về mưu đồ của Trung Quốc trong việc lập vùng nhận dạng phòng không do nước này đơn phương tuyên bố.
Video đang HOT
Thiếu tướng Lê Văn Cương
Báo chí Trung Quốc hôm 29/11 nói về việc triển khai các chiến cơ J-11, Su-30 và máy bay cảnh báo sớm vào khu vực nhận dạng phòng không của mình.
Khu vực gây tranh cãi này được Trung Quốc đưa ra vào cuối tuần trước, bao phủ khu vực đang tranh chấp giữa họ với Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc trên biển Hoa Đông, theo tường thuật của hãng tin RT.
Trả lời phỏng vấn báo điện tử VTC News, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nói: "Mục đích trước mắt của hành động này chính là để thử phản ứng của Nhật Bản, Hàn Quốc và đặc biệt là của Mỹ, cũng là thử độ bền vững, hiệu lực của hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ ký năm 1960.
Tuy nhiên, trong những ngày vừa qua, có lẽ nhiều chính khách trên thế giới vẫn chưa thể biết Trung Quốc thực sự muốn gì ở đây, tất cả những gì họ có thể làm chỉ phán đoán".
- Thưa Thiếu tướng, ông có thể cho biết thêm về khái niệm "vùng nhận dạng phòng không"?
Không chỉ Trung Quốc, các nước khác trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và hầu hết các nước ven biển đều có những tuyên bố về vùng nhận dạng phòng không. Đó đã là một thông lệ quốc tế.
Mục đích của việc khoanh vùng nhận dạng phòng không là để đảm bảo an toàn vận chuyển hàng không, kể cả dân sự và lẫn hàng không quân sự, nội địa cũng như quốc tế.
Vùng nhận dạng phòng không chỉ được khoanh vùng trong phạm vi không phận quốc gia đó, điều này được quy định trong hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế.
Sẽ là hết sức bình thường và không có gì trở ngại khi các quốc gia xác lập vùng này trong không phận của mình và phù hợp luật pháp quốc tế.
- Việc Trung Quốc xác lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông đã làm dấy lên phản ứng dữ dội từ cộng đồng quốc tế, ông nhận định thế nào về điều này?
Việc Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không đã làm dấy lên sự phản ứng của cộng đồng quốc tế, bởi vùng phòng không này đã chồng lên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật Bản đang quản lý, như vậy là bao chiếm phần không phận của Nhật Bản.
Chiến đấu cơ Trung Quốc tập trận bắn đạn thật
Đồng thời, vùng này cũng bao chiếm một phần lãnh hải của Hàn Quốc có diện tích hơn 2000km2. Nhật Bản và Hàn Quốc phản đối là điều đương nhiên bởi hành động này trái với luật pháp quốc tế.
Trung Quốc đang "giết khỉ dọa gà", nếu việc kiểm soát Senkaku/Điếu Ngư thành công, thì vấn đề Biển Đông sẽ trở nên đơn giản.
Không chỉ Nhật Bản và Hàn Quốc - hai nước bị chồng lấn lãnh thổ, những nước không liên quan như Australia hay Đức cũng lên tiếng phản đối.
Phản ứng dữ dội nhất là Mỹ - đồng minh của Nhật Bản phản đối mạnh mẽ, Ngoại trường John Kerry kêu gọi Trung Quốc kiềm chế, không nên thay đổi hiện trạng hiện nay ở Đông Á. Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel nói rõ đây là hành động không chấp nhận được.
Mỹ tuyên bố hệ thống máy bay của mình, chủ yếu là máy bay quân sự sẽ không chấp hành yêu cầu của Trung Quốc.
Không chỉ dừng lại ở tuyên bố, ngày 26/11, 2 máy bay B-52 bay vào vùng không phận mà Trung Quốc mới xác lập mà không cần thông báo.
Tôi tin chắc không chỉ Australia, Mỹ, Đức... mà còn nhiều nước Mỹ Latinh, Nam Á hay Trung Á phần lớn đều không đồng tình, nhưng vì một số lý do ngoại giao và kinh tế không tuyên bố công khai.
- Thưa ông, ý đồ của Bắc Kinh trong việc đơn phương thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông là gì?
Trong những ngày vừa qua, có lẽ nhiều chính khách trên thế giới vẫn chưa thể biết Trung Quốc thực sự muốn gì ở đây, tất cả những gì họ có thể làm chỉ phán đoán.
