Trung Quốc khuyên Mỹ nghĩ kỹ trước khi quyết định rút khỏi Hiệp ước INF
Trung Quốc không để bị đe dọa dưới bất kỳ hình thức nào và kêu gọi Mỹ cân nhắc kỹ trước khi đưa ra bất kỳ quyết định liên quan đến rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).
Trung Quốc lên tiếng về Hiệp ước INF. Ảnh: Sputnik.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết hôm 23.10: “Chúng tôi đã chú ý đến tuyên bố có liên quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump và cố vấn John Bolton về Trung Quốc xung quanh Hiệp ước INF…”.
Bà Hoa Xuân Oánh nhấn mạnh: “Trung Quốc hoàn toàn tôn trọng bản chất phòng thủ của chính sách quốc phòng quốc gia và bảo vệ các lợi ích của chính quyền. Trung Quốc sẽ không để bị bất kỳ quốc gia nào hăm dọa”.
Theo Sputnik, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lưu ý rằng, Bắc Kinh khuyến nghị Washington không nên “đi ngược dòng” và nên suy nghĩ 2 lần trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào về vấn đề này.
Video đang HOT
Hôm 22.10, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng, Trung Quốc nên tham gia Hiệp ước INF.
Cuối tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố muốn nước này rút khỏi Hiệp ước INF, với cáo buộc Nga vi phạm thỏa thuận.
Hiệp ước INF do lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev và Tổng thống Mỹ Ronald Reagan ký năm 1987. Theo hiệp ước này, các bên nhất trí hủy tất cả các tên lửa hành trình hoặc tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất ở tầm bắn trong phạm vi từ 500 đến 5.500 km.
Nga và Mỹ đã nhiều lần cáo buộc lẫn nhau vi phạm hiệp ước.
THANH HÀ
Theo LĐO
Nga tung cảnh báo trực diện khiến Mỹ phải dè chừng ý định rút khỏi Hiệp ước INF
Phát ngôn viên Điện Kremlin hôm 22.10 cho biết, Nga sẽ đáp trả bằng cách phát triển các tên lửa mới để "khôi phục lại sự cân bằng" trong năng lực quân sự nếu Mỹ rút khỏi hiệp ước về tên lửa được ký từ thời Chiến tranh Lạnh.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: AP.
Ngày 19.10, Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ từ bỏ Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), trong đó cáo buộc Nga vi phạm thỏa thuận. Hiệp ước INF cấm các tên lửa tầm trung phóng từ đất.
"Điều này có nghĩa là Mỹ không che giấu mà bắt đầu công khai phát triển các hệ thống này trong tương lai. Và nếu các hệ thống này đang được phát triển, thì cần có hành động từ các quốc gia khác, trong trường hợp này là Nga, để khôi phục lại sự cân bằng trong lĩnh vực này" - Reuters dẫn lời phát ngôn viên Dmitry Peskov.
Người phát ngôn Điện Kremlin nhấn mạnh: "Đây là một câu hỏi về an ninh chiến lược. Các biện pháp như vậy có thể đặt thế giới vào vòng nguy hiểm hơn".
Việc "khai tử" hiệp ước do Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev ký năm 1987 làm tăng thêm nguy cơ về sự leo thang chạy đua vũ trang trong bối cảnh quân đội Nga đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trong khu vực, theo Politico.
Mátxcơva đã phủ nhận các cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước đồng thời tố Mỹ làm suy yếu thỏa thuận này. Ông Dmitry Peskov cho hay, Mátxcơva trông đợi lời giải thích cụ thể từ Washington về quyết định rút khỏi Hiệp ước INF.
Ông John Bolton - cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Donald Trump đang có chuyến công tác tại Nga và có lịch gặp các quan chức cấp cao tại Mátxcơva trong ngày 22.10 và gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin trong hôm nay (23.10).
HẢI ANH
Theo Laodong
Hệ lụy nguy hiểm từ "hội chứng rút lui" khỏi các hiệp ước quốc tế của Tổng thống Trump Việc tuyên bố sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân trọng yếu ký từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh của Tổng thống Donald Trump đang gây bất ổn cho an ninh toàn cầu, dù mục tiêu của ông là đàm phán một thỏa thuận "tốt hơn" với các bên khác như Trung Quốc. Các chuyên gia cảnh báo về "hội chứng rút lui"...