Trung Quốc kiểm duyệt Internet Hong Kong
Trung Quốc nhanh chóng chuyển sang kiểm duyệt Internet và truy cập dữ liệu người dùng ở Hong Kong bằng luật an ninh mới được ban hành.
Kế hoạch kiểm duyệt Internet xuất hiện trong tài liệu dài 116 trang được chính quyền Hong Kong công bố đêm qua. Tài liệu cũng tiết lộ quyền hạn mở rộng cho cảnh sát. Cảnh sát được trao quyền kiểm duyệt và xóa thông tin trực tuyến nếu có “căn cứ hợp lý” để nghi ngờ dữ liệu vi phạm luật an ninh.
Các công ty Internet và nhà cung cấp dịch vụ có thể được yêu cầu xóa thông tin và tịch thu thiết bị. Những người không tuân thủ có thể bị phạt tù một năm. Các công ty cũng dự kiến cung cấp hồ sơ nhận dạng và hỗ trợ giải mã.
Tài liệu cũng tiết lộ cảnh sát có thể tiến hành khám xét, lục soát mà không cần trát của tòa nếu họ cho rằng mối đe dọa an ninh là “cấp bách”. “Luật mới thật đáng sợ vì trao cho cảnh sát những quyền lực vốn được ngành tư pháp bảo vệ”, luật sư Anson Wong Yu-yat cho hay.
Ngay sau khi tài liệu được công bố, ứng dụng chia sẻ video TikTok thuộc công ty ByteDance có trụ sở tại Trung Quốc, cho biết họ sẽ dừng hoạt động ở Hong Kong. “Trước những sự kiện gần đây, chúng tôi đã quyết định dừng hoạt động của ứng dụng TikTok tại Hong Kong”, đại diện của TikTok cho hay.
Động thái của TikTok diễn ra khi các công ty công nghệ lớn của Mỹ gồm Facebook, Google và Twitter, phản đối việc kiểm duyệt và trì hoãn thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin người dùng theo luật an ninh mới của chính quyền và cảnh sát Hong Kong.
Video đang HOT
Người Hong Kong biểu tình phản đối luật an ninh hồi tháng 6. Ảnh: AFP.
Facebook và ứng dụng nhắn tin phổ biến WhatsApp tuyên bố sẽ tiếp tục từ chối yêu cầu cho đến khi họ thực hiện đánh giá luật và tham vấn các chuyên gia nhân quyền. “Chúng tôi tin rằng tự do ngôn luận là quyền cơ bản của con người và chúng tôi ủng hộ quyền thể hiện bản thân của mọi người mà không phải lo sợ cho sự an toàn của họ hoặc những hậu quả khác”, người phát ngôn của Facebook cho biết.
Twitter và Google cũng khẳng định trước mắt họ sẽ không tuân thủ yêu cầu cung cấp thông tin của chính quyền Hong Kong.
“Như nhiều tổ chức lợi ích cộng đồng, các lãnh đạo xã hội dân sự và các đồng nghiệp trong ngành, chúng tôi có những lo ngại nghiêm trọng về quá trình diễn biến và toàn bộ ý định của luật này”, Twitter cho hay.
Luật an ninh Hong Kong được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ký thông qua chiều 30/6 sau khi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc thông qua tại kỳ họp lần thứ 20. Chính quyền Hong Kong cũng thông qua và công bố chi tiết các điều khoản của luật mới sau đó vài giờ.
Luật này hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh. Người Hong Kong vi phạm luật có thể bị kết án chung thân, quyền tố tụng và xét xử các “trường hợp nghiêm trọng” thuộc về chính quyền trung ương.
Chính phủ Trung Quốc và chính quyền Hong Kong khẳng định luật chỉ nhắm đến một nhóm đối tượng nhỏ và quyền lợi, tự do của người Hong Kong cũng như lợi ích các nhà đầu tư nước ngoài vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên, Mỹ cũng nhiều nước châu Âu chỉ trích luật này, gọi đây là sự hủy hoại tự chủ, tự do của Hong Kong và làm suy yếu nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”.
Tổng thống Trump ký sắc lệnh kiểm soát nhằm vào công ty mạng xã hội
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 28/5 ký sắc lệnh nhắm vào các công ty mạng xã hội, sau khi ông đe dọa đóng các nền tảng mạng xã hội.
Tổng thống Trump cho rằng, các nền tảng mạng xã hội "không được quyền kiểm soát, hạn chế ... bất kỳ hình thức giao tiếp nào giữa các công dân".
"Chúng tôi không thể để điều đó xảy ra. Đặc biệt là khi họ bắt đầu làm những việc không đúng đắn", ông Trump nhấn mạnh.
Tổng thống Trump cho rằng, sắc lệnh này nhằm "duy trì quyền tự do ngôn luận và quyền của người dân Mỹ". Tuy nhiên, trước khi có hiệu lực, luật này được dự báo sẽ vấp phải sự phản đối chính trị mạnh mẽ và ông Trump thừa nhận nó có thể bị thách thức tại tòa án.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Reuters)
Theo đó, sắc lệnh này yêu cầu các cơ quan xây dựng quy tắc quản lý mạng xã hội một cách độc lập, trong đó Ủy ban Truyền thông Liên bang và Ủy ban Thương mại Liên bang nghiên cứu, xem xét để đưa ra các quy định mới đối với các công ty truyền thông xã hội.
Những người phản đối cho rằng mục đích của ông Trump là chế ngự các nền tảng truyền thông xã hội, họ ủng hộ các nỗ lực của các mạng xã hội nhằm kiểm soát, giảm việc đăng tải các thông tin sai lệch.
Hôm 26/5, mạng xã hội Twitter lần đầu tiên cảnh báo người dùng kiểm tra lại tính xác thực trong tin đăng của Tổng thống Donald Trump về bỏ phiếu qua thư.
Ông Trump sau đó đăng tải trên mạng xã hội Twitter lời đe dọa đóng cửa các nền tảng mạng xã hội, với cáo buộc các mạng xã hội đang tìm cách ngăn cản tiếng nói của những người theo đường lối bảo thủ.
Nhà lãnh đạo Mỹ cũng chỉ trích Twitter đã "dập tắt hoàn toàn quyền tự do ngôn luận" và ông sẽ không để điều này xảy ra. Ông còn cáo buộc Twitter đang can thiệp bầu cử tổng thốn Mỹ.
Trước đó, Tổng thống Mỹ từng nhiều lần cáo buộc các nền tảng mạng xã hội cố tình ngăn chặn những quan điểm bảo thủ. Tháng 7/2019, Trump chỉ trích Facebook, Google và Twitter "quá thiên vị" và "bịt miệng" những người ủng hộ ông.
Các nghị sĩ Cộng hòa và Dân chủ, cùng với Bộ Tư pháp Mỹ đang cân nhắc sửa đổi luật miễn trừ trách nhiệm pháp lý cho các trang mạng xã hội về nội dung người dùng đăng tải. Thay đổi như vậy có thể khiến các công ty công nghệ đối mặt nhiều vụ kiện hơn.
Cô gái gọi cảnh sát khi gặp người đàn ông gốc Phi ở công viên Mỹ Người phụ nữ Mỹ da trắng hôm 26/5 đã bị sa thải do có hành vi được cho là phân biệt chủng tộc với một người đàn ông gốc Phi, xoay quanh việc xích chó khi đi dạo trong công viên. Cô gái xin lỗi vì gọi cảnh sát khi gặp đàn ông gốc Phi ở công viên Mỹ Người phụ nữ Mỹ...