Nếu xét về nội dung Đại hội 18, "bổ dọc" thời gian, "bổ ngang" không gian và xâu chuỗi những điều Trung Quốc đã làm, tôi cho rằng nên xét trên nhiều khía cạnh, việc Trung Quốc lập vùng nhận dạng phòng không có cả những mục đích trước mắt và mục đích lâu dài.
Mục đích trước mắt của hành động này chính là để thử phản ứng của Nhật Bản, Hàn Quốc và đặc biệt là của Mỹ, cũng là thử độ bền vững, hiệu lực của hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ ký năm 1960.
Thêm vào đó, hai năm nay, Tổng thống Mỹ Obama và cộng sự tuyên bố sẽ xoay trục, chuyển trọng tâm sang châu Á - Thái Bình Dương, mục đích đầu tiên chính là vấn đề đối ngoại, để thử phản ứng của cộng đồng quốc tế.
Về mục tiêu đối nội, thế hệ lãnh đạo thứ 5 của đất nước Trung Quốc muốn an dân và không muốn người dân Trung Quốc nói mình yếu trước sức mạnh của Mỹ.
Máy bay cảnh báo sớm Trung Quốc
Bắc Kinh phải tỏ thái độ cứng rắn nhằm kích động tính dân tộc tới một mức cần thiết để đạt được sự ủng hộ từ nhân dân.
Thêm vào đó, mối quan hệ giữa lãnh đạo thứ 5 và quân đội chưa thực sự tốt, thông qua việc này, lãnh đạo Trung Quốc muốn lấy lòng quân đội.
- Như ông nói, đó mới chỉ là những mục tiêu trước mắt, vậy mục tiêu chính và dài hạn là gì?
Có thể nói, đây là bước thử đầu tiên, nếu trôi chảy, đây sẽ là sự chuẩn bị cho một hành động quân sự có giới hạn. Tuy nhiên, sẽ không có chiến tranh tổng lực giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
Có nguồn tin nói Trung Quốc sẽ đưa cả tàu sân bay vào hoạt động ở vùng nhận dạng phòng không
Trung Quốc tuyên bố, sau khi nước này tạo vùng nhận dạng phòng không, máy bay nước ngoài vào đều phải khai báo. Thực chất đây là một cái cớ, một cái bẫy.
Trong Binh pháp Tôn Tử có kế "giết gà dọa khỉ", theo tôi, nói chính xác hiện tại Trung Quốc đang "giết khỉ dọa gà", nếu việc kiểm soát Senkaku/Điếu Ngư thành công, thì vấn đề Biển Đông sẽ trở nên đơn giản.
Máy bay Nhật Bản tiến vào sẽ tạo ra xung đột tại vùng phòng không này. Trung Quốc sẽ nhân chuyện này, sử dụng hàng chục, thậm chí hàng trăm tàu chiến để chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Trong một khoảng thời gian rất hẹp, một ngày thậm chí một vài tiếng, mọi chuyện sẽ kết thúc, khiến Mỹ cũng không kịp trở tay. Trung Quốc sẽ đặt quyền kiểm soát lên Senkaku/Điếu Ngư.
Việc chiếm đảo Senkaku/Điếu Ngư rút cuộc cũng chỉ là bước đầu tiên, phục vụ cho nhiều mục đích khác của Trung Quốc.
Trong Binh pháp Tôn Tử có kế "giết gà dọa khỉ", theo tôi, nói chính xác hiện tại Trung Quốc đang "giết khỉ dọa gà", nếu việc kiểm soát Senkaku/Điếu Ngư thành công, thì vấn đề Biển Đông sẽ trở nên đơn giản.
Còn nữa...
Trong bài phỏng vấn tiếp theo đăng vào sáng mai, Thiếu tướng Lê Văn Cương sẽ phân tích rõ hơn mưu đồ của Trung Quốc ở Biển Đông nếu thấy việc lập cái gọi là vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông êm xuôi.
Theo Hoàng Nhi - Đỗ Hường (VTC)
Trung Quốc báo động đỏ vì bão Haiyan Trung Quốc hôm nay đưa ra mức cảnh báo cao nhất khi siêu bão Haiyan tiến vào miền nam nước này và 7 thủy thủ trên một tàu chở hàng được thông báo mất tích. Siêu bão Haiyan quật đổ nhiều cây cổ thụ sau khi đổ bộ vào tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Ảnh:Xinhua Theo AFP, Cục khí tượng Trung Quốc hôm...